Với “4 xin” và “4 luôn”, hình ảnh ngành đường sắt sẽ khác?
Bộ trưởng Đinh La Thăng mong muốn ngành đường sắt thực hiện văn hóa giao tiếp phải thực sự xuất phát từ trái tim, từ cái tâm muốn phục vụ tốt hơn để đem lại sự hài lòng cho hành khách và làm sao để hành khách “muốn” đi đường sắt…
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như vậy khi đích thân phát động thực hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử trong cán bộ, công nhân viên chức và lao động của ngành đường sắt, tại Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), hôm qua 30/5.
“4 xin” ở đây là xin chào, xin lỗi, xin phép, xin cảm ơn và “4 luôn” là luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu và luôn giúp đỡ. Bộ trưởng Đinh La Thăng mong muốn ngành đường sắt thực hiện văn hóa giao tiếp với hành khách không phải chỉ bằng những câu khẩu hiệu hay phong trào, mà phải thực sự xuất phát từ trái tim, từ cái tâm muốn phục vụ tốt hơn để đem lại sự hài lòng cho hành khách.
“Nếu mỗi cán bộ công nhân viên, người lao động không thực sự ghi nhớ từ trong tâm thì sẽ không thể thành công” – Bộ trưởng Đinh La Thăng bày tỏ.
Muốn phát triển, ngành đường sắt buộc phải đổi mới toàn diện
Theo Tư lệnh của ngành giao thông vận tải (GTVT), đường sắt lạc hậu, trì trệ, yếu kém trong quản lý và sản xuất kinh doanh, thậm chí mất lòng tin đối với người đi tàu, nhưng nếu mỗi cán bộ công nhân viên và người lao động luôn thân thiện, ứng xử văn hóa thì hành khách sẽ cảm thông và dành nhiều tình cảm cho đường sắt. Ông cũng cho rằng thực hiện văn hóa ứng xử là một trong những nội dung tái cơ cấu toàn diện ĐSVN.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh: “Việc tái cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn lực, sản xuất kinh doanh, đầu tư của ngành đường sắt đòi hỏi phải có thời gian, nhưng văn hóa ứng xử là điều có thể làm ngay được, ngành đường sắt phải đổi mới về tư duy và thực hiện theo đúng phương châm “an toàn, thân thiện, thuận tiện, đúng giờ và hiệu quả”.
Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Một nụ cười, một sự cảm thông, chia sẻ với hành khách sẽ đem lại hiệu quả vô cùng lớn, nâng cao hình ảnh ngành đường sắt. Làm sao để hành khách “muốn” đi đường sắt, chứ không phải là “phải” đi đường sắt, để mỗi chuyến tàu là một sự trải nghiệm thú vị”.
Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và gây hấn trên vùng biển của Việt Nam, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắc nhở: Yêu nước là phải làm tốt hơn công việc của mình, ngành đường sắt việc thực hiện tốt văn hóa ứng xử với hành khách cũng là thể hiện tình yêu quê hương đất nước, cũng là góp công sức bảo vệ chủ quyền đất nước. Có hậu phương vững chắc thì các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ trên biển và các ngư dân đang bám biển sẽ vững tin hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tại lễ phát động, ông Trần Ngọc Thành – Chủ tịch Hội đồng Thành viên ĐSVN – khẳng định: “4 xin” và “4 luôn” sẽ không chỉ là khẩu hiệu, mà là hành động thực tế. Hình ảnh đường sắt sẽ khác, sẽ thân thiện hơn, an toàn hơn. Ngành đường sắt sẽ vượt lên chính mình và đổi mới thành công.
“Tất cả các đơn vị, tổ chức đoàn thể, cán bộ công nhân viên và lao động toàn ngành Đường sắt thực hiện nghiêm túc văn hóa công sở, cách làm việc thân thiện, văn minh. Trên tàu, dưới ga luôn sạch sẽ, văn minh, chia tay vĩnh cửu mùi tàu khó chịu. Hành khách luôn được chào đón, chỉ dẫn tận tình khi đến ga, trong suốt hành trình” – ông Thành cam kết.
