Với Mỹ, chiến tranh hạt nhân không phải mối nguy duy nhất từ Triều Tiên
Đối mặt với áp lực từ Mỹ và phía Tây nhằm phá hoại chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên ngày càng tăng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển “vũ khí” lợi hại này để đối phó.
Ngoài chương trình tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân, nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng đã đầu tư rất nhiều cho một “thứ vũ khí” lợi hại không kém
Triều Tiên đã phóng thử 15 tên lửa trong 22 vụ thử nghiệm năm 2017. Ngoài ra, nước này còn vừa tiến hành một vụ thử hạt nhân bằng việc kích nổ một quả bom nhiệt hạch nặng 140 kiloton và mạnh gấp 10 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống Hiroshia trong thế chiến 2.
Những động thái của Bình Nhưỡng đã khiến Tổng thống Donald Trump “nổi đóa”. Trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc mới đây, ông chủ Nhà Trắng đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ chưa từng có rằng: Mỹ sẽ hủy diệt Triều Tiên hoàn toàn nếu bị đe dọa.
Và theo CNN, đối với Mỹ, vũ khí hạt nhân không phải là mối đe dọa duy nhất đến từ Triều Tiên. Một nguy cơ lớn khác đến từ khả năng tấn công mạng ngày càng tinh vi của nước này.
Cũng như chương trình tên lửa, vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã đầu tư rất nhiều vào các hoạt động mạng để đối phó với Mỹ và phương Tây.
Theo đó, chính quyền Kim Jong-un đặc đầu chú trọng giáo dục khoa học và công nghệ cho học sinh khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường để tìm kiếm những tài năng trẻ làm việc cho cơ quan chuyên về mạng trong quân đội của nước này. Đây là loại công việc danh giá hàng đầu ở Triều Tiên.
Video đang HOT
Các chuyên gia về an ninh và nhiều người đào tẩu Triều Tiên cho rằng, đội ngũ gián điệp mạng của Triều Tiên có cả hàng nghìn người. Họ là những sinh viên ưu tú nhất được chọn lọc kỹ càng để có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp được giao.
Các cơ quan tình báo phương Tây đã cáo buộc vụ tấn công vào tập đoàn Sony năm 2014 là do cơ quan tình báo của Triều Tiên gây ra.
Triều Tiên cũng bị Mỹ và phương Tây cáo buộc chịu trách nhiệm về các vụ lừa đảo trên mạng để rút tiền từ ngân hàng trung ương Bangladesh và vụ tấn công WannaCry trên toàn cầu đầu năm nay.
Các gián điệp mạng của Triều Tiên được cho là tiến hành các vụ tấn công không tốn kém nhiều tiền nhưng lại có sức tấn công cao nhằm đánh cắp tiền từ các tổ chức tài chính của phương Tây, gây hại và phá hoại các kẻ thù của họ.
Các tổ chức tài chính có nguy cơ bị gián điệp mạng Triều Tiên “rút ruột” nhiều hơn vì nước này cần tiền cho các chương trình tên lửa, hạt nhân. Ngoài ra, mục tiêu thường bị tấn công nhất là các tổ chức tài chính ở Hàn Quốc.
Đối mặt với áp lực từ Mỹ và phía Tây nhằm phá hoại chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên ngày càng tăng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển chương trình gián điệp mạng lợi hại để đối phó.
Có thể nói, các gián điệp mạng Triều Tiên càng đánh cắp được nhiều tiền và tài nguyên thông qua các cuộc tấn công mạng thì quân đội của nước này càng có thêm nguồn lực để phát triển mạnh mẽ.
Theo Danviet
Tàu ngầm hạt nhân, vệ tinh gián điệp có giúp Hàn Quốc chặn đứng Triều Tiên?
Hàn Quốc đang cân nhắc nâng cấp chương trình quốc phòng "3 trục" bằng cách tự đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và mua thêm vệ tinh do thám để đối phó với mối đe dọa Triều Tiên.
Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ cập cảng Busan, Hàn Quốc
Tại cuộc gặp song phương lần thứ hai hôm 21.9, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết tăng cường động thái phòng thủ chung chống Triều Tiên thông qua việc Hàn Quốc mua và phát triển các khí tài quân sự rất hiện đại, cũng như thông qua việc triển khai vũ khí chiến lược của Mỹ trong và xung quanh Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để triển khai các tàu ngầm hạt nhân của riêng mình, Seoul sẽ phải đáp ứng được chi phí ít nhất là 880 triệu USD cho mỗi chiếc tàu ngầm, chưa kể chi phí bảo trì khổng lồ hàng năm, cũng như đảm bảo nguồn cung ổn định về nhiên liệu hạt nhân.
Chính phủ Hàn Quốc cũng công bố kế hoạch chi nhiều hơn cho các công cụ giám sát, bao gồm vệ tinh do thám và máy bay không người lái. Cho đến nay, quân đội của Hàn Quốc vẫn phụ thuộc vào thông tin vệ tinh của Mỹ về các căn cứ tên lửa và các địa điểm thử hạt nhân của Triều Tiên.
Chiến lược quốc phòng 3 trục của Hàn Quốc được công bố vào năm 2016 gồm ba nhân tố chính: Hệ thống tấn công phủ đầu "Kill Chain", hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Hàn Quốc (KAMD) và chương trình trừng phạt và trả đũa quy mô lớn Hàn Quốc (KMPR).
Tổng thống Moon từng nói rằng Hàn Quốc cần tàu ngầm hạt nhân "vào thời đại này", cam kết nỗ lực để thay đổi một thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Mỹ.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
Sau cuộc gặp, ông Trump tuyên bố, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Triều Tiên là vấn đề quan trọng nhất mà 2 nhà lãnh đạo phải giải quyết.
"Tôi đồng ý với kế hoạch mua một lượng thiết bị quân sự tinh vi, hiện đại từ Mỹ của Nhật Bản và Hàn Quốc", Tổng thống Trump viết trên Twitter sau khi Bình Nhưỡng thử thành công một quả bom nhiệt hạch.
Hôm 22.9, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chia sẻ, nước này sẽ cố gắng chế tạo tàu ngầm hạt nhân "dưới dạng phát triển bản địa" thay vì mua từ Mỹ. Các chuyên gia sau đó cũng đồng ý rằng Hàn Quốc có khả năng để làm như vậy.
"Hàn Quốc có thể tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân nếu khiến lò phản ứng SMART - vốn do Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử phát triển - trở nên nhỏ hơn. Trong trường hợp đó, Seoul có thể phóng tàu ngầm hạt nhân của mình trong vòng 5 năm tới", ông Moon Keun-shik, một tướng Hải quân Hàn Quốc về hưu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để triển khai tàu ngầm hạt nhân của mình, Seoul sẽ phải đầu tư ít nhất là 1 nghìn tỷ won (880 triệu USD) cho mỗi chiếc, cộng với chi phí bảo trì hàng năm rất lớn và đảm bảo cung cấp ổn định nhiên liệu hạt nhân.
Theo Danviet
Phát hiện hoạt động lạ trên tàu ngầm Triều Tiên Hình ảnh mà vệ tinh mới chụp được về các căn cứ quân sự Triều Tiên dường như cho thấy nước này đang kiểm tra hạm đội tàu ngầm tên lửa. Hình ảnh ghi lại được cho thấy những gì đang diễn ra tại một địa điểm thử nghiệm khá giống với những hoạt động trước vụ thử tên lửa đạn đạo Pukguksong-1...