Vợ vừa đi làm về chồng đã quát ỏm tỏi: “Nhanh vào nấu cơm”, phản ứng sau đó của mẹ chồng mới thực sự bất ngờ
Lan vừa đi làm về, còn chưa kịp thở đã nghe thấy tiếng của Quân đang ngồi vắt chân chữ ngũ ở ghế sai khiến.
Lấy Quân được 3 năm, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều đến tay Lan. Trong khi đó cô cũng đi làm, còn Quân, cứ mỗi buổi tan sở, về nhà cởi bỏ trang phục là anh ngồi vắt chân chữ ngũ lướt điện thoại hoặc chơi game.
Ấy thế mà anh còn chưa vừa mắt với vợ mình, Lan làm việc gì không ưng ý là Quân lớn tiếng quát mắng cô. Anh nghiễm nhiên cho rằng việc nhà là của phụ nữ, đàn ông chỉ việc kiếm tiền.
Chồng gia trưởng nhưng Lan không bao giờ than thở. Cô luôn cố gắng làm tốt mọi việc để vừa ý anh. Nhiều người khuyên Lan hãy vùng lên nhưng nghĩ lại “cơm sôi nhỏ lửa đời nào khê”, Lan lại nín nhịn.
Mọi việc trong nhà Quân dành hết cho vợ làm. (Ảnh minh họa)
Mấy bữa nay có mẹ chồng của Lan lên chơi, vừa thăm cháu vừa muốn xem xét vợ chồng cô ở thành phố sống thế nào.
Bà ở mấy ngày đều quan sát được cách cô làm việc, chăm sóc và lo toan việc gia đình. Quân thấy có mẹ lên, anh càng thể hiện cái uy của mình trong nhà. Hết bắt bẻ chuyện này, anh lại cằn nhằn với cô việc khác.
Chiều qua, khi Lan vừa tan làm trở về nhà, vừa cất được đôi guốc lên giá đã nghe thấy tiếng Quân cáu bẳn: “ Nhanh nhanh vào nấu cơm đi, không lại tối mò ra mới có cơm ăn. Mẹ tôi không ăn muộn như cô được đâu”.
Lan định lên tiếng thanh minh cho mình rằng giờ tan sở, đường đông, cô cũng đã cố gắng đi nhanh về nhà. Thậm chí cô còn chưa nghỉ ngơi đây. Nhưng rồi Lan lại thôi.
Nhưng bỗng từ trong phòng đi ra, mẹ Quân ném thẳng chiếc gối vào mặt anh quát: “ Mày về nhà từ sớm rồi thì không xắn tay xuống bếp hộ vợ mày đi. Ở đấy mà sai khiến à?”.
Quân tức tối: “ Mẹ, mẹ làm gì đấy? Việc đấy của đàn bà chứ con làm sao được?”.
Video đang HOT
Mẹ Quân liền chỉ thẳng vào anh lớn giọng: “À thế là mày nói cả bà già này, mày định bảo mẹ mày ở nhà ăn không ngồi rồi đáng nhẽ phải xuống bếp nấu cơm hầu hạ mày chứ gì?”.
Lan thấy mẹ chồng nóng tính, lại không muốn hai mẹ con bất hòa, cô liền vào khuyên can: “Thôi mẹ, để con nấu cơm ạ”.
Nhưng mẹ chồng vội giữ tay cô lại nói: “ Con cứ để mẹ. Mẹ lên đây đã gần 1 tuần, mọi việc mẹ đều quan sát hết rồi. Thằng Quân nó là con mẹ thật nhưng nó cư xử với vợ như thế là không được. Ở đâu có cái tính gia trưởng, mọi việc đổ dồn lên vai vợ. Ở nhà bố mẹ có dạy nó thế đâu.