Thực tế, từ trước đến nay đã có rất nhiều những chiến dịch, những khẩu hiệu được phát động ở các ngành, các cấp. Tuy nhiên, đa phần người ta chỉ thấy sự rầm rộ và cách thực hiện rất phong trào ở những chiến dịch ấy, còn kết quả thực sự được đến đâu thì vẫn còn bỏ ngỏ, và người ta cũng lại nhanh chóng quên đi những chiến dịch rầm rộ nhất thời đó.
Với “4 xin” và “4 luôn”, không biết sẽ mọi chuyện đi đến đâu trên những chuyến tàu và mỗi toa xe của ngành đường sắt, nhưng với sự kiên quyết của Bộ trưởng Đinh La Thăng và sự cam kết chắc nịch của lãnh đạo ngành thì chúng ta cũng nên một lần đặt hi vọng vào những tín hiệu có thể sẽ làm thay đổi ít nhiều lĩnh vực đường sắt trong thời gian tới.
Bộ GTVT vừa ra quyết định Thanh tra đối với Tổng Công ty ĐSVN và các đơn vị phụ thuộc, sự nghiệp và các Công ty con của Tổng Công ty ĐSVN. Theo Quyết định số 2006/QĐ-BGTVT do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông ký ngày 28/5/2014, Thanh tra Bộ GTVT sẽ tiến hành thanh tra toàn diện. Cụ thể, thanh tra Công tác quản trị, quản lý, đổi mới doanh nghiệp; Công tác Tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương; Công tác quản lý vốn, tài sản; kết quả sản xuất kinh doanh và công tác kiểm soát nội bộ; Công tác quản quản lý và sử dụng các nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường sắt; vốn đầu tư xây dựng của doanh nghiệp; Thanh tra công tác quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật đường sắt; quản lý vận tải đường sắt; quản lý, sử dụng quỹ đất do ĐSVN quản lý. Thanh tra hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của ĐSVN; Thanh tra việc thực hiện các kiến nghị, kết luận của các cơ quan Thanh tra và của Kiểm toán Nhà nước; Thanh tra việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác của ĐSVN theo Điều lệ. Thời kỳ thanh tra, về tài chính là năm 2013 và số liệu trước, sau năm 2013 có liên quan; đối với đầu tư xây dựng là các dự án chưa quyết toán; các nội dung thanh tra khác đến 30/5/2014.
Châu Như Quỳnh
TRỰC TIẾP xét xử bầu Kiên: Nguyễn Đức Kiên được quyền tự bào chữa
Ngày 28/5, các luật sư tiếp tục tham gia tranh luận để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bị cáo tại tòa.
Nguyễn Đức Kiên.
15h20: Luật sư Tâm đưa ra lý lẽ: Đối với số tiền 718 tỷ đồng, Ngân hàng ACB đã gửi tiền hợp pháp vào Vietinbank. Việc mất tiền là do Huyền Như lừa nhân viên, lãnh đạo của mình. Tiền Huyền Như chiếm đoạt là từ túi Vietinbank chứ không phải từ túi ACB.
Như vậy, xác định rằng, việc mất 718 tỷ không phải thiệt hại do cố ý làm trái. Việc Ngân hàng ACB khăng khăng không công nhận mình dự phiên tòa với tư cách nguyên đơn dân sự vì tiền của ACB vẫn còn trong túi Vietinbank.
Cho nên, luật sư Tâm nói rằng, nếu quy kết bị cáo Quang tội cố ý làm trái thì phải theo điều khoản nào trong luật, bị cáo có gây hậu quả thiệt hại không?... Nếu không chứng minh được thì lấy đâu ra căn cứ để quy kết bị cáo làm trái.
15h15: Tại tòa, đại diện NHNN, ông Đặng Văn Thảo dựa vào Công văn 350 để nói rằng các bị cáo thực hiện ủy thác trái với luật các tổ chức tín dụng năm 2010. Cơ quan điều tra và VKS đã dựa vào Công văn 350 làm căn cứ kết tội bị cáo.
Theo luật sư Tâm, việc giải thích này chưa có căn cứ. Việc quy kết Ngân hàng ACB có vi phạm luật tổ chức tín dụng hay không thì phải xét thêm yếu tố khác. "Vậy yếu tố khác này là gì? Chưa phù hợp với luật các tổ chức tín dụng ở điểm nào, tại tòa ông Thảo loay hoay không trả lời được", ông Tâm nói lại.
