“Vòi vĩnh” tiền tiểu thương, một Trưởng Ban quản lý chợ bị cách chức
Ông Tạ Thanh Vũ- Chủ tịch UBND thị trấn Đầm Dơi (huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau) cho biết, địa phương vừa có quyết định cách chức đối với một Trưởng Ban quản lý chợ do ông này vi phạm công tác quản lý và báo cáo không trung thực với thực tế.
Trưởng Ban quản lý chợ nói trên là ông Lưu Thanh Lam- Trưởng Ban quản lý chợ thị trấn Đầm Dơi. Theo thông tin từ cơ quan chức năng, ông Lam đã vi phạm công tác quản lý, dám đặt điều kiện bắt các tiểu thương đóng tiền rồi mới bố trí ki-ốt cho các tiểu thương buôn bán.
Sự việc bắt đầu từ khi thị trấn Đầm Dơi có chủ trương sắp xếp lại 80 hộ dân có ki-ốt buôn bán dọc theo bờ kè thị trấn Đầm Dơi. Theo phương án bố trí lại chợ thì chỉ còn 72 ki-ốt.
Lợi dụng sự cạnh tranh nơi buôn bán, ông Lam nói với các tiểu thương rằng, nếu ai không đóng tiền thì sẽ không được bố trí k-ốt, còn nếu ai đóng tiền sớm sẽ được bố trí cho nhiều ki-ốt buôn bán.
Để lấy lòng tin của các tiểu thương, ông Lam khoe rằng, ông có “tay trong” ở thị trấn và công việc này là ăn chia chứ không phải ông “ăn” một mình. Với cách làm này, ông Lam đã “thâu tóm” khá bộn tiền của các tiểu thương tại chợ.
Video đang HOT
Một góc chợ thị trấn Đầm Dơi.
Vụ việc bị bại lộ khi ông Lam nhận của một tiểu thương 10 triệu đồng để bố trí 3 ki-ốt. Tuy nhiên, ông Lam chỉ bố trí có 2 ki-ốt nên tiểu thương này bức xúc và gửi đơn khiếu nại đến UBND thị trấn Đầm Dơi.
Theo lời của tiểu thương trên cho biết, sau khi gửi đơn yêu cầu lên cấp trên, ông Lam có đến tận nhà để xin trả lại số tiền đã nhận nhưng tiểu thương này không đồng ý.
Tuấn Thanh
Theo Dantri
Bộ Y tế mở "đường dây nóng" phản ánh tiêu cực
Bộ Y tế đã thiết lập "đường dây nóng" trực 24/24 giờ theo số điện thoại 0973.306.306 tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân khi thấy y, bác sĩ có biểu hiện vòi vĩnh, tiêu cực, nhận phong bì...
Trước những sự cố liên tiếp xảy ra trong ngành y thời gian qua, Bộ Y tế đã thiết lập "đường dây nóng" trực 24/24 giờ theo số điện thoại 0973.306.306 tiếp nhận các thông tin phản ánh của người dân về chính sách khám chữa bệnh.
Đường dây nóng này cũng tiếp nhận và xử lý các ý kiến đã phản ánh qua "đường dây nóng" cấp Sở Y tế nhưng không được tiếp nhận, giải quyết.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng yêu cầu các bệnh viện tái thiết lập "đường dây nóng" kèm số điện thoại của giám đốc đơn vị ghi nhận phản ánh của người dân đối với đội ngũ y, bác sĩ.
Theo đó, người dân có các bức xúc về tinh thần thái độ phục vụ chưa tốt, ứng xử chưa phù hợp; chậm xử trí các tình huống khẩn cấp; không hướng dẫn hoặc cung cấp đầy đủ thông tin cho người bệnh; có biểu hiện vòi vĩnh, tiêu cực; có bằng chứng về nhận phong bì, bồi dưỡng trong quá trình người bệnh đang nằm viện; thủ tục khám chữa bệnh; chất lượng dịch vụ ăn, mặc, ở của cơ sở khám chữa bệnh... có thể phản ánh trực tiếp tới các số điện thoại "đường dây nóng".
Nhân viên y tế quát mắng bệnh nhân sẽ được phản ánh tới đường dây nóng. Ảnh minh họa
Bộ Y tế cũng yêu cầu các số điện thoại này phải được dán tại nơi người bệnh dễ thấy như nơi đón tiếp, phòng khám, khoa khám bệnh, buồng bệnh, khoa điều trị.
Bệnh viện phải có quy định, phân công người thường trực 24/24 giờ.
Người tiếp nhận có trách nhiệm giải thích rõ, xử lý ngay những vấn đề có thể, chuyển tới các cá nhân, bộ phận liên quan. Cá nhân và bộ phận liên quan khi nhận được thông tin có trách nhiệm xử lý ngay, hoặc phải trực tiếp đến tận nơi kiểm tra và xử lý.
Với những trường hợp có sai phạm phải có biện pháp xử lý: Phê bình, nhắc nhở trước giao ban, trừ thu nhập tăng thêm, thuyên chuyển vị trí công tác khác...
Theo N.Dung
Gần 900 hộ dân có nguy cơ bị "thủy thần" cuốn trôi Sáng 21/10, Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, đơn vị vừa có chuyến khảo sát tại các địa điểm có nguy cơ sạt lở cao ở 6 huyện và thành phố trong tỉnh. Qua đó cho thấy, có đến 54 điểm có nguy cơ sạt lở, với chiều dài hơn 88.000m. Nhiều điểm chợ và khu dân cư ở ven...