Vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng giảm 20%
Tác động của Covid-19 khiến vốn đầu tư nước ngoài 10 tháng tiếp tục giảm so với cùng kỳ, song mức độ giảm đã thu hẹp so với giai đoạn đại dịch phức tạp.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 tháng tính đến 20/10, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 23,48 tỷ USD, giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với 3,42 tỷ USD, chiếm gần 15%. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 9,2%. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan.
Nếu xét theo số lượng dự án mới thì Hàn Quốc đứng đầu với 528 dự án, theo sau là Trung Quốc (294 dự án), Nhật Bản (226 dự án), Hong Kong (164 dự án).
Xét về địa phương thu hút đầu tư, Bạc Liêu đứng đầu với Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có quy mô đăng ký 4 tỷ USD, TP HCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký đạt 3,4 tỷ USD, Hà Nội đứng thứ ba với 3,13 tỷ USD, tiếp theo là Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng.
Video đang HOT
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, do tác động của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ảnh hưởng, vốn đầu tư nước ngoài trong 10 tháng vẫn tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, có nhu cầu đầu tư vào Việt Nam nhưng do ảnh hưởng của đại dịch khiến việc đi lại, cũng như các quyết định đầu tư và mở rộng dự án bị ảnh hưởng. Dù vậy, mức độ giảm đã thu hẹp trong những tháng gần đây.
“Xét trong bối cảnh đầu tư toàn cầu suy giảm rất mạnh do ảnh hưởng của đại dịch, kết quả này tốt hơn nhiều quốc gia khác”, báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài viết.
Lũy kế đến ngày 20/10 , cả nước có 32.777 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 380 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 227,68 tỷ USD, bằng 60% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
Trong 138 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực, Hàn Quốc đứng đầu với tổng vốn đăng ký gần 70,4 tỷ USD, Nhật Bản đứng thứ hai với gần 60 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan và Hong Kong.
Việt Nam thu hút 19,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài
Tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến ngày 20/8/2020 (bao gồm: vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài) đạt 19,5 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến ngày 20/8 có 1.797 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 9,7 tỷ USD. Ảnh: Q.H
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/8 có 1.797 dự án được cấp phép mới, với số vốn đăng ký đạt 9,7 tỷ USD, giảm 25,3% về số dự án và tăng 6,6% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 718 lượt dự án (đã được cấp phép từ các năm trước) đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với số vốn tăng thêm đạt 4,9 tỷ USD, tăng 22,2%; có 4.804 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn đạt 4,9 tỷ USD, giảm 48,2%.
Trong tổng số lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.137 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, với giá trị vốn góp là 1,8 tỷ USD và 3.667 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị hơn 3,1 tỷ USD.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 11,4 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 8,1 tỷ USD, chiếm 71,1% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,7 tỷ USD, chiếm 14,9%; sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 0,8 tỷ USD, chiếm 7%.
Trong 8 tháng năm 2020, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 4,5 tỷ USD, chiếm 46,1% tổng số vốn đăng ký cấp mới; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 41,5%; các ngành còn lại đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 12,4%.
Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt gần 8 tỷ USD, chiếm 54,7% tổng số vốn; ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 3,9 tỷ USD, chiếm 26,6%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,6 tỷ USD, chiếm 11,3%; các ngành còn lại đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 7,4%.
Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 1,3 tỷ USD, chiếm 26,9% tổng vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 24,9%; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 0,7 tỷ USD, chiếm 14,8%; các ngành còn lại đạt 1,7 tỷ USD, chiếm 33,4%.
Trong số 70 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 8 tháng, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 4,6 tỷ USD, chiếm 47,2% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc 1.039,5 triệu USD, chiếm 10,7%; Trung Quốc 1.025,7 triệu USD, chiếm 10,5%./.
Hiệp định RCEP tác động thế nào đến kinh tế? Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ký kết ngày 15/11, sau 8 năm đàm phán là hiệp định thương mại tự do (FTA) có nhiều tác động đến kinh tế Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam vào các nước tham gia RCEP sẽ thuận lợi hơn nhưng cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt hơn về chất lượng....