Video đang HOT
Cũng theo luật sư Tâm, cụm từ NHNN cho phép tổ chức tín dụng quyền ủy thác, là điều kiện cần phải hiểu đúng Điều 106, luật các tổ chức tín dụng thực hiện từ nhiều năm nay, nên NHNN không quy định thêm một văn bản riêng. Nếu Công văn 350 giải thích luật, thì thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chứ không thuộc Ngân hàng nhà nước. Cứ cho là Công văn 350 của NHNN thực hiện giải thích luật thì NHNN chưa thực hiện đúng vai trò của mình về quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
"Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn, chưa có chế tài hành chính đối với hoạt động ủy thác tiền gửi. Vậy căn cứ vào đâu để cáo buộc Trịnh Kim Quang vi phạm Điều 106" luật sư Tâm nói.
Phân tích trên khía cạnh chủ quan, luật sư Tâm cho rằng, vào thời điểm ký biên bản 22/3/2010, việc chủ trương gửi tiền và vẫn được thực hiện sau khi luật các tổ chức tín dụng đã có hiệu lực vẫn không phải là cố ý phạm tội, không gây hậu quả (mất tiền), không nguy hiểm cho xã hội, đồng thời thời điểm đó, ACB vẫn có lãi.
15h00: Đối với nội dung truy tố bị cáo Trịnh Kim Quang về tội Cố ý làm trái, luật sư Tâm dẫn nội dung cáo trạng truy tố đối với bị cáo Trịnh Kim Quang. Theo đó, bị cáo Quang đã ký Nghị quyết của Thường trực HĐQT quyết định việc ủy thác tiền gửi cho các nhân viên đi gửi tiền vào ngày 22/3/2010.
Theo ông Tâm, phạm vi cáo trạng truy tố ở thời điểm luật các tổ chức tín dụng 2010 chưa có hiệu lực, Ngân hàng Nhà nước chưa có hướng dẫn ủy thác tiền gửi. Ông Tâm cho rằng, hành vi của bị cáo Quang không vi phạm luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 vì trước ngày 1/1/2011, không cấm cá nhân gửi tiền vào cho ngân hàng khác, điều này đã được ghi trong hồ sơ vụ án.
Việc ngân hàng ACB ủy thác cho các cá nhân gửi tiền từ ngày 1/1/2011 về sau này cũng không vi phạm điều 106, luật các tổ chức tín dụng 2010 vì điều 106 luật không cấm mà còn cho ngân hàng ủy thác và nhận ủy thác.
Về nguyên tắc, luật mới có hiệu lực, chưa có hướng dẫn, cá nhân, doanh nghiệp không phải dừng các hoạt động kinh doanh tín dụng.
Quyết định 742 của NHNN là văn bản duy nhất hướng dẫn ủy thác, đã không cấm việc ủy thác gửi tiền. Các văn bản sau vẫn hướng dẫn tiếp tục thực hiện. "Đến thời điểm này, khi đang xét xử, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn gửi tiền vào các tổ chức tín dụng", ông Tâm nói.
Ông Tâm dẫn chứng, Ngân hàng ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005, cho nên quyền lợi đương nhiên của tổ chức tín dụng này là tiếp tục thực hiện ủy thác. Cho nên, nếu Ngân hàng Nhà nước cho rằng, hành vi này vi phạm thì NHNN phải tự xác định trách nhiệm của mình.
14h40: Cũng theo luật sư Tâm, đối với hành vi Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân hàng ACB là nguyên nhân dẫn đến tranh luận từ đầu phiên tòa, để xác định trách nhiệm dân sự của ACB và trách nhiệm của Ngân hàng Vietinbank.
Luật sư Tâm cho rằng, để xác định hành vi của thường trực HĐQT có vi phạm hay không thì phải chứng mình hậu quả thiệt hại của ACB. Thiệt hại này đang trở thành kết quả của 2 vụ án, tạo nên hiện tượng gọi "án chống án", một tiền lệ chưa có trong lịch sử tố tụng Việt Nam.
"Có lẽ xác định được vấn đề này nên trong phần luận tội, VKS đã xác định: Vì hậu quả thiệt hại ở vụ án khác, nên không xét đối với hậu quả của vụ án này", ông Tâm nói.
