Voi Cu Sứt và những chiếc bẫy tàn độc
Sau hơn 6 năm bị vướng bẫy rồi được Trung tâm bảo tồn Voi cùng Vườn quốc gia Yok Đôn phối hợp cứu hộ, chăm sóc vết thương để thả về rừng, voi Cu Sứt gần đây đã trở lại vùng rừng khộp giữa 2 tỉnh Đắk Lắk-Đắk Nông.
Nhưng có vẻ cái chân đau của Cu Sứt vẫn chưa lành. Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk lại lên kế hoạch lần thứ 2 cứu hộ chú voi hoang dã.
Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 5 nói về tệ nạn bẫy thú
Cuộc cứu hộ voi đầu tiên trong rừng thẳm
Đúng vào ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học 6 năm trước (22/5/2013), chú voi Cu Sứt ở tuổi lên 5 được lực lượng phối hợp giữa Trung tâm Bảo tồn voi Đắk Lắk (TTBTV) và Vườn Quốc gia Yok Đôn (VQGYĐ) tổ chức thả về rừng sau 8 ngày chăm sóc đặc biệt.
Chú voi con này khi đó khoảng 5 tuổi, có đôi ngà cân xứng, đẹp, dài hơn hai tấc, vòi voi bị 1 chiếc bẫy cặp kẹp cứng. Bàn chân trái của voi cũng bị sợi cáp của một chiếc bẫy thòng lọng siết chặt, nhiễm trùng nặng. Voi hoang sợ hãi lẩn trốn nên đoàn cứu hộ gồm cả chục cán bộ nhân viên của 2 đơn vị VQGYĐ, TTBTV cùng các nài voi giỏi và 1 cặp voi lớn đã thuần dưỡng phải lùng sục, bao vây cả tuần lễ mới dong được chú voi bị thương này về, cột vào thân cây cổ thụ sau trạm kiểm lâm số 9 để cứu chữa.
Cuộc điều trị công phu diễn ra mới được 8 ngày, các vết thương chưa lành hẳn thì lại có 1 đàn voi hoang kéo về vùng rừng này. Cảnh giác khả năng đàn voi rừng có thể tấn công khu điều trị để cứu voi con, lực lượng phối hợp phải quyết định thả lại Cu Sứt về rừng, với hy vọng môi trường tự nhiên có thể giúp Cu Sứt lành hẳn các vết thương.
Sau hơn 6 năm được cứu hộ rồi thả về rừng, voi Cu Sứt gần đây đã tái hiện giữa vùng rừng 2 tỉnh Đắk Lắk-Đắk Nông với cái chân đau. Hiện Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk đang chuẩn bị triển khai kế hoạch cứu hộ lần thứ 2 chú voi hoang dã này trong tháng tới.
Tôi-PV Tiền Phong được chứng kiến cảnh nài voi Y Mức dũng cảm cưỡi lên lưng Cu Sứt để cắt đứt các múi dây trói trên gáy nó trong sự bảo vệ và dỗ dành khôn ngoan của bà voi bảo mẫu Bun Khăm. Rồi Cu Sứt chạy nhanh vào rừng sau khi được thả.
Đầu năm 2015, lại thêm một Cu Sứt nữa trở thành voi hoang tật nguyền do bị vướng bẫy. Chú voi này được đặt tên Jun, là một con voi đực khoảng gần 4 năm tuổi, được TTBTV và VQGYĐ phát hiện trong tình trạng chân trước và vòi nhầy nhụa máu mủ với sợi dây bẫy sét gỉ, càng giãy rụa càng bị siết chặt.
Cuộc điều trị cho voi Jun được nhiều chuyên gia bảo vệ động vật hoang dã quốc tế chú ý, vào cuộc hỗ trợ. Các “bác sỹ voi” đã phải cắt bỏ các ngón và một phần đế của bàn chân trái trước đã bị hoại tử. Vòi của Jun cũng tổn thương vĩnh viễn. Đến nay Jun đang được nuôi dưỡng, chăm sóc và cưng chiều, nhưng vẫn buồn bã như một hoàng tử cô độc trong khuôn viên vườn rừng bán hoang dã của TTBTV.
