Với 5 cách cực dễ giúp nấu cơm kiểu gì cũng thơm cũng dẻo này, bạn chắc chắn ghi điểm với nhà chồng, bạn bè, đồng nghiệp
Bao năm nấu cơm ròng rã, nhưng ngay cả mẹ đảm cũng chưa chắc biết hết bí quyết này. Còn bạn, muốn ghi điểm trong mắt nhà chồng hoặc bạn bè đồng nghiệp khi mang cơm đi làm thì tham khảo những hướng dẫn sau.
Nhiều người lo lắng cho giấm vào cơm sẽ chua nhưng thực tế chỉ cần cho 1 thìa. Giấm sẽ giúp cho cơm trắng hơn, không bị dính. Ngoài ra, giấm sẽ bay mùi khi cơm sôi, đảm bảo cơm sẽ mềm và thơm vô cùng.
Một xíu muối sẽ giúp loại bỏ mùi hôi của gạo nếu có, khiến hương vị của cơm trở nên tinh tế hơn.
Thêm dầu ăn
Thêm một lượng nhỏ dầu ô-liu hay dầu mè vào gạo, sau đó nấu sẽ giúp hạt cơm được bóng bẩy, mềm dẻo, ngon hơn rất nhiều. Đây là cách mà người Nhật đã dùng để tạo ra những chén cơm hấp dẫn. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên cho dầu vào sau khi nấu chín cơm sẽ làm cơm bóng dầu, mùi dầu dậy lên khiến cơm khó ăn.
Thêm sữa tươi
Bạn cũng có thể nấu cơm với sữa tươi để tăng thêm hương vị cho gạo. Bạn cho sữa và nước theo tỉ lệ 3:1 tức là 3 phần nước 1 phần sữa rồi nấu như bình thường. Khi cơm chín bạn sẽ thấy mùi thơm của sữa thoang thoảng kèm theo mùi gạo và hạt cơm ăn vào cảm giác được độ mềm dẻo rất đã. Cách này cũng giúp làm gạo cũ biến thành như gạo mới luôn đấy.
Cho 1-2 cục đá lạnh
Video đang HOT
Gạo ngâm xong bạn cho vào vài cục đá lạnh nhỏ, để khoảng 15 phút thì bắt lên nấu bình thường. Đá lạnh sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu nước của gạo, nhờ vậy cơm được dẻo ngon hơn. Đồng thời, đá cũng làm tăng lượng axit amin và ngăn chặn enzym phân hủy chất ngọt trong gạo, giúp hạt cơm vẫn giữ được độ thơm và mang đến hương vị tuyệt vời hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm được những bí quyết sau trước khi và sau khi nấu cơm:
Chọn gạo ngon
- Đầu tiên để nấu được cơm ngon, chúng ta cần chọn mua gạo sạch, chất lượng, vào mùa và ngon. Gạo ngon đúng nghĩa là gạo mới, nên chọn gạo theo mùa không nên mua gạo đã để lâu vì như vậy chúng sẽ không còn chất dinh dưỡng, mất đi vị ngọt tự nhiên, không còn mùi thơm vốn có của gạo nữa.
- Khi chọn gạo nên chọn gạo có hạt đều, tròn và bóng. Không nên chọn gạo bị gãy, nát và có màu vàng, đen vì đó là gạo bị hư, để lâu. Không chọn gạo có màu quá trắng hay bị bạc bụng vì rất có thể đó là gạo được tẩy trắng hoặc xát quá kĩ khiến lớp cám gạo bên ngoài bị bay mất.
- Gạo phải có mùi thơm nhẹ nhàng, sẽ ngửi thấy được hương thoang thoảng và không có mùi ẩm mốc hoặc mùi lạ.
- Có thể nếm thử gạo để biết được là gạo ngon hay không. Cho hạt gạo vào miệng nhai, nếu gạo có vị ngọt nhẹ, cảm nhận được độ bột bột, thơm thơm thì là gạo ngon.
Vo gạo chuẩn
Mặc dù gạo tương đối sạch nhưng việc vo rửa gạo trước khi nấu vô cùng quan trọng. Nó giúp rửa trôi những bụi bẩn và tạp chất lẫn trong gạo. Tuy nhiên điều này thực hiện cũng cần phải có kỹ thuật. Một số người chà xát gạo rất mạnh tay, khi vo xong chính điều này sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng của gạo.
Vitamin B1 chủ yếu ở ngoài hạt gạo, nếu bạn vo gạo kỹ quá khi nấu cơm sẽ bị mất đi dưỡng chất. Hoạt động vo gạo nhằm làm sạch lớp bụi bẩn bên ngoài, tuy nhiên không phải cứ “càng sạch” thì sẽ “càng tốt”. Nếu chà xát gạo quá kỹ khi vo sẽ làm mất đi rất nhiều dưỡng chất như glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6…
Vì thế, chúng ta chỉ nên khoắng nhẹ tay cho bụi bẩn và tạp chất lẫn bên trong hạt gạo trôi ra là được.