Quân nay mẹ muốn con xuống bếp nấu cơm còn để cái Lan nó nghỉ ngơi. Nó cũng đi làm, mày cũng đi làm. Về nhà nó cơm nước rồi đón con, chăm con còn mày chỉ chúi mặt vào cái điện thoại”.
Bị mẹ sai khiến Quân hậm hực nhưng cũng không dám cãi thêm. Anh xuống bếp nấu cơm rồi dọn dẹp nhà cửa. Còn Lan được mẹ chồng “bảo kê” không phải làm gì.
Mẹ chồng nghiêm khắc trị cho Quân 1 bài học. (Ảnh minh họa)
Bữa ăn hôm đó tuy đạm bạc vì Quân không giỏi chuyện bếp núc nhưng món nào cũng ra món đó, vừa ăn không đến nỗi.
Mẹ Quân ôn tồn bảo hai con: “Hai đứa làm vợ chồng thì phải thương yêu nhau đừng có đổ trách nhiệm lên vai đối phương. Quân con phải biết thương vợ mình. Nó chịu thương chịu khó, chứ mày nghĩ xem mày lấy con khác nó có chịu đựng được tính mày không?
Lan nữa, con cũng phải biết đấu tranh cho mình, đừng âm thầm chịu đựng tất cả. Cái đó không hẳn là tốt đâu. Mình là vợ chứ không phải kẻ hầu người hạ con ạ.
Vợ chồng có thương yêu, san sẻ cho nhau thì cái hạnh phúc gia đình mới bền lâu được”.
Lan nắm lấy tay bà rưng rưng xúc động. Còn Quân lí nhí nói: “Anh xin lỗi vợ”.
Biết con trai đã hối lỗi nhưng để trừng phạt con mình, mẹ anh nói tiếp: “ Mẹ nhờ cô Dung đặt vé đi du lịch rồi, ngày mai mẹ với Lan sẽ đi nghỉ dưỡng. Con tự ở nhà chăm sóc bản thân và lo cho 2 đứa trẻ”.
Hôm sau, Lan và mẹ chồng lên xe tiến thẳng đến khu nghỉ dưỡng còn Quân ở nhà đánh vật với 2 đứa trẻ. Lúc đó anh mới hiểu ra được những vất vả của vợ mình.
Còn Lan thì thủ thỉ hỏi mẹ chồng: “ Sao mẹ tốt với con thế ạ?”.
Bà liền cười khanh khách: “Mẹ cũng khôn lắm chứ. Mẹ làm thế có thiệt đâu. Về già mẹ con phải nhìn sắc mặt con dâu cơ mà”.
Mỗi tháng chồng đóng góp 6 triệu, vợ vẫn cằn nhằn đòi thêm
Mỗi tháng kiếm được 13 triệu, tôi đưa vợ 6 triệu chi tiêu gia đình và học hành của con cái. Vậy mà cô ấy cằn nhằn chê ít.
Tôi đang cảm thấy chán nản, mệt mỏi với người vợ chỉ biết đến tiền. Ngày xưa, cô ấy chân ướt, chân ráo ở quê lên thành phố, làm công nhân may mặc, lương 4 triệu/tháng, ở nhà trọ ẩm thấp.
Tôi là người gốc Hà Nội. Nhà cửa không rộng rãi nhưng cũng có chỗ chui ra chui vào. Thu nhập của tôi lúc đó cũng chỉ được 5 triệu đồng.
Ảnh: Quốc Khánh
Chúng tôi gặp nhau, nảy sinh tình cảm nam nữ và quyết định về chung một nhà. Trước khi kết hôn, hai đứa động viên nhau, cố gắng làm lụng, tằn tiện chi tiêu, sau này còn sinh con, mua căn nhà khác. Vì ngôi nhà tôi ở là của bố mẹ, tương lai sẽ chia cho 3 anh em tôi.
Sau khi kết hôn, vợ tôi nghỉ làm nhà máy, xin vào làm tạp vụ cho công ty bất động sản. Thu nhập hai vợ chồng cũng được 10 triệu/tháng. Khi chưa có con, mức đó là quá dư dả. Chúng tôi không phải đắn đo, suy nghĩ.