Ảnh voi Cu Sứt 6 năm trước ngà đã nhú hơn 2 tấc do PV Tiền Phong chụp
Những chiếc bẫy tàn ác
Trong đợt đi thực tế vào rừng Vườn quốc gia Yok Đôn mới đây, đoàn nhà báo chúng tôi được ông Quách Xuân Tuyên – Trạm trưởng Trạm kiểm lâm số 5 cho xem rất nhiều loại bẫy thú được lén đặt trong các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt tại Vườn. Ông Phạm Tuấn Linh – Phó giám đốc VQGYĐ cho biết tình trạng đồng bào di dân tự do đang sống trong vùng đệm của Vườn vẫn quen tập quán săn bắn, đặt bẫy thú rừng là một tệ nạn đau đầu, đáng lên án.
Chỉ từ đầu năm đến nay, Vườn đã gỡ và tịch thu tới hơn 500 chiếc bẫy các loại, trong đó có loại bẫy có thể hại cả voi. Hiện trong diện tích hơn 100 nghìn hecta rừng của Vườn, ngoài những loại thú quý khác vẫn còn khoảng 80 con voi rừng thường xuyên di chuyển qua lại gần biên giới phía Tây, nên lực lượng kiểm lâm Vườn ngày nào cũng phải tuần tra gỡ bẫy.
Tại Vườn quốc gia lớn thứ hai trên địa bàn Đắk Lắk, là Cư Yang Sin, tình hình cũng tương tự. Các cán bộ Vườn đều cho biết ở Cư Yang Sin, tệ nạn phá rừng ít hơn những nơi khác nhờ địa hình núi cao. Tuy nhiên nạn bẫy thú vẫn phổ biến, khó dứt dù lực lượng bảo vệ Vườn thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến trong các thôn làng quanh vùng đệm về các quy định bảo vệ, cấm mua bán săn bắt, bẫy hại động vật hoang dã.
Từ tháng 3/2019, Trung tâm bảo tồn voi lại phát hiện Cu Sứt lại quay về, thường kiếm ăn trong rừng với một bà voi già khoảng 60 tuổi tên H’Non, thuộc sở hữu của một hộ dân ở huyện Buôn Đôn. Cán bộ nhân viên Trung tâm nhận định voi hoang Cu Sứt hiện đã khoảng 10 tuổi, là voi đực trưởng thành. Với vết thương chân vẫn còn đau thể hiện qua dáng đi khập khiễng, nếu bị gây khó chịu, voi Cu Sứt có thể giận dữ dẫn đến xung đột với người.
Để tránh tình huống voi Cu Sứt tấn công dân chúng, Trung tâm bảo tồn Voi đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền tới chính quyền và dân cư các xã nơi voi Cu Sứt thường về như xã Ea Wer- huyện Buôn Đôn (tỉnh Đắk Lắk), xã Ea Pô, xã Đăk Wil- huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông); Nhắc nhở mọi người thường xuyên cảnh giác, đề phòng voi rừng tấn công hoặc phá hoại hoa màu, nhằm giảm thiểu thiệt hại hoặc nguy hiểm có thể xảy ra.
Mấy tháng qua, TTBTV đã có nhiều cuộc trao đổi, bàn bạc với các chuyên gia của Tổ chức Động vật châu Á, nhóm VEI (Sáng kiến cho voi Việt Nam), cùng lên Kế hoạch cứu hộ Cu Sứt lần nữa để chữa thương, vận động các tổ chức tài trợ kinh phí để triển khai kế hoạch cứu hộ. Chiều ngày 24/11/2019, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Huỳnh Trung Luân cho biết nếu mọi việc thuận lợi, kế hoạch cứu hộ voi Cu Sứt lần thứ hai được lãnh đạo tỉnh thông qua, thì cuộc cứu hộ này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 12, bằng cách lập khu điều trị dã chiến giữa rừng. Các chuyên gia quốc tế sẽ tham gia bắn thuốc mê, chữa vết thương cho voi Cu Sứt ngay tại vùng rừng mà nó thường lui tới.
