Vờ xin ngủ nhờ, bỏ lại con trai
Hơn 10 ngày trôi qua, gia đình ông Hồ Thanh Minh, Bí thư đảng ủy phường Phước Hòa, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam, ngày đêm trông ngóng mẹ của một cháu trai trên 2 tuổi đến đón cháu về, nhưng vẫn không thấy mẹ cháu đâu.
Nghĩ rằng mẹ cháu đã bỏ cháu lại, nên gia đình ông làm hồ sơ gửi cho Ban Tư pháp phường xin làm giấy khai sinh để nhận làm con nuôi.
Ông Minh kể: Lúc 12h ngày 26-6, khi nhà đang ăn cơm thì có hai mẹ con nói giọng Bắc vào xin cơm và xin ở nhờ một đêm để hôm sau về Bắc.
Thấy hai mẹ con không có nơi nương tựa, không cơm ăn, nên gia đình ông Minh cho hai mẹ con ăn cơm và ngủ nhờ một đêm.
Cháu trai vui vẻ bên “mẹ nuôi”
Bỗng dưng đêm khuya, người mẹ trẻ này đã bỏ lại đứa con trai ở gia đình ông Minh.
Sáng hôm sau, cả nhà thức dậy mới tá hỏa phát hiện người phụ nữ ấy đã đi từ lúc nào, còn cháu trai vẫn ngủ trên giường.
Khi vào giường, gia đình ông Minh phát hiện một giá thư của người phụ nữ ấy để lại nhờ gia đình ông Minh nuôi giúp cháu.
Ngoài lá thư ra, có một giấy chứng minh của người phụ nữ ấy tên Hồ Thị Hiên (quê Việt Trì, Phú Thọ).
Ông Minh cho biết, sau khi chị Hiên bỏ đi, sáng hôm sau ông làm hồ sơ và báo cáo sự việc này lên phường để làm giấy khai sinh xin nhận cháu trai này làm con nuôi. Gia đình ông đặt tên cho cháu trai là Hồ Thanh Bình.
Video đang HOT
Theo PLVN
Bỏ rơi con để về quê ăn Tết!
Một bé vừa bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại trung tâm nhân đạo Quê Hương
Vừa sinh ra đã bị bỏ rơi, chúng là những đứa con "lầm lỡ" của nhiều công nhân các khu công nghiệp ở Bình Dương. Nạn bỏ rơi con đang trở nên nhức nhối tại các khu công nghiệp nơi đây.
Gần 10 đứa bé nối nhau khóc "oe oe". Cô bảo mẫu tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương nói: "Bọn trẻ cùng bị bỏ rơi nên khóc thì cùng khóc một lượt như "hát đồng dao" vậy đó". Nghe mà đắng lòng, tự hỏi liệu trên đời này có còn "khúc đồng dao" nào bất hạnh hơn thế?
Phúc, Cổng, Hảo, những cái tên số phận
Chúng tôi đến Trung tâm nhân đạo Quê Hương (xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, Bình Dương) vào những ngày đầu năm 2011. Trung tâm vừa tiếp nhận đứa bé thứ 325 bị bỏ rơi. Trong phòng, 4 em bé chưa đầy 3 tháng tuổi nằm kế nhau trong một chiếc nôi lớn. Có bé mắt chưa thể mở to.
"Thế mà cha mẹ nó đành đoạn bỏ được" - một giáo vụ ẵm bé vừa lượm được thốt lên nghẹn lời. Mấy ngày trước, bé bị vàng da, yếu ớt, suy kiệt... Giờ bé bắt đầu bú mạnh, ngủ ngon giấc, cũng ít khóc hơn. Tên trong hộ khẩu của bé là Huỳnh Tiểu Bắc.
Ông Phan Văn Bảy, Phó Giám đốc trung tâm nhân đạo Quê Hương đưa cho tôi xem những cái tên khác trong sổ hộ khẩu của "gia đình". Và kể câu chuyện buồn của những cái tên mà ông còn nhớ.
Ông Phan Văn bảy và những cuốn sổ hộ khẩu của con rơi
Một ngày nọ khi vừa mở cổng, phát hiện một em bé đỏ hỏn nằm chơ vơ, ông Bảy nhặt vào và đặt tên là Cổng. Người ta nói tên Cổng nghe kỳ quá nên ông đổi thành Công...
