Vocarimex đáng gì để SCIC “hét” giá cao
Ngày 15/8 tới đây, TCty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ thoái hết 36,3% vốn (hơn 44,21 triệu cổ phần) đang nắm giữ tại Tcty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam thông qua đấu giá công khai.
Theo đó, SCIC sẽ đưa 44.211.900 cổ phần Vocarimex ra bán đấu giá trọn lô, với giá khởi điểm mỗi cổ phần 22.300 đồng/cp, tương ứng giá khởi điểm trọn lô cổ phần xấp xỉ 986 tỷ đồng. Đây cũng là toàn bộ số cổ phần Vocarimex mà SCIC đang nắm giữ.
SCIC hiện nắm giữ 36,3% vốn tại VOC (hơn 44,21 triệu cổ phần)
Nhà nước có thu về gần 1.000 tỷ đồng?
Vocarimex tiền thân là Công ty Dầu thực vật Miền Nam, thành lập năm 1976. Năm 2011 Tổng công ty được chủ trương cổ phần hóa, và năm 2014 chính thức chuyển thành công ty cổ phần, với vốn điều lệ ban đầu 1.218 tỷ đồng. Năm 2016 công ty lên sàn với mã chứng khoán VOC.
Về cơ cấu cổ đông, công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối của Vocarimex là Tập đoàn Kido với 51% vốn (tương ứng gần 62,12 triệu cổ phần), SCIC là cổ đông lớn thứ 2 của Vocarimex.
Được biết, cách đây 2 năm Tập đoàn Kido bất ngờ ra thông báo đã hoàn tất mua thêm 27% cổ phần để nâng tổng ty lệ nắm giữ tại Vocarimex lên 51%. Việc nắm quyền kiểm soát Vocarimex là mục tiêu mà Kido đã theo đuổi suốt 3 năm qua. Với việc nắm Vocarimex, Kido quyết tâm thúc đẩy phát triển mảng dầu ăn.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Xuân Liễu, Tổng giám đốc Vocarimex cho biết, ngành dầu ăn còn nhiều dư địa tăng trưởng và quy mô ngành rất hấp dẫn, 30.500 tỷ đồng, trong đó 50% nằm ở thị trường bán lẻ, 5% xuất khẩu và 45% ở kênh công nghiệp và thương mại. Vocarimex đang đảm nhiệm vai trò khai thác kênh khách hàng công nghiệp và xuất khẩu.
Việc SCIC muốn thoái vốn cao hơn 34% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu VOC là điều không dễ dàng.
Với lợi thế trong việc sở hữu cổ phần tại các công ty dầu ăn có thị phần lớn ở Việt Nam như Cái Lân, Tường An cùng với năng lực sản xuất hiện có, Vocarimex vẫn có khả năng tăng trưởng trong thời gian tới. Ngoài ra, sự xuất hiện của Kido cũng là một yếu tố giúp bộ máy quản lý của công ty hoạt động hiệu quả hơn…
Rủi ro tiềm ẩn
Tuy nhiên, rủi ro đối với Vocarimex chính là việc sở hữu nhiều công ty dầu ăn có các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với nhau và thuế nhập khẩu dầu thực vật bằng 0% từ tháng 5/2017, làm gia tăng cạnh tranh từ các đối thủ trong ngành…
Sau khi chung nhà với Kido, Vocarimex đã mấy lần tái khởi động lại ý định chuyển sang niêm yết trên sàn HoSE. Tuy nhiên, thời gian qua việc chuyển sàn vẫn dậm chân tại chỗ.
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 doanh thu Vocarimex giảm 39% so với cùng kỳ, đạt 1.320 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 28%, còn hơn 99 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu VOC cũng đã giảm mạnh mấy năm trở lại đây. Mức giá 22.300 đồng/cổ phiếu như giá khởi điểm đấu giá đã là quá khứ hơn 2 năm trước của VOC. Vì vậy, việc SCIC muốn thoái vốn cao hơn 34% so với thị giá hiện tại của cổ phiếu VOC là điều không dễ dàng.