14h30: Nhận xét về tố tụng đối với bị cáo Trịnh Kim Quang, luật sư Tâm cho rằng cơ quan điều tra đã vi phạm điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo dẫn chứng của ông Tâm thì: Quyết định khởi tố bị can không ghi những nội dung quan trọng: Không ghi ngày lập biên bản họp HĐQT; Không ghi rõ luật tổ chức tín dụng có hiệu lực vào ngày 1/1/2011; Không ghi thời điểm Huyền Như chiếm đoạt tiền của Ngân ACB.
Đây là 3 điểm quan trọng theo điều 126 nhưng không được cơ quan điều tra đưa vào hồ sơ vụ án. "Cơ quan điều tra tự cho phép mình thực hiện "hồi tố" đối với các thành viên thường trực HĐQT ACB", ông Tâm nói.
Theo Luật sư Tâm, việc khởi tố không đủ căn cứ pháp luật, cho nên tính hiệu lực của nó trong quá trình điều tra cũng có vấn đề dẫn đến phát sinh hành vi hình sự đối với các bị cáo.
14h22: Luật sư Tâm cho rằng, tại tòa xuất hiện nhiều tình tiết mới so với hồ sơ của vụ án nhưng không được đại diện VKS đề cập trong phần kết luận truy tố.
14h10: HĐXX bắt đầu làm việc. Luật sư Nguyễn Minh Tâm - Đoàn luật sư TP HCM bắt đầu phần bào chữa cho bị cáo Trịnh Kim Quang và Phạm Trung Cang.
11h40: Tòa thông báo nghỉ phiên xét xử buổi sáng nay. Chiều nay, 14h, Tòa tiếp tục làm việc.
11h30: Luật sư Phùng Anh Tuấn tiếp tục bào chữa cho bị cáo Lê Vũ Kỳ. Phần bào chữa bị cắt ngang do HĐXX tuyên bố đã đến giờ nghỉ trưa.
11h18: Phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của luật sư Phạm Danh Tín cho bị cáo Lý Vũ Kỳ.
Theo lập luận của luật sư Tín, chưa đủ các yếu tố để cáo buộc Lý Vũ Kỳ tội Cố ý làm trái.
Theo bản cáo trạng lần 2 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về vụ "bầu Kiên"- ông Phạm Trung Cang (SN 1954, tại Long An) - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB là một trong hai đồng phạm bổ sung. Ông Phạm Trung Cang bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Hành vi của ông Phạm Trung Cang liên quan đến việc Ngân hàng ACB ủy thác tiền gửi vào Ngân hàng Vietinbank, gây thiệt hại số tiền hơn 718 tỷ đồng.
Luật sư Phạm Danh Tín
11h15: Lập luận của ông Ngọc tại tòa cho rằng, việc quy kết hợp đồng ủy thác của Công ty B&B với bà Nguyễn Thúy Hương - em gái của Kiên và hợp đồng ủy thác tài chính giữa Công ty B&B và Ngân hàng ACB bị quy kết là trá hình, quá nặng nề nhưng vấn đề này lại chưa được làm rõ.
Ông Ngọc cũng cho rằng, phụ lục hợp đồng ủy thác trong hành vi Trốn thuế không được đề cập đến, nếu dược đề cập rất mơ hồ. "Đây là vấn đề then chốt", ông Ngọc nói. Theo ông Ngọc, cần làm rõ phụ lục của hợp đồng thì có thể biết trách nhiệm nộp thuế thuộc về ai.
Cũng theo ông Ngọc thì trong các văn bản trả lời của Tổng cục thuế và Bộ tài chính có những yếu tố lại trừ. Các văn bản này không chỉ ra rằng, trong năm 2009, nghĩa vụ nộp thuế của B&B còn thiếu 25 tỷ đồng.
Đối với viện dẫn của VKS quy kết tội trốn thuế từ trả lời của tổng cục thuế, và kết luận giám định viên Bô tài chính, ông Ngọc nói, không đủ yếu tố xác định nghĩa vụ thuế của Công ty B&B.