So sánh những tấm ảnh voi Cu Sứt tái xuất mới đây do anh Phan Phú, “bảo mẫu voi” của TTBTV chụp được, với bộ ảnh “Thả voi Cu Sứt về rừng” tôi đã chụp vào năm 2013, người viết phóng sự này phát hiện ra một chi tiết rất lạ, là độ dài của cặp ngà voi từ đó tới nay hầu như không thay đổi. Anh Phan Phú xác nhận một số chuyên gia cũng thấy nhưng chưa lý giải được vì sao. Phải chờ tới đợt cứu hộ tháng sau, trực tiếp thăm khám cho Cu Sứt lần thứ 2, có lẽ các “bác sĩ voi” mới biết được vì sao đã 6 năm rồi, mà cặp ngà của Cu Sứt vẫn như ngày ấy.
Theo tienphong.vn
Băn khoăn thực thi Luật Giáo dục 2019
Làm sao để Luật Giáo dục năm 2019 (Luật số 43) thực sự đi vào cuộc sống, thực thi đúng các quy định mới của luật là vấn đề đang được ban soạn thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý rất băn khoăn.
Th.S Lương Minh Nguyên, Trường ĐH Luật Hà Nội, cho rằng phải quy định rõ những hành vi nhà giáo không được làm
Chính phủ đã chỉ định 2 trường gồm Đại học Luật Hà Nội và Đại học Luật TPHCM tập trung nghiên cứu, tiếp thu các kiến nghị, đề xuất... để soạn thảo các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực từ ngày 1-7-2020.
Luật phải đi vào cuộc sống
Bằng kinh nghiệm thực tế, ông Trần Minh Ngôn, Trưởng phòng GD-ĐT quận 4, TPHCM, thẳng thắn, các chuyên gia, giáo sư, các nhà làm luật hãy lắng nghe, nghiên cứu để làm sao những người thi hành luật không rơi vào cảnh có luật nhưng không thực thi được. Ông Ngôn nêu dẫn chứng, 2 năm gần đây, vấn đề tinh giản bộ máy hành chính trong các nhà trường, phòng giáo dục và thậm chí là Sở GD-ĐT TPHCM gặp phải lúng túng, thậm chí rất khó khăn. Chẳng hạn ở trường mầm non cần 4 vị trí gồm kế toán, thủ quỹ, văn thư, y tế, nhưng chỉ được phép tuyển dụng có 2 người, còn 2 vị trí kế toán và y tế chỉ cho phép tuyển nhân viên hợp đồng. Vì vậy, đội ngũ ở trường không được cơ bản, họ cũng không gắn bó với trường, trong khi hiệu trưởng dễ "chết" vì tài chính.
Theo PGS-TS Ngô Minh Oanh, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, Luật số 43 đã có những thay đổi tiến bộ, thể hiện quan điểm đổi mới giáo dục theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học. Những quy định trong luật đã thể hiện sự kế thừa ưu điểm giáo dục của Việt Nam và thế giới.
Tuy nhiên, để luật đi vào thực tế sinh động của nền giáo dục nước nhà, cần phải có những văn bản dưới luật cụ thể hóa, chi tiết hơn mới thực sự phát huy tác dụng, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới giáo dục trong thời gian tới... Đồng quan điểm, TS Thái Thị Tuyết Dung, Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Khoa Luật Hành chính Nhà nước, Trường ĐH Luật TPHCM, khẳng định, nhìn một cách tổng quát, Luật số 43 có rất nhiều điểm mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là văn bản dưới luật cần được ban hành chi tiết các nội dung trong luật để khi áp dụng không bị vênh, va đập, mâu thuẫn.
