VOA: “Không ai có thể ngăn Ấn Độ thăm dò dầu khí trong vùng biển Việt Nam”
Việt Nam tuyên bố không một ai có thể ngăn cản Ấn Độ thăm dò dầu khí trong các vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Hãng tin Press Trust of India chiều ngày 28/04/2015 đăng bài viết có tựa đề vừa kể, và dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, nói rằng “Việt Nam hoan nghênh các dự án đầu tư của Ấn Độ, vốn đã có từ lâu.”
Ông nhắc lại rằng dự án thăm dò dầu khí đầu tiên của Ấn Độ đã khởi sự từ năm 1988, với sự tham gia của Tập đoàn Khai thác Dầu khí Ấn Độ, gọi tắt là ONGC. Công tác thăm dò sẽ được nới rộng để bao gồm thêm nhiều lô dầu khác của Việt Nam.
Không ai có thể ngăn Ấn Độ thăm dò dầu khí trong vùng biển VN
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ nói rằng các dự án trong cuộc đã được chấp thuận để các công ty Ấn Độ thăm dò và khai thác dầu khí trong các vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Và vì lẽ đó – theo lời ông “không một ai có thể ngăn cấm điều đó.”
Video đang HOT
Hồi tháng 10 năm ngoái, chỉ vài giờ sau khi Ấn Độ ký một thoả thuận thăm dò dầu khí với Việt Nam tại hai lô dầu phụ trội trong vùng biển thuộc lãnh thổ của mình, Trung Quốc cảnh báo Hà Nội rằng: “nước này cực lực chống đối bất cứ hoạt động thăm dò dầu khí nào trong Biển Đông, nếu các dự án này phương hại tới chủ quyền và các lợi ích biển của Bắc Kinh”.
Trong khi đó, Ấn Độ và Việt Nam đang tìm cách phát triển hơn nữa các mối quan hệ thương mại song phương, kể cả trong lĩnh vực du lịch.
Du khách Ấn Độ đến thăm Việt Nam, theo lời Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, đã tăng 100% mỗi năm, với 55,000 lượt khách hồi năm ngoái.
Đại sứ Tôn Sinh Thành cho biết kim ngạch mậu dịch Ấn-Việt hồi năm ngoái đạt 5, 5 tỉ đôla, và các mặt hàng xuất khẩu ăn khách nhất của Việt Nam sang Ấn Độ là các sản phẩm điện tử, hải sản, gạo và hồ tiêu.
Ấn Độ có 85 công ty đầu tư vào Việt Nam, kể cả công ty ô tô Baja, và công ty Ashok Leyland thuộc tập đoàn Hinduja hàng đầu của Ấn Độ.
Theo VOA
Trung Quốc bổ sung 2 tàu công trình hỗ trợ khai thác dầu khí ở Biển Đông
Tờ Quan sát Trung Quốc đưa tin, Bắc Kinh ngày 6/3 đã chính thức biên chế hai tàu công trình nước sâu đa năng có khả năng tác nghiệp ở độ sâu 3.000 m cho Tập đoàn dầu khí Trung Quốc (CNOOC).
Tàu "Hai Yang Shi You 286". (Ảnh: News.cn)
Các tàu này được cho là sẽ tăng cường các hoạt động của CNOOC trong thăm dò khai thác dầu khí ở khu vực nước sâu trên Biển Đông. Hai tàu nước sâu này lần lượt là "Hai Yang Shi You 286" và "Hai Yang Shi You 291".
Tàu "Hai Yang Shi You 286" được chế tạo bởi Công ty đóng tàu Hoàng Phố, với tổng đầu tư chế tạo khoảng 1 tỷ nhân dân tệ. Tàu có chiều dài 140,75 m, chiều rộng 29 m và chiều cao 12.80 m. Tàu có độ mớn nước 8,5 m, tốc độ tối đa 11 hải lý/giờ, có khả năng hành trình liên tục 10.000 hải lý. Tải trọng lớn nhất của tàu là 11227,85 tấn, diện tích boong tàu 1900 mét vuông với phi hành đoàn 150 người.
Tàu "Hai Yang Shi You 286" sẽ đảm nhận nhiệm vụ lắp ghép kết cấu khung giàn khoan, lắp đặt cáp dưới đáy biển, lặn bão hòa, đồng thời làm nhiệm vụ hộ tống, phục vụ đắc lực cho Trung Quốc trong việc thăm dò dầu khí tại khu vực nước sâu trên Biển Đông.
Trong khi đó, tàu "Hai Yang Shi You 291" có chiều dài 109,8 m, chiều rộng 24 m, độ mớn nước 7,8 m. Về cơ bản tàu này có tính năng giống tàu 286 nhưng còn có khả năng tác nghiệp đào đất dưới đáy biển, lắp ráp hệ thống neo cho giàn khoan, đồng thời có thể nhanh chóng hình thành năng lực phối hợp với các tàu khác trong khai thác tại khu vực biển sâu.
Bài báo của "Hai Yang Shi You 286", việc đưa vào sử dụng 2 tàu này sẽ giải quyết sự thiếu hụt tàu công trình đa năng nước sâu cho Trung Quốc, giúp nước này có thể tác nghiệp bao phủ Biển Đông, nâng cao khả năng khai thác dầu khí tại Biển Đông.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục tiến hành các động thái gây hấn trên Biển Đông hòng thay đổi nguyên trạng, động thái trên có thể khiến cho các quốc gia ven Biển Đông quan ngại sâu sắc.
Hương Giang
Theo Quan sát Trung Quốc
Mỹ kéo Ấn Độ vào Biển Đông Chưa đầy hai tháng sau khi ra tuyên bố Tầm nhìn chiến lược chung Mỹ - Ấn về khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong chuyến công du New Delhi của Tổng thống Barack Obama, một chỉ huy quân sự hàng đầu của Mỹ nói rõ rằng, TQ không có quyền phản đối những hoạt động hải quân của Ấn Độ...