Vòi bạch tuộc của Trung Quốc vươn tới nơi Mỹ ít ngờ
Trung Quốc vừa rót 1 tỷ USD đầu tư vào các quốc đảo Thái Bình Dương, tăng cường đầu tư Mỹ Latinh, châu Phi. Cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ ngày càng được Trung Quốc đẩy mạnh.
Lời chào 1 tỷ USD đến các quốc đảo Thái Bình Dương
Ngày 8/11, Trung Quốc cho biết nước này sẽ cung cấp một khoản vay ưu đãi lên tới 1 tỷ USD cho các quốc đảo Thái Bình Dương để hỗ trợ các dự án xây dựng lớn.
Tuyên bố trên được Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương đưa ra trong bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn Hợp tác và Phát triển Kinh tế giữa Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương tổ chức tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc. Các đại diện từ Micronesia, Samoa, Papua New Guinea, Vanuatu, Đảo Cook, Tonga, Niue và Fiji đã tới dự diễn đàn.
Phó Thủ tướng Uông Dương cũng công bố một loạt biện pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội tại các quốc đảo Thái Bình Dương, bao gồm cung cấp một khoản vay đặc biệt trị giá 1 tỷ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp 2.000 học bổng trong vòng 4 năm tới để giúp các quốc đảo này đào tạo nhân tài, xây dựng các cơ sở y tế, đồng thời gửi các chuyên gia, thuốc men và thiết bị y tế tới các nước này.
Trung Quốc đang giành đất diễn của Mỹ ở sân sau
Trong những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như một cường quốc nguồn tài trợ vốn phát triển mới. Với khả năng cho vay các khoản tiền lớn và dài hạn, Trung Quốc đã trở thành một nước “chịu chơi” quan trọng và mới mẻ trong lĩnh vực này.
Ngân hàng phát triển Trung Quốc đã thay thế Ngân hàng thế giới trở thành ngân hàng phát triển lớn nhất thế giới, cho vay nhiều tỷ USD ở khắp để phục vụ cho những lợi ích của Trung Quốc. Liên tiếp các khoản đầu tư được rót vào Mỹ Latinh khiến thế giới ngỡ ngàng khi cường quốc này đang làm thay phần việc của Mỹ tại những nơi thậm chí được coi là sân sau của cường quốc số một thế giới.
Trung Quốc hiện đang nắm giữ 19% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Brazil trong khi con số này vào năm 2001 mới chỉ là 2,8%. Tương tự, hiện Trung Quốc đang chiếm gần 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Chile trong khi cách đây 1 thập kỷ con số này mới là 5,6%. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại với cả Chile và Peru để các thị trường này mở cửa với các sản phẩm của Trung Quốc.
Video đang HOT
Đến năm 2014, Trung Quốc sẽ vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trỏ thành đối tác thương mại lớn thứ hai của khu vực Mỹ La tinh sau Mỹ. Mặc dù vẫn còn lâu nữa Trung Quốc mới thay thế Mỹ thành đối tác thương mại lớn nhất của khu vực này nhưng điều đó không phải là không thể.
Gần đây nhất, Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại trị giá tương đương 30 tỷ USD với Brazil sử dụng đồng tiền của hai quốc gia. Giới phân tích cho rằng đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không thay thế đồng USD hay euro nhưng đang trở thành một ngoại tệ quan trọng được đảm bảo bằng một khối lượng hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ.
Không chỉ dừng ở các hoạt động thương mại, Trung Quốc còn trở nên gần gũi với Mỹ Latinh qua các hợp đồng hợp tác quân sự. Vũ khí của Trung Quốc đang trở nên hấp dẫn bởi tính phổ biến, tiện dụng, giá rẻ, hợp với những nhu cầu của các quốc gia khu vực này. Tiêu chí của Trung Quốc cũng hoàn toàn đối lập với Mỹ khi vũ khí của Mỹ tuy hiện đại nhưng giá đắt, và mỗi hợp đồng vũ khí luôn đi kèm với những ràng buộc địa chính trị.
Ngoài ra, Mỹ Latinh còn trở thành một nguồn cung nguyên liệu thô mang tính chủ chốt với nền kinh tế được cho ngốn nguyên liệu nhất thế giới.
Trung Quốc nắm giữ cổ phần đối với các mỏ dầu ở Ecuador và là nhà đầu tư chính cho các dự án khai thác đồng ở Peru. Theo một số báo cáo, Trung Quốc đã đóng góp khoảng trên 11 tỷ USD trong tổng số 41 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng và khoáng sản của Peru. Trung Quốc cũng cho Venezuela vay 40 tỷ USD để đối lấy dầu mỏ phục vụ cho nền kinh tế nước này.
Theo cuốn sách “Siêu ngân hàng của Trung Quốc” của 2 tác giả Michael Forsythe và Henry Sanderson, chính sách chi tiền phóng khoáng của Trung Quốc để đổi lấy nguyên liệu thô đã đem đến một khái niệm hoàn toàn mới là “khi quy mô đủ lớn thì sẽ không sợ đổ vỡ”.
Song song với châu Mỹ Latinh, Trung Quốc cũng trở thành nhà đầu tư số một tại châu Phi.
Mỹ đang đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng?
