Với Pixel Feature Drops, Google quyết chứng minh phần mềm quan trọng hơn phần cứng
Chiến lược tung ra những bản cập nhật đầy thú vị cho dòng sản phẩm Pixel là một cách hoàn hảo để Google trình diễn một tính năng mà không một chiếc điện thoại Android nào khác có được. Đó chính là: những bản cập nhật cực nhanh với tần suất liên tục.
Có nhiều lý do để chọn mua một chiếc điện thoại Pixel, dù rằng không nhiều người mặn mà với dòng sản phẩm này. Với phần lớn mọi người, họ quyết định chi tiền cho Pixel, bên cạnh camera tuyệt vời, còn bởi chúng luôn nhận được những bản cập nhật nhanh chóng với tần suất cao.
Android luôn có một vấn đề không thể giải quyết được liên quan đến cập nhật. Mỗi năm, tại hội nghị nhà phát triển thường niên của Google, một phiên bản mới lại xuất hiện cùng hàng loạt những tính năng thú vị – một tập hợp của những bản cập nhật hệ thống, những cải tiến ở cấp độ cơ bản, và một vài tính năng then chốt, nổi bật, khiến chúng ta ngay lập tức muốn nhận được cập nhật khi bài thuyết trình của Google vừa chấm dứt.
Dù thời gian trung bình các nhà sản xuất cần để chuẩn bị các bản cập nhật nền tảng ngày một ngắn lại, nhưng chẳng ai muốn chờ đợi. Mã nguồn cập nhật phải đi từ Google sang các nhà sản xuất linh kiện, sau đó mới sang các nhà sản xuất điện thoại – tốn thời gian là điều không thể tránh khỏi.
Video đang HOT
Một số công ty như OnePlus khá nhanh tay khi tung ra các phiên bản cập nhật dưới hình thức beta chỉ vài tuần sau Google, thậm chí Samsung cũng không còn chậm trễ như trước. Nếu sở hữu một chiếc điện thoại cao cấp, việc phải chờ đợi suốt một năm dài để có phiên bản cập nhật mới nay đã là việc của quá khứ. Nhưng trên Pixel, mọi thứ thậm chí còn nhanh hơn: có thể trong thời gian tới, khi các bản cập nhật đang được giới thiệu trên sân khấu, nó cũng đã bắt đầu được tải xuống điện thoại của bạn rồi!
Với kế hoạch mà Google gọi là Feature Drop, bạn sẽ không phải chờ đợi cả năm nữa. Các tính năng mới sẽ được đóng gói cùng với bản vá Android Security Bulletin hàng tháng (dù rằng các gói này sẽ đến tay người dùng mỗi quý một lần), và nếu bạn sở hữu một chiếc Pixel bởi muốn có những bản cập nhanh và liên tục, xin chúc mừng, vì bạn đã tìm thấy “thiên đường Android”.
Gói cập nhật Feature Drop đầu tiên sẽ mang một số tính năng mới của Pixel 4, như Live Caption và Flip to Silence, lên các điện thoại Android cũ cùng với một loạt các tính năng mới thực sự như chỉnh sửa ảnh sau khi chụp, camera Duo có khả năng theo dõi khuôn mặt bạn, và diễn dịch cuộc gọi thời gian thực Robocall. Tất cả chúng được tích hợp vào các bản vá bảo mật thường xuyên mà Pixel 4 luôn nhận được trước tiên.
Một số tính năng trong số đó sẽ xuất hiện cùng các bản cập nhật ứng dụng mới, nhưng vẫn đòi hỏi mã nguồn mới phải được cập nhật trước trên điện thoại. Những thay đổi mã nguồn này thường chỉ được cập nhật cùng với hệ điều hành Android – và các nhà sản xuất điện thoại cần rất nhiều thời gian để tung ra các bản cập nhật hệ điều hành. Đúng là các nhà phát triển nhỏ lẻ bên thứ ba sẽ nhanh chóng tìm ra cách để “ sao chép” lại hoặc mang chúng lên các điện thoại khác, nhưng nếu bạn sở hữu một chiếc Pixel, mọi thứ sẽ chẳng rắc rối như vậy.
Đó chính là lý do tại sao hầu hết mọi người chọn mua Pixel, và cũng là lý do tại sao Feature Drop là một trong những ý tưởng xuất sắc nhất từng đến với Google trong suốt một thời gian dài.
Theo VN Review
Trung Quốc cấm dùng phần mềm, phần cứng nước ngoài tại cơ quan chính phủ
Theo đó, các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch để loại bỏ tất cả các thiết bị phần mềm và phần cứng có nguồn gốc nước ngoài tại trụ sở của mình.
Các quan chức Bắc Kinh yêu cầu việc thay thế phải được thực hiện trong vòng 3 năm tới. Quyết định trên được áp dụng với văn phòng chính phủ và trụ sở các cơ quan công quyền. Thay thế cho các sản phẩm này sẽ là thiết bị của các nhà sản xuất nội địa.
Theo Financial Times, chính sách này được biết tới với tên gọi 3-5-2, tương ứng với tỷ lệ triển khai của chiến dịch. Mục tiêu của Trung Quốc là thay thế 30% các sản phẩm này vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% còn lại vào năm 2022.
Nhiều người nghi ngờ lệnh cấm là đòn trả đũa của Trung Quốc đối với các công ty Mỹ.
Theo CNET, một phần nguyên do của quyết định nói trên đến từ ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trước đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) từng đưa ra lệnh cấm sử dụng ngân quỹ 8,5 tỷ USD hằng năm của họ để mua các thiết bị có nguồn gốc từ Huawei và ZTE.
FCC cáo buộc thiết bị của ZTE và Huawei đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Do đó, Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ kêu gọi các nhà mạng nước này loại bỏ và thay thế các thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc.
Không chỉ FCC, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã đưa Huawei vào danh sách đen do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng thiết bị của công ty này vào mục đích do thám.
Theo viet nam net
Sử dụng máy tính đã lâu nhưng bạn có biết BIOS và UEFI là gì chưa? Sau nhiều năm sử dụng máy tính, bạn hẳn đã nghe nói về BIOS một hoặc vài lần đúng không nào. Để hiểu rõ hơn về BIOS và UEFI là gì thì các bạn cùng mình tìm hiểu qua bài viết này nhé. Trước khi tìm hiểu về BIOS và UEFI, thì chúng ta cần biết thành phần cơ bản có bên trong...