Một khó khăn lớn nhất mà Vocarimex đang đối mặt, hiện nay đó phần lớn bản chất ngành dầu ăn Việt Nam vốn phụ thuộc vào nguồn dầu cọ (palm oil) mà Malaysia. Mặc dù đẩy mạnh đầu tư cho nhà máy và khai thác thị trường, nhưng hiệu quả của Vocarimex mang lại chưa chắc đã khả quan. Bởi lẽ, các doanh nghiệp nội vẫn bị động đến 90% nguyên liệu sản xuất, phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu nguyên liệu biến động theo hướng tăng, doanh nghiệp nội càng không dễ hạ giá bán để tăng thị phần.
Bởi vậy, việc giành lại thị phần chi phối từ tay doanh nghiệp ngoại không hề dễ dàng, nếu không nói là không thể.
Ông Nguyễn Khải – Nhà đầu tư từng sở hữu cổ phiếu Vocarimex trên sàn phân tích, hiện các doanh nghiệp sản xuất dầu ăn nội tạo ra giá trị gia tăng thấp, chủ yếu là pha trộn. Trong khi đó, nguyên liệu chính là dầu cọ thì trong nước không phát triển được vùng nguyên liệu. Bởi vậy, doanh nghiệp nội chỉ có thể hưởng lợi từ sự tăng trưởng chung của ngành. “Có thể đây cũng là lý do mà Nhà nước không còn quyết tâm nắm cổ phần chi phối tại Vocarimex”.
Dương Thuỳ
Theo enternews.vn
SCIC 'chốt' thoái toàn bộ vốn khỏi Vocarimex, dự thu tối thiểu 985 tỷ đồng
SCIC quyết định thoái toàn bộ vốn khỏi Vocarimex theo phương thức bán cả lô cổ phần, dự thu tối thiểu 985 tỷ đồng.
SCIC thoái toàn bộ vốn khỏi Vocarimex, dự thu tối thiểu 985 tỷ đồng
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vừa đưa ra thông báo bán đấu giá cổ phần tại Tổng công ty Công nghiệp dầu thực vật Việt Nam (Vocarimex).
Theo đó, SCIC quyết định bán đấu giá toàn bộ 442,1 cổ phần, tương đương 36,3% vốn điều lệ Vocarimex mà SCIC đang nắm giữ.
Phương thức chào bán là đấu giá cả lô cổ phần. Tỷ lệ đặt cọc là 10%.
Giá khởi điểm cho mỗi cổ phần là 22.300 đồng. Như vậy, để sở hữu toàn bộ lô cổ phần trên, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 985 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch sáng 26/7, thị giá mỗi cổ phần Vocarimex (mã chứng khoán: VOC) ở mức 16.800 đồng, thấp hơn 33% so với giá khởi điểm SCIC đưa ra.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ 2019 của Vocarimex, nửa đầu năm nay, doanh thu thuần của tổng công ty này đạt 1.320 tỷ đồng, giảm tới 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp của Vocarimex chỉ vỏn vẹn 15,4 tỷ đồng, bằng 1/4 mức thực hiện kỳ trước.
Bù lại, trong kỳ, tổng công ty này ghi nhận tới 123 tỷ đồng doanh thu tài chính, gấp 3,6 lần kỳ trước.
Về chi phí, chi phí tài chính của Vocarimex trong nửa đầu năm nay ở mức 25 tỷ đồng, tăng 15%; chi phí bán ở mức 23,5 tỷ đồng, giảm 13%; chi phí quản lý doanh nghiệp ở mức 20,1 tỷ đồng, giảm 14%.
Kết thúc nửa đầu năm, lợi nhuận trước thuế của Vocarimex đạt 98,9 tỷ đồng, giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết ngày 30/6/2019, tổng tài sản của Vocarimex ở mức 2.982 tỷ đồng, hình thành từ 843 tỷ đồng nợ phải trả và 2.139 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
"Đại gia" ngành dầu ăn nơi SCIC sắp thoái vốn nghìn tỷ giàu cỡ nào? "Đại gia" dầu ăn Vocarimex hiện có năng lực sản xuất toàn tổ hợp chiếm khoảng 81% tổng công suất dầu tinh luyện của toàn ngành. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) vừa thông báo đấu giá cổ phần của SCIC tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam - Công ty cổ phần...