Đối với động cơ phạm tội, theo thông tin của ông Ngọc, các doanh nghiệp của Kiên đóng rất nhiều tiền thuế. "Vậy với động cơ nào để Kiên trốn 25 tỷ tiền thuế?, ông Ngọc đặt vấn đề.
Ngay sau khi luật sư Ngọc dừng phần bào chữa, bị cáo Kiên xin tranh luận nhưng HĐXX đề nghị: Các luật sư khác tiếp tục tranh luận và sẽ cho bị cáo được quyền bào chữa sau.
11h05: Luật sư Ngô Huy Ngọc tiếp tục bào chữa cho bầu Kiên tội trốn thuế. Ông Ngọc cho rằng, Kiên không phạm tội.
Ông Ngọc nói: "Kiên bị kết tội trốn thuế là điều mọi người và tôi không ngờ. Kiên là một doanh nhân có nhiều đóng góp thông qua việc nộp thuế". Vì vậy, ông Ngọc cho rằng cần phải có căn cứ khách quan để chứng minh tội trốn thuế, hành vi phạm tội là không có căn cứ pháp luật. Đề nghị HĐXX tuyên Kiên không phạm tội trốn thuế.
10h50: Nhắc lại quy trình ủy thác tiền cho nhân viên để thực hiện mở tài khoản thanh toán, sau đó Ngân hàng ACB gửi số tiền đó vào tài khoản, luật sư Nam nói, hợp đồng mở tài khoản này có chữ ký của đại diện hợp pháp của Vietinbank TP HCM là Giám đốc và phó giám đốc. Theo ông Nam, các hợp đồng này hoàn toàn không đề cập đến việc nhân viên của ACB phải quản lý. Do vậy, đối với nhân viên ACB thì việc gửi tiền đã kết thúc.
Tiếp tục dẫn các bút lục trong hồ sơ vụ án, ông Nam muốn thẩm tra lại số tiền 718 tỷ bị thiệt hại, đồng thời ông Nam kiến nghị cần đưa việc Huyền Như và trách nhiệm của Vietinbank vào bản án này.
Bản trình bày dài dòng của luật sư Nam bị HĐXX cắt ngang và đề nghị luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Kiên tiếp tục bổ sung phần bào chữa.
Luật sư Đoàn Đôn Hùng đưa ra hàng loạt lý lẽ bào chữa cho "bầu" Kiên
10h35: Tiếp tục phần bào chữa tội Cố ý làm trái, luật sư Vũ Xuân Nam cho rằng, trong hồ sơ vụ án này có rất nhiều hồ sơ chứng cứ, mô tả quy trình chiếm đoạt tiền của Huỳnh Thị Huyền Như. "Tôi muốn thẩm vấn Vietinbank nhưng rất tiếc bị từ chối", ông Nam nói.
Ông Nam cho rằng, cơ quan điều tra đã sao chụp một số tài liệu của vụ án Huyền Như để đưa sang vụ án này. Chính vì vậy không làm rõ quá trình dịch chuyển và biến mất của số tiền 718 tỷ đồng.
10h15: Ngay sau khi làm việc sau giờ nghỉ, HĐXX "chỉnh" luật sư bào chữa cho bị cáo Kiên và cho rằng, theo tòa biết thì mỗi luật sư của bị cáo Kiên bào chữa một hành vi phạm tội của bị cáo, nên đề nghị luật sư phối hợp trong bào chữa và nói ngắn gọn.
10h10: Tòa tiếp tục làm việc.
9h50: Tòa nghỉ giải lao
9h45: Quan điểm của luật sư cho rằng, bầu Kiên không phải là chủ thể vi phạm. Việc cơ quan điều tra cho rằng Kiên gây áp lực đối với các bị cáo khác trong hành vi cố ý làm trái là mang tính áp đặt.
9h40: Luật sư Vũ Xuân Nam tiếp tục bổ sung quan điểm bào chữa về tội Cố ý làm trái của bầu Kiên.
9h30: Kết thúc phần bào chữa, ông Hùng nêu quan điểm: Nếu quy kết các bị cáo tội cố ý làm trái thì hàng loạt doanh nghiệp hiện này phải ngừng hoạt động để chờ thêm 2 năm NHNN đưa ra hướng dẫn việc thực hiện ủy thác theo luật các tổ chức tín dụng.
