Vốn “chảy” vào sản xuất
Cuộc hội thảo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp” nhận định, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay chưa được cải thiện nhiều, độ ổn định chưa cao. Đa số có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực công nghệ yếu, chất lượng nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu. Tuy vậy, tín hiệu phục hồi đã xuất hiện, nếu lạm phát từ nay đến cuối năm vẫn trong tầm kiểm soát, lãi suất có thể giảm thêm sẽ là động lực lớn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển sản xuất.
Đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Công Thương cho biết, thành phố hiện có khoảng 90.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn có quy mô vốn nhỏ, khả năng tiếp cận vốn yếu, trang thiết bị công nghệ lạc hậu, năng lực quản lý hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trước tình hình này, UBND TP Hà Nội đã đề ra nhiều giải pháp, nhiều doanh nghiệp được hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm. Một số doanh nghiệp đã tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho Nhật Bản. Nguyên nhân yếu kém sức cạnh tranh của doanh nghiệp được một số chuyên gia chỉ rõ là do chất lượng, khả năng cạnh tranh về mặt quản lý, tài chính của doanh nghiệp còn non kém, năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao.
Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, trong 8 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 5,4%, song số ngừng hoạt động, phải giải thể tăng tới 9,16%. Tại Hà Nội, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, còn số doanh nghiệp dừng hoạt động lại tăng 2,61%. Theo đánh giá chung, sức cầu yếu trong nước vẫn là một trong những khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt. Trong tình thế này, việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh khó có thể đẩy mạnh. Điều này phản ánh qua tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm ở mức 5,41%, tốc độ có giảm so với hai tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm 2012, mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với 1,4% của 8 tháng đầu năm ngoái.
Đang có những tín hiệu hỗ trợ tín dụng tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm như biện pháp khuyến khích mở rộng của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang bước vào mùa cao điểm. Quan trọng hơn là, vốn từ các ngân hàng đã được khơi thông và đang “chảy” vào sản xuất. Doanh nghiệp cũng đã đi vay ngân hàng do lãi suất giảm mạnh.
Video đang HOT
Đan Thanh
Theo ANTD
Quảng Bình: Nghiêm cấm tàu thuyền tự ý ra khơi
Trước diễn biến phức tạp của bão số 10 có nguy cơ đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, sáng nay (29/9), Ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp khẩn để triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
Trước đó, vào chiều ngày 28/9, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công điện chỉ đạo tất cả các địa phương, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các thành phố, huyện thị, sở, ban, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với bão.
Trong phiên họp bất thường sáng nay, ông Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban chỉ huy Phòng chống lụt, bão tỉnh yêu cầu các địa phương nhanh chóng kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động đánh bắt ngoài khơi vào bờ neo đậu an toàn, hướng dẫn người dân chằng chéo lại tàu, thuyền để tránh va đập, che chắn lại nhà cửa, tổ chức thu hoạch hoa màu, thủy, hải sản...để tránh những thiệt hại do bão gây ra; Kiểm tra an toàn hồ đập, công trình đang thi công để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả cắt lũ. Những hồ yếu cần có biện pháp cụ thể để kiểm soát, xử lý.
Ngư dân Quảng Bình nhanh chóng chằng chéo, neo đậu tàu thuyền tránh bão số 10
Đối với những tuyến đường có nguy cơ xảy ra sạt lở cần được theo dõi để khắc phục, đảm bảo thông tuyến; Các ngầm, cầu tràn hay xảy ra ngập lụt phải cắt cử người canh gác, không để người và phương tiện đi qua vào những lúc bị ngập sâu để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.
Ông Tuân cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng hoàn thành việc sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, xung yếu, đặc biệt là vùng ven biển và phía Tây có địa hình dốc, nguy hiểm, có nhiều khả năng lũ tràn, lở đất; Các sở Công thương, Y tế cần có phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men đầy đủ. Các đơn vị vũ trang: Quân đội, Công an, Bộ đội biên phòng phải trực 24/24 để sẵn sàng ứng phó khi có bão xảy ra.
Ngay sau cuộc họp khẩn, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã phân công 3 đoàn công tác xuống trực tiếp các địa phương để kiểm tra, hướng dẫn người dân sẵn sàng ứng phó với bão số 10.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Phụng, Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết: Toàn tỉnh Quảng Bình hiện có tất cả 3.745 tàu, thuyền tham gia đánh bắt trên biển cũng đã vào nơi neo đậu an toàn. Đến 6h sáng nay, theo báo cáo vẫn còn 20 tàu, thuyền đánh bắt gần bờ đang hoạt động trên biển, chủ phương tiện đã nắm bắt được thông tin và đang tiến vào bờ neo đậu. Đến 12h trưa nay, hầu hết các thuyền đã vào bờ an toàn. Theo chỉ đạo của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão, chậm nhất đến 17h chiều nay, tất cả các thuyền đang hoạt động trên biển khẩn trương tìm nơi neo đậu, nghiêm cấm các tàu thuyền tự ý ra khơi.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của bão số 10, từ trưa mai (30/9), Quảng Bình có gió mạnh dần lên cấp 7 - 8 , sau tăng lên cấp 10 - 12, giật cấp 13, cấp 14. Rạng sáng hôm nay, Quảng Bình bắt đầu xuất hiện mưa rất to.
Đăng Đức
Theo Dantri
Di dời, giải tỏa các cây xăng không đủ điều kiện an toàn: Bao giờ và đi đâu? Gây"nóng" dư luận những ngày gần đây là bản danh sách những cây xăng trong nội đô sẽ phải di dời, giải tỏa do không đủ điều kiện an toàn; và thời hạn triển khai là trung tuần tháng 9 này. Tuy nhiên qua thực tế tìm hiểu của PV Báo ANTĐ, có thể thấy, việc "đi" của nhiều cây xăng không hề...