Vòi vĩnh tiền, hai cán bộ kiểm lâm lãnh án tù
Chiều 22-8, TAND tỉnh Nghệ An đã xử sơ thẩm vụ ba cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu, Nghệ An có hành vi phạm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Theo đó, TAND tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Nguyễn Trọng Lễ và Hồ Xuân Tục (nguyên hạt trưởng và nguyên cán bộ pháp chế, Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu, Nghệ An) mỗi bị cáo 15 tháng tù treo và 30 tháng thử thách; Nguyễn Hữu Dương (nguyên hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu) 18 tháng cải tạo không giam giữ cùng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ.
Bị cáo Nguyễn Trọng Lễ.
Như đã đưa tin, ngày 4-9, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An chuyển đơn của bà Nguyễn Thị Thắm (trú xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh, Lâm Đồng) tố giác tội phạm liên quan đến cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Diễn Châu sang Công an tỉnh Nghệ An để điều tra. Ngoài đơn của bà Thắm còn có hình ảnh và đĩa CD liên quan đến sự việc tố cáo.
Theo cáo trạng, ngày 21 và 22-5-2015, trong khi thi hành công vụ kiểm tra và lập hồ sơ xử phạt hành chính đối với lô hàng bì quả mây rừng (trọng lượng 500 kg) trị giá 33,5 triệu đồng của bà Thắm, ông Tục, ông Lễ và ông Dương đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ được giao.
Cụ thể, khi bắt được lô hàng ba cán bộ này đã không tiến hành xác minh làm rõ để có căn cứ xử lý mà cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc, ra quyết định xử phạt hành chính không đúng đối tượng (quyết định xử phạt Nguyễn Văn Quân – người vận chuyển thuê lô hàng, với tư cách chủ hàng: 15 triệu đồng), xử lý tang vật tịch thu không đúng quy định; trả lại cho bà Thắm số quả mây còn lại trong lô hàng nhưng không lập hồ sơ xử lý.
Video đang HOT
Bị cáo Hồ Xuân Tục và Nguyễn Hữu Dương.
Trong quá trình xử lý lô hàng trên, các ông Tục, Lễ, Dương nhận và chia nhau hưởng lợi số tiền 20 triệu đồng của bà Thắm là không đúng quy định của pháp luật.
Trong số 20 triệu đồng “või vĩnh” trên, ông Tục được chia 2 triệu đồng, ông Lễ được chia 3 triệu đồng, ông Dương được chia 3 triệu đồng. Số còn lại “bồi dưỡng” cho các cán bộ khác.
Trong quá trình điều tra, các bị can trên và những cán bộ liên quan đã tự nguyện trả lại đủ 20 triệu đồng. Xét thấy việc xử lý vật chứng không liên quan đến giải quyết vụ án ngày 28-12-2015, Công an tỉnh Nghệ An đã quyết định trả lại cho bà Thắm 20 triệu đồng nêu trên.
Đối với với lô hàng bà Thắm bị tịch thu được xác định là hàng trái pháp luật nên không được bồi thường.
Đ.LAM
Theo PLO
Đi chúc tết hóa thành cướp giật: Hoãn xử theo yêu cầu của bị hại
Chứng cứ kết tội chỉ là lời khai của người bị hại và lời khai của các nhận chứng là chồng và con của bà. Hùng bị bắt quả tang nhưng không có vật chứng, dây chuyền vẫn trên cổ bị hại. Dây chuyền không được đem giám định và đã được trả lại cho bị hại ngay sau đó. Còn Hùng thì kêu oan từ khi bị bắt đến nay.
Chiều 29-7, TAND quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã đưa vụ án Nguyễn Chí Hùng bị truy tố tội cướp giật tài sản ra xét xử sơ thẩm lần hai. Tòa đã quyết định hoãn xử do phía người bị hại có đơn xin hoãn. Chiều 22-8, tòa sẽ mở lại phiên xử.
Chiều 31-1-2014 (mùng 1 tết), trước nhà 208C Phan Văn Trị (phường 12, quận Bình Thạnh), bà Hồ Thị Thu Hằng cùng gia đình gửi xe tại công an phường rồi đi bộ đến nhà cha bà chúc tết.
Theo cáo trạng thì bà cùng chồng đang đi trên vỉa hè, bất ngờ Hùng từ phía sau vượt lên bên phải bà, dùng tay trái thò vào cổ để giật dây chuyền thì bị con bà nắm đuôi xe kéo lại. Theo phản xạ, bà nghiêng người dùng tay phải chụp vào dây chuyền để giữ lại. Dây chuyền không bị đứt, không bị giãn. Hùng bị kéo ngã xe, đánh lại con bà rồi định bỏ chạy nhưng bị bắt giữ. Hai nhân chứng là chồng và con của bà làm chứng sự việc như bà trình bày.
Chứng cứ buộc tội là lời khai của người bị hại, lời khai của các nhân chứng là chồng và con của bị hại và vết xước trên cổ của bà. Theo người bị hại thì vết xước là do Hùng gây nên.
Nguyễn Chí Hùng (phải) đang nhận quyết định hoãn xử tại toà sơ thẩm TAND quận Bình Thạnh vào chiều nay 29-7.
Hùng bị bắt quả tang nhưng không có vật chứng, dây chuyền vẫn trên cổ bị hại. Dây chuyền không được đem giám định và đã được trả lại cho bị hại ngay sau đó.
Còn Hùng thì kêu oan từ khi bị bắt đến nay. "Tôi đi chúc tết nhưng quẹo nhầm hẻm nên chạy ra. Khi quẹo ra thì chạy trên lề vì lề thông thoáng, còn lòng đường thì đang lổm chổm đá dăm. Do vừa đi vừa nhìn số nhà, nên lúc vượt qua người phụ nữ đang đi bộ trên lề có va quẹt. Tôi định chạy đi luôn thì bị tri hô và kéo ngã xe. Tôi đánh trả lại, sau đó thì có thêm người đến hỗ trợ bắt giữ tôi. Tôi mới nói: "Kêu công an lại đi chứ đánh tôi hoài"".
Hai luật sư bào chữa cho Hùng là Nguyễn Tấn Thi và Trần Cao Đại Kỳ Quân.
Tháng 9-2014, TAND quận Bình Thạnh xử sơ thẩm lần đầu, đã kết án Hùng bốn năm sáu tháng tù về tội cướp giật tài sản. Bản án này đã bị cấp phúc thẩm hủy để điều tra lại theo thủ tục chung vì chưa đủ cơ sở kết tội.
Theo tòa, cần để làm rõ hành vi phạm tội, cần vẽ lại sơ đồ hiện trường để xác định chiều rộng của vỉa hè, khoảng cách giữa nạn nhân và nhà dân, khoảng cách từ đầu hẻm nơi Hùng quẹo ra đến vị trí mà nạn nhân khai là bị cướp giật. Cần thực nghiệm điều tra để xem hành vi mà Hùng bị cáo buộc có phù hợp thực tế hay không.
Làm rõ vì sao trước đây lời khai của cả gia đình nạn nhân về vị trí của từng người khi đi trên vỉa hè (trước, sau, trái, phải) không thống nhất. Trong khi Hùng khai rằng công an phường không hề đưa đi chỉ điểm nhà bạn nhưng trong hồ sơ lại có biên bản không xác định được địa điểm...
Do kết quả điều tra lại chưa đáp ứng được yêu cầu của cấp phúc thẩm nên khi thụ lý giải quyết sơ thẩm lần hai, TAND quân Bình Thạnh đã nhiều lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Tuy nhiên, VKS không thực hiện việc đối chất do các nhân chứng và bị hại từ chối đối chất, nhận dạng...
Theo PLO
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ 'đi đòi nợ thành... cướp' HĐXX nhận thấy căn cứ kết tội không chắc, nhiều tình tiết chưa được làm rõ nên đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Sáng 11-7, TAND tỉnh Nghệ An tiếp tục xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Xuân Linh, Phạm Thành, Trương Văn Dũng, Nguyễn Mây Hồng, Lê Văn Thỏa, Nguyễn Nam Ninh (trú Nghệ An và Hà Tĩnh)...