Vợ ung thư tuyến giáp chăm chồng liệt do tai biến
Nhiều lần chị Xuân Hồng muốn buông bỏ, không hóa trị… để rời xa cuộc sống này nhưng hình ảnh người chồng bị liệt hiện lên, ý nghĩ đó dập tắt.
“Anh cố ăn, khỏe lại để em và con yên tâm học tập, làm việc”, chị Nguyễn Thị Xuân Hồng nói khi bón từng thìa cháo cho chồng – anh Nguyễn Quốc Tiến, xóm 1, thôn Long Phú, xã Hòa Thạch, Quốc Oai, Hà Nội. Xong bữa, người phụ nữ 51 tuổi mím môi, dùng hết sức xốc chồng lên giường nằm, đôi chân co quắp của anh khiến chị vất vả xoay xở. Mất vài phút, chị thở phào, đắp chăn cho chồng, vơ vội bát đĩa xuống bếp.
Hơn một tháng nay, anh Tiến nằm một chỗ, không thể tự đi lại, vệ sinh cá nhân được. Anh còn bị teo cả hai chân, tê nhức do máu không lưu thông. Đêm nào chị Hồng cũng nằm bóp chân cho chồng, xoa dịu cơn đau, thủ thỉ động viên chồng với niềm tin anh sẽ khỏe lại.
Trước đây, anh Tiến là công nhân nhà máy chè, sau khi nghỉ mất sức thì xin về làm vệ sinh môi trường ở huyện Quốc Oai. Một ngày cuối tháng 10, đang cầm chổi quét rác, anh thấy mờ mắt, chóng mặt, lắc đầu nhìn ra chỉ thấy những vệt đen, tỉnh dậy thì đã nằm trên giường bệnh, một bên người mất cảm giác, không thể cử động.
Anh Tiến là động lực giúp chị Nguyễn Thị Xuân Hồng cố gắng.
Chị Hồng nghe tin chồng gặp nạn lúc chạy ra chợ chuẩn bị cơm chiều. Người đàn bà dáng người nhỏ thó, bỗng run rẩy đôi chân dù đã cố đứng vững khi thấy chồng mình bị co giật, miệng méo xệch. Cơn đau xuất hiện ở lồng ngực, cảm giác giống giây phút chị bàng hoàng nhận phiếu kiểm tra sức khỏe thông báo mình đã bị mắc bệnh ung thư tuyến giáp giai đoạn 3.
22 ngày nằm viện chăm chồng, chị dường như không có một bữa cơm, giấc ngủ đúng nghĩa. Ngày anh ra viện, chị phải cấp cứu vì cơ thể suy kiệt. Số phận thật trớ trêu, sóng gió liên tiếp đến với gia đình nhỏ.
Một năm trước đây, chị Hồng dùng tay sờ thấy 3 hạch nhỏ ở cổ, tuy không ảnh hưởng đến ăn uống, nói chuyện nhưng khi nằm xuống chị thấy khó thở. Người phụ nữ quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời tặc lưỡi, vài ngày nữa các viên hạch sẽ biến mất, mình sẽ ngủ ngon thôi.
Một tuần rồi 2 tuần, 3 viên hạch không biến mất, những đêm bị mất ngủ cộng với tinh thần sa sút, cơ thể chị uể oải, bước đi cà nhắc. Đem chuyện của mình chia sẻ với hàng xóm, chị đều nhận được lời khuyên là nên đi kiểm tra để bác sĩ kê thuốc cho uống, khỏi bệnh mới có sức làm việc, chăm lo nhà cửa.
Sau bữa cơm tối, chị gọi điện cho con rể thu xếp thời gian, tranh thủ đưa mẹ đi khám. Sáng sớm, 2 mẹ con lên Bệnh viện Ung bướu Hà Nội khám bệnh. Chị Hồng mặc chiếc áo khoác mỏng mua từ ngày về làm dâu, trong túi có hơn 2 triệu, số tiền sẽ dành để mua thuốc theo đơn của bác sĩ khi cần.
