Với đàn bà, chồng có thể bỏ nhưng con cái thì không bao giờ
“Cơm không lành, canh không ngọt” anh chị dắt nhau ra tòa ly hôn. Tôi luôn nghĩ chị sẽ nhận quyền nuôi con vì đàn bà sẽ không bao giờ bỏ con mình. Nhưng tôi đã lầm…
Những ngày tháng trước khi ly hôn, gia đình anh chị thường xuyên cãi vả, thậm chí đánh nhau. Anh “mèo mỡ” với một cô gái bán bia ngoài thị trấn. Chị tôi bắt được, đánh ghen một trận tơi bời. Chị cũng không phải dạng vừa, ngày ba bữa chị tôi hằn học nhiếc móc, chồng đang ngủ cũng lôi dậy chửi. Anh say xỉn, đập bể mọi thứ trong nhà. Bé Linh, con gái của anh chị mỗi lần thấy cha mẹ như vậy là gào lên khóc.
Phiên tòa hôm ấy, ai cũng rưng rưng nước mắt. Chẳng phải khóc cho cặp vợ chồng đổ vỡ mà thương đứt ruột gan khi bé Linh bắt buộc lựa chọn giữa ba và mẹ. Con bé ngơ ngác giữa phiên tòa nhìn ba mẹ cãi nhau gay gắt. Ngơ ngác nhìn chủ tọa liên tục nhắc nhở hai người thôi chửi rủa nhau. Khi được hỏi con sẽ chọn ba hay mẹ, nó gào lên thảm thiết: “Con muốn ở với cả ba và mẹ”.
Gia đình anh chị luôn trong cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”- Ảnh minh họa: Internet
Rồi bé Linh về ở với ba. Anh rể tôi kinh tế ổn định hơn, lại có nhà có cửa. Chị tôi có một quán ăn nho nhỏ nên dọn ra đó sống. Tôi tưởng chị tôi phải đau khổ lắm khi gia đình tan đàn xẻ nghé, nhưng chỉ một thời gian ngắn chị đã quen một người đàn ông mới. Anh này là khách quen thường xuyên ghé quán chị ăn sáng. Biết chị mới ly hôn anh ta buông lời tán tỉnh xa gần, ai ngờ chị tôi đổ thiệt.
Anh rể tôi dắt người đàn bà ở ngoài thị trấn về sống như vợ chồng. Anh kêu bé Linh kêu ả bằng mẹ. Con bé không kêu, bị ba tát cho một phát đau điếng vào má. Con bé sợ hãi, ngước đôi mắt ngậng nước nhìn hai người.
Thỉnh thoảng tôi có tạt qua nhà thăm cháu gái. Dúi vào tay cháu khi thì hộp sữa, khi thì bịch bánh. Quả thật anh chị tôi ly hôn rồi, vào nhà lỡ gặp người đàn bà đó tôi cũng ngại nên thường canh mỗi lần chỉ có cháu ở nhà tôi mới đến. Mỗi lần thấy dì đến, bé Linh chạy ra ôm chặt tôi rồi khóc. Bé nói rất nhớ mẹ, muốn ở với mẹ.
Linh kể, buổi tối phải ở nhà một mình bé rất sợ. Anh và người đàn bà đó hay chở nhau ra thị trấn chơi đêm. Họ khóa cửa và để bé ở nhà một mình. Tôi vào bếp, giở nồi chỉ thấy một nồi cơm nguội ngắt còn một nửa, chắc nấu từ hôm qua. Linh bảo, cô ấy bảo có đói thì tự lấy cơm mà ăn. Bé ăn cơm với nước mắm. Khi nào có ba ở nhà bé mới được ăn ngon.
Có lần tôi đến thấy con bé đang khóc. Đưa tay ôm lấy cái má sưng vù. Nó bảo hồi sáng cô ấy tát nó vì cái tội làm vỡ chén. Nó khóc ngất lên, kể rằng con đói bụng quá, vào bếp bới cơm mà cái nồi cao quá nên làm tụt chén. Ba thì đi làm rồi, cô lôi con vô phòng, đóng cửa lại và đánh.
Video đang HOT
Tôi đau lòng quá. Đứa cháu gái bé bỏng của tôi mới có năm tuổi. Hồi nhỏ tới giờ dù gia đình không khá giả nhưng nó có phải chịu cảnh đói ăn bao giờ.Tôi giận run người. Tôi giận anh rể tôi một, giận chị tôi mười. Tôi bế con bé lên xe, chở ngay ra quán của mẹ nó. Nhìn thấy mẹ, bé Linh khóc nức nở, chạy đến ôm mẹ. Nó bảo nhớ mẹ, muốn ở với mẹ lắm. Chị tôi cũng sụt sịt khóc. Lúc ấy, từ trong phòng nhân tình của chị bước ra, nhìn thấy cảnh đó anh ta bước đi thẳng. Chị tôi rối rít chạy theo, bỏ mặc con bé khóc lóc ngã sấp vì bị mẹ buông ra vội vàng.