Ngâm gạo 15 phút
Phần lớn mọi người có thói quen sau khi vo gạo xong thì cho nước lạnh hoặc nước đun sôi vào nấu luôn. Điều này làm chưa đúng dẫn đến hạt gạo không đầy đặn và căng bóng.
Cách làm đúng sẽ là ngâm gạo trong 15 phút với nước để hạt gạo hấp thụ nước vào trong, như vậy, khi nấu hạt cơm sẽ trong veo, căng mọng. Chị em nấu cơm thường xuyên đừng quên bước này nhé!
Đo mức nước khi nấu
Gạo khi đã được làm sạch thì chế nước vào và đo xem bao nhiêu nước là đủ. Bằng cách truyền thống dùng ngón tay trỏ cho vào nồi cơm, ngón tay chỉ vừa chạm gạo và không được cắm sâu xuống đáy nồi, nếu mức nước tới lóng tay đầu tiên là đủ, cơm sẽ không bị khô hay nhão. Hoặc cho cả bàn tay vào, nếu mức nước ngập qua bàn tay là được. Chú ý chỉ nên đặt tay nhẹ nhàng trên bề mặt gạo thôi.
Xới cơm khi chín
Ngay lúc cơm vừa chín tới, bạn mở nắp nồi, dùng đũa xới cơm thật nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút cho bớt hơi nước rồi đậy nắp lại để thêm 10 phút nữa là được.
TA
Bị mắng vì nấu cơm cho thịt sống vào giữa nồi, nhưng khi hưởng thành quả thì mẹ chồng lại muốn học theo nàng dâu
Cách nấu cơm mới lạ khi để miếng thịt sống to vào cả nồi cơm rồi nấu cùng nhau. Những tưởng sẽ cho kết quả thất bại hoàn toàn, nhưng sự thật lại cho kết quả bất ngờ mà khiến ai nhìn thấy cũng muốn làm theo.
Với nhiều người thì việc nấu cơm ngon không hề đơn giản chút nào. Chị em làm dâu dù có kinh nghiệm đi chăng nữa thì chắc cũng đã từng vài lần làm hỏng cả nồi cơm. Chỉ vì sơ suất cho quá ít hoặc quá nhiều nước,... Tuy nhiên, với cách làm này thì không còn lo nghĩ đến vấn đề đó nữa. Không chỉ thế mà còn làm cho nồi cơm chúng ta thơm ngon hơn gấp bội phần, đảm bảo đến mẹ chồng cũng phải "nể". Đó là khi chúng ta cho miếng thịt sống vào giữa nồi cơm rồi nấu cùng.
Nguyên liệu: Thịt lợn ba chỉ: 1 kg; 1 quả chanh; 1 quả ớt; gạo nấu cơm.
Cách làm:
Thịt rửa sạch, xát gia vị (bột canh) đều lên miếng thịt.
Miếng thịt được đặt lên gạo và nấu chín
Vo gạo thật sạch như bình thường, sau đó đặt miếng thịt lợn lên trên mặt gạo. Có thể dùng 1 bát tô để úp lên miếng thịt. Tuy nhiên, với cách làm này thì các chị phải cho nhiều nước hơn lúc nấu cơm bình thường.
Hoặc có thể úp bát tô lên miếng thịt.
Bật nồi nấu đến khi cơm chín.
Cách làm đơn giản mà ai cũng có thể làm được, nhưng kết quả nhận được thì thật bất ngờ. Khi cơm sau khi được nấu chín thì miếng thịt đặt vào nồi cũng đã chín theo. Lúc này, thì mỗi hạt gạo đều đã được hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thịt lợn.
Với miếng thịt lợn sau khi hấp xong sẽ không có mùi dầu mỡ, khi ăn độ béo và ngậy không mang lại cảm giác ngán.
Hơn hết, khi kết hợp 2 thực phẩm này lại với nhau sẽ bổ sung các dưỡng chất và mùi vị cũng thơm ngon hơn vô cùng. Vì thịt heo sẽ bổ sung hương vị cho gạo, còn gạo thì hấp thụ chất béo từ thịt nên khi ăn cũng bớt ngán hơn. Ngoài ra, cách này còn tiết kiệm thời gian cho người nấu.
Có thể luộc thêm rau củ hoặc dưa chua để ăn kèm cơm.
K.N
Thói quen nấu cơm của các bà nội trợ khiến cơm mất dưỡng chất, rước bệnh, đặc biệt điều thứ 2 Cơm gạo là món ăn quen thuộc không thể thiếu với chúng ta, nhưng thói quen nấu cơm dưới đây sẽ làm món cơm mất chất. Vo gạo quá kỹ Thói quen vo gạo thật kỹ trước khi nấu cơm làm cho gạo bị mất đi giá trị dinh dưỡng. Bởi phần bên ngoài của hạt gạo chứa nhiều vitamin, lipits, protein...Khi chúng...