Video đang HOT
Hàng ngày, sau bữa sáng 30 phút, chị Hồng dìu anh Tiến tập đi, hy vọng anh sớm hồi phục, đi lại bình thường như trước đây.
Sau khi xét nghiệm, siêu âm…, bác sĩ thông báo chị mắc ung thư tuyến giáp giai đoạn 3, di căn hạch cổ và thanh quản, cần nhập viện ngay để thực hiện phẫu thuật.
Ung thư, trong suy nghĩ của chị là những người bệnh đầu trọc, tay truyền hóa chất, cơ thể gầy gò, thường phải ăn cháo. Xa hơn là những cơn đau đớn, rồi mãi mãi đi về cõi vĩnh hằng, chị lau khóe mắt khi nghĩ tới những điều này, lòng đau thắt. Lo lắng vì dù con gái lớn đã yên bề, nhưng còn con gái thứ 2 vẫn đang học cấp 3, chị bệnh, có mệnh hề gì thì không biết bố con sẽ xoay sở ra sao.
Quanh năm vất vả nhưng kinh tế gia đình chỉ đủ chi tiêu, lo việc nhà, hiếu, hỷ ở xóm, việc chuẩn bị mấy chục triệu để phẫu thuật thật sự khó. “Mẹ đừng buồn, bọn con sẽ vay mượn để chữa trị cho mẹ”, câu nói của con rể kéo chị Hồng trở về thực tại. Về nhà, chị gọi điện cho con gái cả đang làm việc xa nhà. Cuộc nói chuyện lâu lâu im bặt từ phía đầu dây bên kia, điều chị nghe rõ nhất là “mẹ sẽ phẫu thuật”.
Sau vài ngày hỏi han, vay mượn từ họ hàng, quyên góp của bà con lối xóm, gom được hơn 20 triệu, chị đi nhập viện. Một tháng sau, tiếp tục với phác đồ iod phóng xạ liều cao, tác dụng phụ của liệu pháp điều trị khiến chị hoa mắt, chóng mặt, ăn uống kém, sút cân và vùng cổ luôn đau rát, tổn thương dây thanh quản, không thể nói được.
Thời gian này, chị cũng lên mạng tìm hiểu về căn bệnh, đọc những bài báo tư vấn cách ăn uống, nghỉ ngơi khoa học. Tình cờ, chị biết đến chị Nguyễn Thị Soi, 53 tuổi, TP HCM sống khỏe sau khi phẫu thuật ung thư cổ tử cung khi kết hợp dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe GHV KSol.
Hàng ngày, chị Hồng uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ksol góp phần tăng sức đề kháng, giảm tác dụng của hóa, xạ trị.
Đọc tiếp các bài viết, xem các phóng sự có liên quan, tìm hiểu kỹ rồi điện thoại trò chuyện trực tiếp với một số người bệnh khác như chú Chương, anh Chín, chị được biết Ksol góp phần tăng sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của hóa, xạ trị cho người bệnh ung thư, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, nhiều người đã sử dụng.
Vì vậy, chị quyết định đặt mua về sử dụng.Hàng ngày, chị uống theo chỉ dẫn ghi trên bao bì sản phẩm. Sau một tháng, chị đã ngủ sâu giấc, ăn uống ngon miệng, không còn cảm giác nôn khan như trước đây. Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, tái khám sau 3 tháng sử dụng Ksol, chị vui mừng khi biết 2 hạch đã tiêu biến, chỉ còn một cái. Dùng đều, thời gian này, chị tăng 5 kg, da dẻ hồng hào, nói năng bình thường, làm việc, đi lại nhanh nhẹn. “Bản thân mắc ung thư, một năm sau chứng kiến chồng đột quỵ, kinh tế gia đình chật vật, trước đây tôi từng nghĩ mình nên rời xa cuộc sống để con cái bớt khổ. Nhưng bây giờ, tôi không cho phép mình gục ngã, tôi có mệnh hệ gì thì không ai chăm sóc anh ấy”, chị Hồng nghẹn ngào.