Một thực tế cho thấy, nước Mỹ đang ngày càng đuối sức trong cuộc chạy đua ảnh hưởng với Trung Quốc ở các khu vực mà trước đây Mỹ ít dành quan tâm. Tại châu Phi, kim ngạch đầu tư thương mại của Trung Quốc đã vượt Mỹ nhiều lần.
Tại ASEAN, chỉ khi chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama được thực hiện, Mỹ mới có cái nhìn đúng đắn về giá trị địa chính trị hay giao thông, thương mại của khu vực này. Trong khi đó, Trung Quốc đã có những mối quan hệ rất thân thiết với một số quốc gia như Campuchia, Myanmar, Malaysia…
Ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện nhận kỷ vật của Thị trưởng thành phố San Jose, Costa Rica. Ảnh: Reuters
Tất cả những điều trên cho thấy sức mạnh từ “cái ví dày” của Trung Quốc mà Hoa Kỳ đang tỏ ra không có khả năng theo kịp. Bản thân chiến lược chuyển trục châu Á của Mỹ cũng vấp phải rất nhiều khó khăn, mà chủ yếu từ sự cắt giảm chi tiêu ngân sách.
Ngoài ra, những chính sách của Mỹ ở Trung Đông đang khơi dậy những làn sóng phản đối, “chán ghét nước Mỹ” sâu sắc. Và khi đó, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một nhà hảo tâm.
Tuy nhiên, có thể nước Mỹ đang thua thiệt tại các thị trường mới, tuy nhiên, hệ thống đồng minh của Mỹ vẫn trải dài khắp thế giới và mỗi quốc gia đều có tiềm lực về kinh tế, quân sự. Đồng Nhân dân tệ đang ngày càng mạnh lên, nhưng đồng USD vẫn đang giữ vị trí số một và đồng Euro có những ảnh hưởng nhất định và không thể thay thế.
Đồng thời, chính quyền Mỹ đủ kinh nghiệm và thông thái để bảo vệ những đồng minh. Và cụm từ “đồng minh nước Mỹ” vẫn đủ uy tín nếu cường quốc này muốn tạo dựng những mối quan hệ mới.
Theo Đất Việt
"Sát thủ" diệt tàu sân bay TQ "có tiếng mà không có miếng"
Chuyên gia phân tích Quốc hộiMỹtin rằng tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21DTrung Quốcvẫn chưa phải là vũ khí có thể "thay đổi cuộc chơi".
Một báo cáo mới từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM) của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không phải là thứ vũ khí có thể "thay đổi cuộc chơi" như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Theo chuyên gia phân tích của CRS Ronald O'Rourke, "sát thủ diệt tàu sân bay" - tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa bằng cách kết hợp các phương thức chủ động và thụ động.
Theo báo cáo "Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những vấn đề đối với khả năng Hải quân Mỹ" được phát hành cuối tháng 3/2013, Mỹ có thể thực hiện nhiều phương thức chủ động và thụ động để đánh chặn DF-21D ở nhiều thời điểm bao gồm: khi Trung Quốc phát hiện và xác định tàu sân bay; khi dữ liệu được truyền tới bệ phóng DF-21D; khi DF-21D được phóng đi và khi DF-21D tìm kiếm mục tiêu.
Chuyên gia Mỹ tin rằng, hải quân nước này có nhiều "cơ hội" đánh chặn DF-21D.
Dựa trên những thời điểm này, ông O'Rourke đưa ra nhiều "lời khuyên" đối với Quân đội Mỹ. Đó là, Mỹ có thể sử dụng những hệ thống làm nhiễu hoặc vô hiệu hóa hệ thống trinh sát và khóa mục tiêu tầm xa của Trung Quốc. Việc này sẽ giúp vô hiệu hóa DF-21D ở nhiều thời điểm cũng như làm nhiễu hệ thống dẫn đường của chúng khi tiếp cận mục tiêu.
Nếu tên lửa DF-21D đã được bắn đi, Hải quân Mỹ có thể sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 trên tàu tuần dương, khu trục Aegis để bắn hạ DF-21D.
Theo ông O'Rourke, Hải quân Mỹ cũng nên đẩy nhanh việc mua sắm những tên lửa đánh chặn SM-2 Block IV Sea-Based Terminal (biến thể cải tiến SM-2 có thể đánh chặn tên lửa).
"Những sự lựa chọn khác bao gồm đẩy nhanh việc phát triển và triển khai súng điện từ và vũ khí laser", bản báo cáo viết.
Ngoài ra, DF-21D cũng có thể bị vô hiệu hóa khi chúng đang tiếp cận mục tiêu bằng cách trang bị hệ thống tác chiến điện tử hoặc hệ thống gây nhiễu vô hiệu hóa đầu tự dẫn radar của DF-21D.
Theo vietbao
Mỹ dồn dập tổ chức diễn tập quân sự, Trung Quốc ngày càng lo lắng Mỹtăng cường tổ chức diễn tập quân sự để kiềm chế bá quyền khu vực củaTrung Quốc,tăng cường vai trò ảnh hưởng và vị thế siêu cường. Diễn tập quân sự liên hợp Vành đai Thái Bình Dương do Mỹ chủ đạo là cuộc diễn tập quân sự trên biển có quy mô lớn nhất của khu vực. Tờ "Nhân Dân" Trung Quốc...