Ông Hùng cho rằng, việc Kiên bị khởi tố tội Cố ý làm trái thì một phần do việc thiếu trách nhiệm của NHNN, ông Hùng kiến nghị khởi tố hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với một số cá nhân của NNHH, đồng thời kiến nghị HĐXX, việc bị cáo Kiên không phạm tội Cố ý làm trái.
9h25: Từ cơ sở quan điểm bào chữa của mình, ông Hùng đề nghị cần làm rõ một số vấn đề là: Giá trị pháp lý của Công văn 350 của NHNN. Nếu không có chữ ký của Thống đốc thì đấy là quan điểm cá nhân.
Tại Tòa, đại diện NHNN cũng cho biết: Công văn 350 chỉ là công văn tham khảo do chưa có hướng dẫn. Tuy nhiên, việc chưa có hướng dẫn phù hợp, việc làm của Kiên và nguyên các thường trực HĐQT không có nghĩa là vi phạm pháp luật.
Đại diện NHNN lại nói rằng, đơn vị tín dụng không được thực hiện ủy thác nếu chưa có hướng dẫn của NHNN. Nếu như thế thì quan điểm này mâu thuẫn với chính quan điểm trong Công văn 350.
Luật sư Hùng cũng cho rằng, việc dựa vào Công văn 350 để kết tội Kiên thể hiện sự lúng túng của cơ quan công tố vì không biết ACB vi phạm quy định nào trong pháp luật. Ông Hùng đề nghị, NHNN cần có văn bản trả lời rõ vấn đề này.
Cáo trạng nói ông Kiên phạm tội, vi phạm điều 90, luật các tổ chức tín dụng. Cáo buộc không khách quan vì không đưa thẩm tra công khai tại tòa mà đã vội vàng kết luận.
Theo ông Hùng, Điều 90, Luật các tổ chức tín dụng, được hiểu, tất cả các ngân hàng thương mại đều được cấp phép ủy thác và trong đó có hoạt động gửi tiền. Đối với Ngân hàng ACB đã thực hiện ủy thác từ năm 2005, trước 5 năm của luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực. Do đó việc ủy thác không vi phạm, ông Hùng nói.
Đối với số tiền 718 tỷ đồng ủy thác của Ngân hàng ACB bị Huyền Như chiếm đoạt, ông Hùng cho rằng, Vietinbank vi phạm quy định. Đơn vị có lỗi thì không chịu trách nhiệm. Hiện Ngân hàng ACB đang phải chịu trách nhiệm cho hậu quả của người khác.
9h20: Theo ông Hùng, cuộc họp của thường trực HĐQT vào tháng 3/2010 và ra Nghị quyết của Ngân hàng ACB bàn về ủy thác tiền gửi không sai pháp luật vì chủ trương này thuộc phạm vi của ACB để thực hiện mục tiêu kinh doanh, phù hợp với lợi ích cổ đông.
Theo luật sư Hùng, kết luận của đại diện viện kiểm sát nêu rằng, tại thời điểm thống nhất chủ trương uỷ thác gửi tiền là trái với đối tượng uỷ thác. Kết luận này trái với kết luận của Ngân hàng Nhà nước.
Việc uỷ thác gửi tiền của ACB không vi phạm điều 106 luật các tổ chức tín dụng. Thực tế, chưa có văn bản nào định nghĩa "sau khi có hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước".
9h05: Luật sư Hùng tiếp tục đưa ra quan điểm bào chữa tội cố ý làm trái. Ông Đôn Hùng cho rằng, trong tội Cố ý làm trái, đại diện Viện Kiểm sát mới chỉ đưa ra một nửa sự thật, còn một nửa sự thật sẽ mãi mãi không được công bố.
8h50: Tiếp tục đưa quan điểm bào chữa về hành vi kinh doanh trái phép của bầu Kiên, tại Tòa, luật sư Đoàn Đôn Hùng đưa ra hàng loạt văn bản mà theo luật sư Hùng là chứng cứ trong kinh doanh trái phép giữa một số doanh nghiệp với Ngân hàng. Các doanh nghiệp này không có đăng ký kinh doanh thể hiện góp vốn, cổ phần, cổ phiếu nhưng vẫn thực hiện góp vốn cổ phần.