Tôi bực quá, chở con bé về nhà ngoại. Chiều hôm đó, ba bé Linh phóng xe qua nhà. Mặt hầm hầm quát tháo. Bảo không bao giờ được chở con bé về nhà ngoại nữa, nếu không sẽ kiện tôi về việc bắt cóc trẻ con. Tòa đã xử anh nuôi con thì nó không dính dáng gì đến gia đình bên ngoại nữa cả. Rồi anh ta chửi um sùm lên, bảo chị tôi cũng là loại đàn bà lăng loàn dối trá. Vì chị tôi ngủ với người đàn ông khác nên anh ta mới đi ngoại tình. Ông ăn chả thì bà ăn nem thôi. Con bé bị lôi xềnh xệch lên xe. Nhìn nó co rúm sợ hãi mà tôi không làm gì được. Dù sao anh ta cũng là ba nó.
Hôm sau, tôi lựa lúc hai vợ chồng đi vắng tôi chạy qua nhà thăm cháu. Nó kéo áo lên, những vệt đỏ ngang dọc hằn trên da thịt non nớt: “Ba đánh, cô ấy tát con nữa. Họ cấm con không được về với ngoại. Ba còn dọa nếu con theo dì nữa, con sẽ bị đánh chết”. Con bé gào lên sợ hãi.
Tôi qua nhà chị tôi, lại bắt gặp người tình của chị đang ở đó. Anh ta về rồi, tôi mới dám kể với chị con bé bị đánh. Chị tôi bảo, cũng thương con nhưng tòa đã xử như vậy rồi. Rồi chị ngập ngừng, anh Hiếu- nhân tình của chị bảo, nếu chị nhận nuôi con bé sẽ cắt đứt với chị. Tôi sững người nhìn chị. Chị tôi đây sao, lẽ ra chị phải thương đứa con gái bé bỏng chị đứt ruột đẻ ra chứ. Có ai trên đời này thương con bằng mẹ đâu chứ? Vì lo cho hạnh phúc riêng tư của chị mà bỏ mặc con bé sao?
Cả anh và chị tôi là những người ích kỉ. Họ chỉ nghĩ đến bản thân mà không bao giờ suy nghĩ cho con cái. Bây giờ, tôi phải làm sao đây để giúp cháu mình?
Theo Phụ nữ sức khỏe
Những lý do khiến đàn ông không muốn ở rể
Chuyện ở rể không còn là chuyện quá xa lạ giữa các gia đình. Thế nhưng cho dù ở thời đại nào, thì câu chuyện này cũng tương đối nhạy cảm với các đấng mày râu.
Chuyện ở rể vẫn luôn là chủ đề được đưa ra bàn tán nhiều trong các câu chuyện của mọi gia đình. Và bất cứ người đàn ông nào cũng có tâm lý "e ngại" khi phải ở rể vì những lý do dưới đây.
Xuất phát từ định kiến của xã hội
Tại Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung thì sau khi kết hôn con gái sẽ phải theo chồng, về nhà chồng làm dâu. Con gái kết hôn thì phải về bên chồng sinh sống, phụng dưỡng chồng, bố mẹ chồng còn con rể thì thi thoảng chạy qua nhà vợ khi có việc cần mà thôi.
Nếu có điều kiện hoặc vì lý do gì đó cả hai vợ chồng sẽ dọn ra ở riêng chứ không có chuyện ở rể. Định kiến của xã hội vẫn gắn chặt trong tư tưởng của người Việt Nam đến tận bây giờ nên đàn ông vẫn rất "e ngại" nếu kết hôn phải sang ở rể bên nhà vợ.
Chuyện ở rể đồng nghĩa người đàn ông kém cỏi
Quan điểm của người phương Đông thì đàn ông phải là trụ cột gia đình, phải gánh vác vấn đề lo toan kinh tế cho vợ con. Nếu đàn ông là một người bản lĩnh chắc chắn đã có thể lo cho vợ con một cuộc sống đàng hoàng, tử tế chứ làm gì có chuyện ở rể. Thế nên nếu một người đàn ông nào đó chấp nhận chuyện ở rể thì chắc chắn sẽ bị mọi người nhìn nhận là người đàn ông kém cỏi, thiếu bản lĩnh phải "ăn nhờ ở đậu" nhà vợ.