Tuy nhiên, 2 đứa con ra đời, mọi thứ trở nên khó khăn hơn. Tiền tháng nào hết tháng đấy, chưa kể chúng tôi phải rút cả tiết kiệm ra chi tiêu. Thiếu thốn trăm bề nhưng chúng tôi không xảy ra cãi cọ, dằn hắt nhau.
Lúc kinh tế khủng hoảng nhất, tôi được cậu bạn thân giới thiệu công việc làm ngoài giờ. Mỗi tháng tôi cũng kiếm được thêm 8 triệu.
Khoản lương 5 triệu ở cơ quan, tôi chuyển thẳng vào tài khoản của vợ và đưa thêm cô ấy 1 triệu. Như vậy, hàng tháng tôi đóng góp 6 triệu cho vợ nuôi con, lo chi phí sinh hoạt gia đình.
Số tiền còn dư, tôi gửi tiết kiệm, dồn vào một khoản mua xe máy. Thế nhưng, dạo gần đây, vợ tôi hay cằn nhằn chuyện tiền bạc, yêu cầu chồng đưa thêm 3 triệu. Cô ấy bảo, các con đi học tốn kém, đầu tư tiếng Anh, tham gia dã ngoại, vật giá cũng đắt đỏ hơn.
Vợ còn muốn dăm bữa, nửa tháng cho các con ra ngoài ăn, thay đổi không khí hoặc 1 năm đi nghỉ mát 1 lần. Tôi thấy vợ vô lý nên không đồng thuận.
Con tôi học trường công, học phí và tiền bán trú cũng chỉ 1 triệu/tháng. Hai đứa là 2 triệu. Bốn triệu còn lại là tiền ăn uống, điện nước.
Tôi cả ngày ở cơ quan, chỉ ăn ở nhà 1 bữa, lại không có thói quen rượu chè, nhậu nhẹt, thuốc lá, vợ đỡ được một khoản mua mồi nhắm. Điện nước nhà tôi mùa cao điểm nắng nóng cũng tối đa 700 nghìn đồng.
Với mức chi tiêu đó, 6 triệu tôi đưa và 5 triệu lương của vợ là thoải mái. Tôi nghĩ, gia đình mình không giàu có, những khoản ăn nhà hàng, du lịch, học thêm cho các con nên giảm bớt. Nếu cứ a dua, chạy theo người ta là tự làm khổ mình.
Con cái học giỏi là cho bản thân chúng nó, tôi không nặng nề về điểm số hay thành tích. Chuyện học hành không bị áp lực, các con sẽ có tuổi thơ đúng nghĩa, bản thân hai vợ chồng đỡ nặng đầu lo lắng.
Tôi phân tích với vợ, nhà cửa mình không mất tiền thuê trong khi bao người ở tỉnh lẻ về Hà Nội phải thuê trọ khổ sở. Cuộc sống nên biết tự hài lòng.
Các bạn thấy suy nghĩ và quan điểm có gì sai? Vậy mà vợ quay ra rủa xả tôi là đồ chắc lép, ù lì, không lo nổi cho gia đình.
Ba ngày nay, vợ tôi xách đồ về quê, để tôi xoay sở trông con, cơm nước.
Theo các bạn, tôi phải làm gì để hóa giải mâu thuẫn này? Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Em không ngại anh từng đổ vỡ hay nhiều tuổi Em đi tìm anh giữa dòng đời tấp nập, xô bồ và còn nhiều ngổn ngang. Tìm anh - người mang đến cho em cảm giác an toàn, giữa bộn bề lo toan, giữa những mệt mỏi ngoài xã hội. Cần anh xuất hiện để cùng nhau có một tổ ấm đơn giản, độc lập, không ồn ào và tràn đầy yêu thương....