Liên quan đến tội danh trốn thuế, ông Hùng cung cấp văn bản của Công ty B&B hỏi cơ quan thuế về hướng dẫn thuế phải nộp.
8h40: Theo cáo buộc, Kiên trốn thuế do biết Quốc hội ra quyết sách về việc miễn thuế cá nhân. Luật sư Nam đề nghị VKS làm rõ việc chứng cứ để quy kết Kiên biết quyết sách này để phạm tội trốn thuế.
Đối với hợp đồng ủy thác giữa em gái Kiên Nguyễn Thúy Hương với Công ty B&B và hợp đồng ủy thác kinh doanh với Ngân hàng ACB, ông Nam cho rằng được kê khai đầy đủ. "Cho nên việc truy tố ở đây thực chất là cơ quan pháp luật đánh giá hợp đồng không hợp pháp", ông Nam nói.
Luật sư Nam cũng đề nghị VKS làm rõ vấn đề phương pháp giám định, đối tượng giám định, tiêu chuẩn giám định... Ông Nam cũng cho rằng, giám định viên đã quên chế độ miễn giảm 30% thuế thu nhập của Công ty B&B. "Vậy vấn đề này có thể thẩm tra được không", ông Nam đặt vấn đề.
8h25: HĐXX bắt đầu làm việc. Luật sư Vũ Xuân Nam tiếp tục đưa quan điểm bào chữa cho bị cáo Kiên.
8h00: Từ trước đó, bị cáo Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo đã có mặt tại Tòa.
Ngày hôm qua 27/5, sau khi kết thúc phần xét hỏi, HĐXX chuyển sang phần tranh luận. Trước khi bước vào phần tranh luận, đại diện VKS đã đọc kết luận truy tố đối với bầu Kiên và đồng phạm. Theo đó, với việc bị cáo buộc 4 tội danh: Kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bầu Kiên bị đề nghị mức án chung là 30 năm tù giam.
Ngay sau khi đại diện VKS kết thúc phần kết luận truy tố, các luật sư bắt đầu phần bào chữa cho thân chủ của mình.
Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đều cho rằng, hai bị cáo này chỉ là người làm công ăn lương, việc làm của các bị cáo là không cùng ý chí với Nguyễn Đức Kiên là chỉ làm theo chỉ đạo, không được hưởng lợi, cho nên việc cáo buộc hai bị cáo này là đồng phạm giúp sức là không đúng.
Các luật sư bảo vệ cho bầu Kiên cũng bắt đầu bước vào phần tranh tụng. Theo lập luận của các luật sư đưa ra tại phần bào chữa của mình, bầu Kiên không có tội.
Ngày hôm nay (28/5), các luật sư tiếp tục tham gia tranh luận tại tòa với phần bào chữa cho Nguyễn Đức Kiên và các bị cáo khác.
Mức án đề nghị của VKS đối với các bị cáo: 1./. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, nguyên chủ tịch hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB, nguyên phó chủ tịch hội đồng sáng lập ACB): 30 năm tù giam. 2./. Bị cáo Lê Vũ Kỳ (58 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 7-8 năm tù giam. 3./. Bị cáo Trịnh Kim Quang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 6-7 năm tù giam 4./. Bị cáo Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo 5./. Bị cáo Lý Xuân Hải (49 tuổi, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng ACB): 12-14 năm tù giam 6./. Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn (56 tuổi, nguyên thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng ACB): 3 năm tù cho hưởng án treo. 7./. Bị cáo Trần Ngọc Thanh (62 tuổi, nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 9-10 năm tù giam. 8./. Bị cáo Nguyễn Thị Hải Yến (45 tuổi, nguyên kế toán trưởng Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội): 7-8 năm tù giam.
Theo Xahoi
Nợ quốc gia "đội thêm" 1%, nhiều khoản nợ tăng... gấp đôi Báo cáo kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước thể hiện, các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, tổng dư nợ đến 31/12/2012 là hơn 1,6 triệu tỷ đồng, bằng 55,7% GDP (năm 2011 là 54,9% GDP). Trong đó, nợ Chính phủ là gần 1,3 triệu tỷ (chiếm 77,91% nợ công); nợ được Chính phủ...