Trên thực tế việc người ta ở rể hay không cũng không gây ảnh hưởng đến kinh tế nhà ai, cũng không làm phiền gì đến hàng xóm cả. Thế nhưng cái nhìn của mọi người về anh chàng ở rể dù anh ta có thành đạt đến mấy, tự đi trên đôi chân của mình cũng sẽ khác so với những người đàn ông có thể gánh vác vợ con trên vai, lo cho vợ con đủ đầy. Mà khi bị người khác đánh giá kém cỏi thì thử hỏi làm gì có ông đàn ông nào muốn ở rể phải không nào?
Đàn ông ở rể là hèn, nhục
Đây là quan niệm ấu trĩ của rất nhiều người. Xã hội giờ đã thay đổi, bạn hãy thử đặt ra câu hỏi, người phụ nữ có thể theo chồng về làm dâu, phụng dưỡng bố mẹ chồng, thế thì tại sao đàn ông lại không thể đến ở rể, chăm sóc bố mẹ vợ?
Thực tế cho thấy, việc ở rể khác rất nhiều so với việc làm dâu. Các chàng rể thường được gia đình vợ chào đón và ít khắt khe, để ý hơn. Tuy nhiên, sức chịu đựng của con rể lại kém hơn hẳn so với con dâu khi va chạm với gia đình vợ.
Đàn ông hay cảm giác tự ti, cảm thấy mình hèn khi phải về nhà vợ ở. Nhiều người đã kiên quyết đi thuê nhà hàng tháng thay vì ở nhà vợ tiện nghi, khang trang.
Vì vậy, người chồng phải vượt qua được định kiến "dâu con, rể khách ", tôn trọng bố mẹ vợ, yêu thương vợ con, thì chắc chắn con rể sẽ được bố mẹ vợ yêu quý như con đẻ.
Phần lớn các trường hợp ở rể xảy ra mâu thuẫn "cơm không lành, canh không ngọt" là do không dung hòa được phong cách sống cùng lòng tự trọng, tính sĩ diện của những chàng rể.
Để khắc phục điều này thì người vợ và gia đình vợ phải thật khéo léo trong lời nói, hành động để tránh gây tự ái và mặc cảm, tổn thương với chồng.
Ở rể không phải do yếu thế
Nếu như trong xã hội phong kiến, việc ở rể chỉ xảy ra trong hoàn cảnh người chồng có hoàn cảnh nghèo khó trong khi nhà vợ giàu có hoặc gia đình chồng có địa vị kém so với nhà vợ. Lúc đó, người con rể bị coi thường, không được tôn trọng, khiến anh ta luôn cảm thấy tự ti và mất mặt với bạn bè, người thân và bị châm chọc bằng câu thành ngữ quen thuộc: "chó chui gầm chạn".
Ngày nay, quan niệm này đã thay đổi. Số lượng đàn ôngở rể ngày càng nhiều, trong đó có rất nhiều người có học thức, địa vị cao, gia đình giàu có nhưng vẫn tình nguyện ở rể để thích nghi với hoàn cảnh gia đình vợ (vợ là con một, nhà vợ neo người, bố vợ mất sớm, sức khỏe bố mẹ vợ kém, thuận tiện đi làm ...).
Và dù là lý do nào, việc ở rể cũng chỉ nhằm mục đích giúp cuộc sống gia đình dễ chịu hơn. Một ông chồng coi mình như khách, lười biếng, tự tách mình khỏi cuộc sống chung sẽ khó gắn bó lâu dài dù ở đâu, với ai.
Mặc cảm "ăn nhờ, ở đậu"
Rất nhiều chàng rể mặc cảm, xấu hổ khi mình "ăn nhờ, ở đậu" gia đình vợ nên giấu không cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân biết. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Nếu một người con rể tự coi mình như khách, dửng dưng với mọi "công to việc lớn" nhà vợ thì đồng nghĩa với việc tự tách mình khỏi cuộc sống chung, không thể gắn bó lâu dài cùng gia đình vợ.
Bạn ở rể nhưng bạn yêu thương vợ con, tôn trọng bố mẹ, anh chị em vợ, hòa đồng với gia đình vợ thì nhà vợ bạn sẽ không thể gièm pha, phàn nàn. Ngay cả khi bạn có đang vay mượn, nhờ vả tiền bạc nhà vợ thì bạn cũng không nên tự ti bởi gia đình vợ bạn đã tự nguyện giúp đỡ. Thay vì tự kỷ, suy nghĩ không đâu, bạn hãy hành động cho mọi người thấy bạn là một người con rể biết cư xử, có trách nhiệm và tình nghĩa.
Theo Phunutoday
Những nguyên nhân dễ khiến vợ chồng ly hôn Có một thực tế đáng buồn là xã hội càng phát triển hiện đại thì càng có nhiều cặp vợ chồng tan vỡ hôn nhân. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình cảnh các cặp đôi không còn con đường nào khác là "ly hôn"? Ngoại tình Không có gì ngạc nhiên khi lừa dối đóng một vai trò quan trọng trong...