Một em bé khác được tìm thấy khi kiến đã bu đỏ người. Em may mắn sống sót. Và ông Bảy đặt nó tên là Phúc.
"Có đứa tôi phát hiện bị người ta bỏ trong thùng mì Hảo Hảo rồi vứt ngoài ngã ba đường. Tôi mang về và đặt tên cho nó là Hảo. Hảo, cái tên nghe cũng đẹp" - ông Bảy tự trào vậy. Nhưng giọng ông nghe thật buồn.
Hơn 7 năm làm việc tại trung tâm, ông Bảy không nhớ mình đã "sáng tác" bao nhiêu cái tên như vậy. Đứa ở góc chợ, đứa trên vỉa hè, thậm chí có đứa được tìm thấy tại bãi rác...
Rồi chúng sẽ lớn lên, chúng sẽ hỏi rằng, ai sinh ra chúng? Ai có thể trả lời.
Người ta chỉ biết, Trung tâm Nhân đạo Quê Hương nằm gần nhiều KCN như Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp...
Người ta chỉ biết, câu chuyện bé Bắc, bé Hảo, bé Phúc chỉ nối thêm vào những ám ảnh xót xa của vấn nạn vứt con quanh các khu công nghiệp, không chỉ riêng tại Bình Duơng.
Về quê Tết, bỏ con thơ khóc giữa đường đời
Ông Bảy đưa tôi xem hình ảnh 2 thai nhi do một người đàn ông tâm thần lôi ra từ sọt rác vào dịp gần Tết năm 2010.
"Những đứa trẻ với hình hài không bình thường là một thứ "của nợ" đối với nhiều công nhân. Có lần, chúng tôi phát hiện một đứa bé bị vứt ngoài đường, một bên đầu bị móp. Để cứu sống bé, chúng tôi phải đưa đi cấp cứu, điều trị hơn 80 triệu đồng" - ông Bảy nói.
Ngoài những thiên thần mang khuôn mặt sáng trong, tôi còn gặp nhiều đứa bé mù, bại não, tay chân dị dạng...
Nào ta cùng vào tắm thôi
Ông Bảy giải thích, lo sợ gia đình, cha mẹ biết chuyện nên có công nhân sau khi biết mình có thai tìm mọi cách che giấu. Khi có thai, có người tìm cách bó bụng để giấu bào thai. Đến khi sinh ra, đứa bé không có thể trạng bình thường được nữa.
Thậm chí, cách đây chừng một năm, nữ công nhân tên Q.T.N, làm việc tại một công ty trong KCN Việt Nam-Singapore, Bình Dương đã trốn ra bãi đất hoang tự sinh con và chôn luôn con của mình.
"Tại thân phận họ đáng thương" - ông Bảy chua xót. Do điều kiện khó khăn, 4-5 công nhân rủ nhau thuê một phòng trọ, có khu trọ nhiều nam nữ sống chung. "Lửa gần rơm" lâu ngày nảy sinh tình cảm, không kiềm chế bản thân để xảy ra chuyện mang thai ngoài ý muốn.
Nhờ được chăm sóc chu đáo tại trung tâm, nay các bé bị bỏ rơi đã lớn
Theo ông Bảy, gần Tết, công nhân bỏ con nhiều. Vì họ gặp khó khăn hay cố tình muốn giấu cha mẹ chuyện có con.
"Năm nào cũng vậy, vào khoảng thời gian này, Trung tâm nhân đạo Quê Hương đều nhận 5-7 đứa trẻ bị vứt bỏ".
Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận An, Bình Dương lại vừa có một nữ công nhân vượt cạn xong rồi trốn đi, bỏ lại một bé trai kháu khỉnh còn đỏ hơn. Cô mới 23 tuổi, tạm trú tại xã Bình Hòa, huyện Thuận An. Câu chuyện không lạ với những bác sĩ ở bệnh viện này.
Theo Bee
Tin thêm vụ tự sinh ném con ra mương nước CQĐT đánh giá, đây là vụ giết con mới đẻ do Bùi Thị Lan thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp do bị ảnh hưởng tư tưởng lạc hậu và trong hoàn cảnh đơn chiếc, sợ dư luận và bế tắc. Ngày 9/12, Công an quận 9 (TP HCM) cho biết không khởi tố vụ án hình sự đối với Bùi Thị...