Muốn vậy, trước hết chính các thầy cô, các nhà quản lý, các trường sư phạm, trường phổ thông... phải có tiếng nói để góp ý xây dựng các hệ thống văn bản dưới luật làm sao cho luật thật sự đi vào cuộc sống. "Hàng loạt vấn đề như xâm phạm thân thể người học, dạy thêm học thêm... là hành vi bị nghiêm cấm cần phải quy định rõ ràng chứ đừng để khi có chuyện không thể xử lý được", một chuyên gia giáo dục nhấn mạnh.
Phải điều chỉnh lương và phụ cấp
Nhìn thẳng vào vấn đề tiền lương và chế độ dành cho nhà giáo, Th.S Lê Ngọc Anh, Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TPHCM, cho biết, một trong những hạn chế nổi cộm đang tồn tại là chính sách lương của nhà giáo còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với vị trí, vai trò nhà giáo, chưa là động lực để thu hút nhà giáo giỏi, góp phần chuẩn hóa và phát triển đội ngũ. Cụ thể, thang, bảng lương nhà giáo hiện tại đã lạc hậu, chưa tương xứng với vị trí, vai trò của nhà giáo như đã được khẳng định trong các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Bậc lương của nhà giáo có nhiều bất hợp lý khi xét trong tương quan với thang, bậc lương của các chức danh cùng loại trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước; số bậc lương trong một ngạch vẫn còn nhiều; chênh lệch giữa các hệ số lương thấp. Nhà giáo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, tuy rất khác về tiêu chuẩn và tính chất nghề nghiệp nhưng vẫn xếp cùng thang, bảng lương như giáo viên trung học. Việc thực hiện các chế độ phụ cấp của nhà giáo cũng còn bất cập, chưa tạo được động lực để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo một cách bền vững...
Ngoài ra, với chính sách lương hiện tại, thu nhập của đại bộ phận nhà giáo vẫn ở mức trung bình; thu nhập của giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, nhất là giáo viên mới ra trường còn rất thấp. Theo đánh giá của các cơ sở giáo dục và các chuyên gia, thu nhập (chủ yếu từ tiền lương) của nhà giáo hiện nay chưa thực sự là thước đo giá trị sức lao động, chưa tạo động lực để đội ngũ nhà giáo làm việc với tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt tình và phát huy sức sáng tạo của bản thân.
Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, khoảng 50% giáo viên phổ thông có mức thu nhập dưới 5 triệu đồng/tháng, mức lương của giáo viên phổ thông vùng đồng bằng với 30 năm công tác khoảng 9 - 10 triệu đồng/tháng. Dù có bằng tốt nghiệp cao đẳng, hay đại học, hệ số lương khởi điểm của giáo viên mầm non, tiểu học vẫn là 1,86 nên giáo viên mới đi làm thường có mức lương dưới 3 triệu đồng/tháng.
Từ những minh chứng trên, Th.S Lê Ngọc Anh kiến nghị, cần phải xem xét việc tăng cao hơn khi quy định mức lương cơ sở làm căn cứ tính lương cho nhà giáo nói chung, đồng thời cần phải xem xét đến vị trí việc làm hay nói cách khác là cần tăng lương ở vị trí nào và làm thế nào để tăng lương không xảy ra mất công bằng chứ không phải cứ tăng đều tất cả các vị trí. Điều này nhằm tạo nên chính sách đãi ngộ đúng mức, tạo được động lực, sức hấp dẫn của nghề giáo và sàng lọc, lựa chọn được người thực sự giỏi vào ngành.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Chiếm đoạt hơn 1,1 ngàn tỷ đồng, lãnh 19 năm tù Tòa án nhân dân tỉnh vừa tuyên phạt bị cáo Văn Văn Nghĩa (44 tuổi, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND) Tân Tiến, phường Tân Tiến, TP.Biên Hòa) 19 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bị cáo Văn Văn Nghĩa sau phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự Trong...