Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước tăng mạnh trong tháng 5/2020
Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2020. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ 2019.
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trở lại trạng thái bình thường sau Covid-19
Theo công bố từ Tổng cục Thống kê, các dự án, công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang được tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 trên cả nước đã được kiểm soát tốt.
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 5/2020 ước tính đạt 31,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn Trung ương 5,3 nghìn tỷ đồng, tăng 59,4%; vốn địa phương 25,8 nghìn tỷ đồng, tăng 11,5%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước đạt 116,3 nghìn tỷ đồng, bằng 24,9% kế hoạch năm và tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/5/2020 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 1.212 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 7,4 tỷ USD, giảm 11,1% về số dự án và tăng 15,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 436 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 3,5 tỷ USD, tăng 31,4%; có 3.528 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn gần 3 tỷ USD, giảm 60,9%. Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 715 lượt góp vốn làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 1,2 tỷ USD và 2.813 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 1,8 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 5 tháng đầu năm ước tính đạt 6,7 tỷ USD, giảm 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4.93 tỷ USD, chiếm 73,6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 721,3 triệu USD, chiếm 10,8%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 599,9 triệu USD, chiếm 9%.
Trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm, Xin-ga-po là nhà đầu tư lớn nhất với 4.318,5 triệu USD, chiếm 58% tổng vốn đăng ký cấp mới; Đài Loan 743,2 triệu USD, chiếm 10%; Trung Quốc 694,9 triệu USD, chiếm 9,3%…
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm có 60 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đầu tư của phía Việt Nam là 161,9 triệu USD; có 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm đạt 18,8 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 5 tháng đạt 180,7 triệu USD, bằng 98,7% cùng kỳ năm trước.
Giảm vốn điều lệ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
Vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được điều chỉnh từ 1.018,793 tỷ đồng xuống còn 978,7 tỷ đồng.
Một trạm thu phí trên tuyến đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai. (Ảnh: Vietnam )
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh vừa ký Quyết định số 235/QĐ-UBQLV điều chỉnh mức vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).
Vốn điều lệ của Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ được điều chỉnh từ 1.018,793 tỷ đồng theo Quyết định số 1666/QĐ-BGTVT ngày 6/6/2016 về việc phê duyệt vốn điều lệ VEC của Bộ Giao thông Vận tải xuống còn 978,7 tỷ đồng.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp giao Hội đồng thanh viên VEC chỉ đạo thực hiện các trình tự, thủ tục điều chỉnh vốn điều lệ và hoàn trả về ngân sách số tiền đã cấp cho VEC nhưng không đủ thủ tục bổ sung vốn điều lệ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (tiền thân của VEC) được thành lập năm 2004 với số vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng, gồm 50 tỷ đồng do ngân sách nhà nước cấp và nguồn bán quyền thu phí tại 2 trạm thu phí trên Quốc lộ 1 là Cầu Giẽ và Phù Đổng.
Vào tháng 6/2010, Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định chuyển đổi Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam thành Công ty mẹ - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam với số vốn điều lệ 1.018,7 tỷ đồng.
Tính đến đầu tháng 1/2017, ngân sách Nhà nước đã thực cấp vốn điều lệ cho VEC là 1.000,187 tỷ đồng nhưng Bộ Tài chính mới chỉ thực hiện ghi thu, ghi chi cấp vốn số tiền là 978,7 tỷ đồng. Điều này dẫn tới việc vốn điều lệ VEC bị thiếu 21,476 tỷ đồng so với đăng ký.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam hiện đang quản lý 5 tuyến cao tốc là Cầu Giẽ-Ninh Bình, Nội Bài-Lào Cai, Đà Nẵng-Quảng Ngãi, Bến Lức-Long Thành và Thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; trong đó, cao tốc Bến Lức-Long Thành đang trong quá trình thi công./.
Chuyển cao tốc Bắc-Nam sang đầu tư công, tiến độ sẽ nhanh hơn? Việc sử dụng 100% vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 8 dự án cao tốc Bắc-Nam sẽ thuận lợi hơn về tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn được đảm bảo. Theo Bộ GTVT, khi dự án 8 dự án cao tốc Bắc-Nam được chuyển sang đầu tư công sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu...