Với Solskjaer, sự đơn giản là quan trọng nhất
Vào thời của mình, Ole Gunnar Solskjaer thành công trong một M.U… như thế nào?
Không hề có một bộ ba tiền đạo gieo rắc sợ hãi trong mọi pha tấn công, mọi hướng tấn công, mọi khởi điểm tấn công, như Liverpool của Juergen Klopp. Không hề có cách chơi liền mạch theo màu sắc triết lý như Man City của Pep Guardiola. Thậm chí, cũng không có các siêu sao hàng đầu thế giới, như Real Madrid hoặc Barcelona.
Suốt hơn chục năm khoác áo M.U, Solskjaer chỉ có một lần chứng kiến đồng đội của mình tiến được gần đến hy vọng tranh Quả bóng vàng châu Âu: David Beckham về nhì năm 1999, thời điểm mà M.U có “cú ăn ba” lịch sử. Về nhì thì Thierry Henry của Arsenal hoặc Frank Lampard của Chelsea cũng có. Michael Owen của Liverpool thậm chí còn về nhất hồi năm 2001.
Nhưng, rất rõ ràng, M.U thời Solskjaer chơi bóng là “vô đối” trên sân cỏ Anh. Họ còn vô địch Champions League. Và đừng phí công phân tích triết lý, quan điểm chuyên môn hoặc bài bản chiến thuật đặc sắc nào của HLV Alex Ferguson trong thời kỳ ấy. Chiến thuật ư? Ferguson trước tiên là một nhà quản lý đại tài, hơn là một chiến thuật gia xuất sắc. Người ta từng kể chuyện ông cho M.U nghỉ tập, đơn giản vì hôm ấy trợ lý phải nghỉ đột xuất và Ferguson không biết phải tổ chức một buổi tập như thế nào!
Video đang HOT
M.U ngày xưa chơi bóng một cách đơn giản và hiệu quả đến mức tối đa có thể. Họ không thắc mắc vì sao cứ ra sân là chỉ mặc nhiên đứng theo sơ đồ 4-4-2. David Beckham đá tiền vệ cánh, nhưng người ta thậm chí đã chê tiền vệ này… không biết lừa bóng. Anh chỉ cần mỗi quả tạt “nhất nghệ tinh”. Cứ mỗi trận, Beckham có 4-5 lần tạt được quả bóng chính xác đến đồng đội đứng trong khu 16m50, thế là đủ. Thời M.U “ăn ba”, hãng thống kê Opta còn chưa ra đời. Bây giờ, người ta sẽ tính rằng Beckham “kiến tạo” 4-5 quả mỗi trận, đủ để dẫn đầu ở bất kỳ giải VĐQG quan trọng nào.
Chẳng phải bóng đá thời ấy đơn giản. Chẳng bao giờ thứ bóng đá đậm đặc tư duy chiến thuật của Calcio là đơn giản (mà Calcio vẫn là trung tâm số 1 của bóng đá thế giới trong thập niên 1990). Nhưng khi M.U vô địch Champions League 1999, họ thắng các đại diện Calcio là Juventus và Inter ở giai đoạn knock-out. Ở vòng bảng, M.U gặp Bayern và Barcelona, không thua trận nào. Gặp lại Bayern trong trận chung kết, chính Ole Gunnar Solskjaer (và Teddy Sheringham) ghi bàn trong những phút bù giờ, giúp M.U vô địch. Đối thủ là những đội bóng được huấn luyện bởi Louis van Gaal, Ottmar Hitzfeld, Carlo Ancelotti, Mircea Lucescu – toàn những tượng đài trong nghệ thuật cầm quân. Toàn những bộ óc vĩ đại về triết lý, chiến thuật.
Bây giờ, giữa bao áp lực nặng nề, điều tối thiểu mà Ole Gunnar Solskjaer đương nhiên phải luôn nhớ rõ: ông chỉ có thể thành công bằng sự đơn giản, như cả sự nghiệp bóng đá của ông vốn đã luôn là thế. Solskjaer đâu thể so đọ về chiến thuật với những nhà cầm quân đã thật sự khẳng định tài nghệ, đã có cơ man kinh nghiệm như Mauricio Pochettino hoặc Unai Emery. Ông càng không thể đi theo con đường triết lý như Juergen Klopp hoặc Pep Guardiola. Trên thực tế, Solskjaer quả cũng đã chọn con đường đơn giản hóa mọi vấn đề. Bây giờ, ông càng phải bình tĩnh bám chặt vào con đường này.
Dĩ nhiên, Solskjaer có thể thất bại. Nhưng may ra, ông còn có thể dẫn dắt M.U thành công bằng sự đơn giản. Solskjaer mà lại hốt hoảng thay đổi cách chơi, chiến thuật, thì đấy mới là hạ sách. Vai trò nào cho Paul Pogba? Marcus Rashford hoặc Jesse Lingard phải vận hành ra sao? Đấy thuần túy là vấn đề của các bình luận viên, vốn chẳng liên quan gì đến sự thành bại của M.U nói chung, cũng như chính Solskjaer nói riêng. Đơn giản… bằng cách nào, thì đấy là việc của Solskjaer. Ông đã sống bằng sự đơn giản trong suốt cuộc đời bóng đá rồi còn gì!
Theo Bongdaplus.vn
Owen đã đúng, Solskjaer hãy thôi 'mơ mộng' về Rashford!
Cựu tiền đạo Quỷ đỏ đã đưa ra những bình luận rất thẳng thắn về phong cách chơi của hậu bối.
"Cậu ta toàn diện hơn tôi, có những cú chạm tuyệt vời và vài kỹ năng tôi không bao giờ có được. Nhưng cậu ấy không có được bản năng của một sát thủ. Những cầu thủ như Robbie Fowler, Harry Kane hay Sergio Agurero, họ bị ám ảnh bởi những bàn thắng, nhưng tôi nghĩ Marcus Rashford thì không", Michael Owen chia sẻ về chân sút 21 tuổi.
Đã từ lâu, các CĐV M.U không nhìn thấy một trung phong đích thực nào tỏa sáng tại "Nhà hát của những giấc mơ". Đây là tín hiệu đáng báo động, bởi ai cũng thấy những Ruud Van Nistelrooy, Louis Saha từng chơi hay thế nào. Hay gần nhất là trường hợp của Robin Van Persie, một người đã để lại rất nhiều sự nuối tiếc vì... gia nhập Manchester United quá muộn.
Romelu Lukaku đã rời đi và trách nhiệm được đặt hoàn toàn lên đôi vai của Marcus Rashford. Anh cũng dũng cảm lựa chọn chiếc áo số 10 huyền thoại mà Wayne Rooney để lại. Một kỷ nguyên mới được mở ra, kỷ nguyên của những người trẻ tuổi. Tuy nhiên sau những gì tuyển thủ Anh để hiện, HLV Ole Gunnar Solskjaer có lẽ nên ngừng mơ mộng.
Số 10 của M.U từng được kì vọng sẽ tiếp bước Wayne Rooney.
Kể cả khi vụt sáng dưới triều đại của Louis Van Gaal, tiền đạo sinh năm 1997 cũng cho thấy mình không phải là một trung phong điển hình. Sở hữu tốc độ đáng gờm cùng nền tảng kỹ thuật ấn tượng, thế nhưng ngôi sao trưởng thành từ lò Carrington lại tự làm khó mình. Thay vì phát triển theo hướng đi riêng, anh lại muốn mình thành một Cristiano Ronaldo thứ hai.
"Mục tiêu của tôi không bao giờ là trở thành số 9 thực thụ cả. Tôi đang nói về khả năng thích nghi, chơi ở nhiều vị trí khác nhau và trở thành một tiền đạo tối thượng. Tôi nghĩ rằng mình có thể ghi bàn từ mọi vị trí và đó là thứ nên được chia sẻ giữa các cầu thủ tấn công", cầu thủ 21 tuổi chia sẻ ngay sau trận giao hữu với Kristiansund.
CR7 cũng có xuất phát điểm là chạy cánh, sau đó được chui rèn trở thành một cỗ máy ghi bàn đích thực. Thế nhưng, Marcus Rashford lại đang thích làm những điều khó khăn hơn. Giống như trang M.E.N từng nhận định, "Solsa" đang có trong tay một cầu thủ có thể ghi những bàn thắng tuyệt vời, chứ không phải một cây săn bàn tuyệt vời.
Rashford thường chơi bóng theo... cảm hứng.
4 trận đấu, 2 bàn thắng và 1 trong số đó là tình huống đá penalty. Số 10 của Quỷ đỏ không thích hoạt động trong vòng 16m50 để đón những đường chuyền từ đồng đội. Thay vào đó, anh thường xuyên lựa chọn phương án đột phá ở biên hay dứt điểm từ xa. Điều này vô tình làm khó HLV Ole Gunnar Solskjaer bởi ông chẳng còn sự lựa chọn nào.
Mỗi khi nửa đỏ thành Manchester bế tắc, các cầu thủ không biết phải chuyền cho ai. Thậm chí, chiến lược gia người Na Uy đã "nổi điên" sau trận gặp Southampton vì khả năng tận dụng cơ hội của các học trò. Điều nhà cầm quân 46 tuổi cần là một tiền đạo lạnh lùng, quyết đoán trong từng pha xử lý chứ không phải sự phức tạp.
Marcus Rashford không phải người "Solsa" cần. Ông có thể lựa chọn phương án kiên định với những gì mình đang gầy dựng tại sân Old Trafford. Tuy nhiên nếu M.U vẫn duy trì phong độ thế này, việc mang về thêm một trung phong ở TTCN mùa Đông chỉ là vấn đề sớm muộn.
Theo TTVN
"Man Utd mùa này không cạnh tranh top 2, thế nhưng..." Những phát biểu sẽ khiến các cổ động viên của đội chủ sân Old Trafford cảm thấy đồng tình. Mùa hè năm nay, Manchester United đã mang về những bản hợp đồng rất chất lượng. Có thể thấy, HLV Ole Gunnar Solskjaer thực sự hạnh phúc vì cả 3 tân binh là Aaron Wan-Bissaka, Daniel James và Harry Maguire đều thi đấu rất...