Với hai triệu đồng, tôi có thể ăn chơi gì ở Hà Nội
Tôi sắp đi Hà Nội nhưng không biết chơi gì, ăn đâu trong 5 ngày
Tôi từ Nha Trang ra Hà Nội vào cuối tháng này. Chuyến đi của tôi kéo dài trong 5 ngày. Đây cũng là lần đầu tiên tôi đặt chân đến thủ đô.
Tôi tự chuẩn bị lịch trình và lên kinh phí cho chuyến đi của mình. Tôi định, mỗi ngày dành ra 50.000 đồng cho một bữa ăn, tổng cộng là 150.000 đồng một ngày. Không biết số này có ít hay không nhưng tôi không thích vào nhà hàng để ăn uống.
Các khoản phát sinh và vé tham quan hay đi lại tôi đều đã tính trước nhưng vẫn còn dư 2 triệu đồng. Tôi nên làm gì với số tiền này, mong bạn nào ở Hà Nội giới thiệu cho tôi những hoạt động tôi có thể tham gia. Tôi cảm ơn.
Minh Trần
Theo Vnexpress
Hanoitourist bị điểm tên hàng loạt vi phạm liên quan đến quản lý "đất vàng"
Thanh tra Bộ Tài chính vừa ban hành kết luận thanh tra việc thanh tra tài chính tại Tổng công ty Du lịch Hà Nội và 5 đơn vị thành viên.
Theo đó, Thanh tra Bộ tài chính cho rằng Tổng công ty Du lịch Hà Nội và 5 đơn vị gồm CTCP Du lịch và thương mại Dân chủ, CTCP Thương mại du lịch Thanh niên Hà Nội, CTCP Dịch vụ giải trí Hà Nội, CTCP Du lịch dịch vụ Hà Nội, CTCP Thăng Long GTC đã để xảy ra một số vi phạm về quản lý tài chính, đất đai và thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước.
Cụ thể Tổng công ty Du lịch Hà Nội hiện đang quản lý và sử dụng 12 khu đất với diện tích 13.226 m2, trong đó 10 khu tại Hà Nội, 1 ở Đà Nẵng và 1 ở TPHCM.
Kết quả thanh tra cho thấy hiện các cơ quan chưa xác định được đơn giá thuê đất và thông báo nộp tiền thuê đất tại 153 Yên Phụ (phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) - là khu đất Tổng công ty Du lịch Hà Nội thuê để sử dụng mục đích dịch vụ thương mại - công ty mẹ tạm trích tiền thuê đất hơn 3,5 tỷ đồng là chưa có cơ sở.
Thanh tra Bộ Tài chính cũng chỉ ra sai phạm tại CTCP Thương mại du lịch Thanh niên Hà Nội trong việc ký 14 hợp đồng (và phụ lục hợp đồng), cho 5 công ty và 9 cá nhân thuê (chưa xác định chính xác diện tích) để làm cửa hàng, văn phòng.
Tương tự, tại CTCP Dịch vụ giải trí Hà Nội chưa thực hiện đúng hợp đồng thuê đất, tự ý ký hợp đồng "hợp tác kinh doanh khai thác tài sản và cơ sở hạ tầng" trên diện tích đất thuê của nhà nước, nhưng không xin phép Chính phủ hoặc UBND TP Hà Nội.
Về quản lý tài chính, kết quả thanh tra xác định, đến thời điểm thanh tra tháng 12/2017, Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội chưa có phương án sử dụng từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp gửi cơ quan quản lý nhà nước và chưa nộp vào quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp hơn 545,7 tỷ đồng.
Tại các đơn vị khác, CTCP Dịch vụ giải trí Hà Nội chưa sử dụng thặng dư vốn cổ phần và chưa có kế hoạch sử dụng các quỹ thuộc nguồn vốn của chủ sở hữu số tiền hơn 15,2 tỷ đồng.
Tại thời điểm 31/12/2016, có 3 trong số 6 doanh nghiệp không bảo toàn được vốn là CTCP Du lịch và thương mại Dân chủ (lỗ lũy kế hơn 116 tỷ đồng), CTCP Thương mại du lịch Thanh niên Hà Nội (lỗ lũy kế hơn 830 triệu đồng), CTCP Thăng Long GTC (lỗ lũy kế hơn 6,8 tỷ đồng).
4 doanh nghiệp được thanh tra cuối 2016 chưa thực hiện đối chiếu đầy đủ nợ phải thu với số tiền hơn 8,2 tỷ đồng. Riêng Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Hà Nội đang theo dõi tài sản thiếu chờ xử lý số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.
Kết quả thanh cũng cho thấy tại thời điểm 31/12/2016, 6 doanh nghiệp bị thanh tra đang nợ hơn 761,1 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn hơn 494,7 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 266,4 tỷ đồng. Trong đó, 4 doanh nghiệp bị thanh tra chưa đối chiếu đầy đủ nợ phải trả, số tiền hơn 29 tỷ đồng.
Về thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, kết quả thanh tra cho thấy còn có tình trạng hạch toán thiếu lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2016, hạch toán thiếu doanh thu và hạch toán tăng không đúng chi phí...
Theo đó, Thanh tra Bộ Tài chính kiến nghị Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Du lịch Hà Nội - Công ty TNHH nộp vào tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ số tiền qua thanh tra hơn 550 tỷ đồng để nộp vào ngân sách nhà nước và quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
Được biết, mới đây Hanoitourist cũng đã rút khỏi dự án tại đất vàng 198 Trần Quang Khải. Cụ thể, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 13/8 tới sẽ tổ chức bán đấu giá phần vốn góp 25 tỷ đồng (theo mệnh giá), tương đương 25% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Du lịch Thăng Long do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) sở hữu.
Khu đất trên có tổng diện tích 2.276,4m2. Tòa nhà Thương mại Dịch vụ và Khách sạn dự kiến được xây dựng trên một nửa diện tích (1.210,6m2). Đáng chú ý, diện tích đất nằm trong chỉ giới đường đỏ 29,9m2, diện tích đất xây dựng công trình rất lớn là 1.180,7m2. Còn lại hơn 1.000m2 đất thuộc sở hữu của Hanoitourist.
Việc thoái vốn của Hanoitourist được thực hiện theo Quyết định số 4227/UBND-KT của UBND TP. Hà Nội ngày 29/8/2017 về việc "Bổ sung danh mục doanh nghiệp có vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thuộc UBND Thành phố thực hiện thoái vốn năm 2017".
Theo quyết định này, ngoài Du lịch Thăng Long, Hanoitourist sẽ thoái vốn tại Công ty TNHH Khách sạn Điện Biên Phủ - Hà Nội, Công ty CP Hà Nội - Hưng Yên và Công ty CP Thương mại Dân chủ.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Bộ ảnh du lịch Ai Cập của cô bạn xinh đẹp: Xem xong sẽ thấy rất đáng để ước mơ ghé thăm một lần Một buổi chiều đắm mình trong hoàng hôn đỏ thẫm trên sa mạc Sahara, cắm trại dưới bầu trời đầy sao hay thức dậy nhìn ngắm bình minh vàng ươm trải dài khắp vùng sa mạc rộng lớn - hoá ra tất cả những trải nghiệm này đều có thể tìm thấy ở Ai Cập. Thời gian gần đây, giới trẻ Việt ngày...