Những vệt nắng trời đông rọi qua khe cửa căn nhà nhỏ, đang nhặt rau, nghe tiếng anh Tiến gọi, chị Hồng chạy vội đến bên người chồng tai biến nằm trên giường hỏi anh cần gì. Gương mặt nở nụ cười, anh bảo vợ ngồi xuống bên giường, dùng bên tay không bị liệt xoa lưng, hỏi nhỏ “Mẹ nó vất vả quá, có mỏi lưng lắm không”. Chị cảm nhận rõ sự chân thành, tình cảm yêu thương anh gửi gắm qua câu nói dù không đủ rõ từ cái miệng méo vì di chứng của đột quỵ, từ bàn tay thô ráp, gầy gò của anh.
Đỡ chồng dậy, dìu anh tập đi từng bước, chị Hồng nghĩ về bài thơ mình từng viết: “Vinh hoa bổng lộc chẳng màng bông/ Thầm ước tơ duyên mãi thắm nồng/Hạnh phúc vợ chồng luôn đẹp dạ/ Sum vầy con cháu mãi vui lòng/ Thuận tình đẹp ý một đời mong”.
Ngọc Thi
Theo VNE
Phạt 400 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 8 cơ sở y dược tư nhân không phép
Mặc dù chưa xảy ra những tai biến chết người, tàn phế nhưng những tồn tại trong hoạt động Y, Dược tư nhân (YDTN) đã dẫn đến chất lượng dịch vụ y tể không đảm bảo, gây dư luận không tốt trong xã hội, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Theo báo cáo của Sở Y tế Thanh Hóa về công tác quản lý Nhà nước lĩnh vực hành nghề YDTN trên địa bàn tỉnh còn hạn chế, nhiều cơ sở hoạt động sai quy định, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Mới đây, cơ quan chức năng đã phát hiện vụ ăn chặn thuốc tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa.
Tính đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có 1.375 cơ sở hành nghề Y, 2.961 cơ sở hành nghề Dược tư nhân (không tính các tủ thuốc Trạm Y tế xã); trong đó có 16 bệnh viện tư nhân (10 bệnh viện đa khoa và 6 bệnh viện chuyên khoa với 2.920 giường bệnh); 59 phòng khám đa khoa, 774 phòng khám chuyên khoa; 443 phòng chẩn trị y học cổ truyền và bài thuốc gia truyền; 83 cơ sở dịch vụ y tế; 98 cơ sở bán buôn thuốc; 396 nhà thuốc; 2.321 quầy thuốc; 84 cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền.
Thực tế, nhiều cơ sở YDTN đã đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, ứng dụng các kỹ thuật cao và cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh (KCB) ngày càng cao của nhân dân, giảm quá tải cho các cơ sở KCB công lập và đã có đóng góp quan trọng vào công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động hành nghề YDTN còn một số tồn lại như: Biển hiệu ghi chưa đúng quy định, quảng cáo không đúng với khả năng chuyên môn, hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, chỉ định dùng thuốc chưa an toàn hợp lý.
Đồng thời, không thực hiện đúng các quy định về điều kiện bảo quản thuốc; chưa thực hiện nghiêm về thực hành thao tác chuẩn; chưa niêm yết đầy đủ giá thuốc; sắp xếp tủ, quầy thuốc còn lộn xộn, còn để lẫn thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh.
Ngoài ra, chưa thực hiện nghiêm về quy định bán thuốc theo đơn; một số cơ sở hành nghề khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động...
Tuy chưa xảy ra những tai biến chết người, tàn phế như một số địa phương khác, nhưng những tồn tại này đã dẫn đến chất lượng dịch vụ y tế không đảm bảo, gây dư luận không tốt trong xã hội, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho người bệnh.
Năm 2019, Sở Y tế đã tổ chức 10 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 76 cơ sở, qua đó phát hiện 17 cơ sở vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 17 cơ sở với tổng số tiền 401,5 triệu đồng; đình chỉ hoạt động 8 cơ sở.
Trước thực trạng trên, Sở Y tế đã tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tăng cường quản lý hoạt động hành nghề YDTN trên địa bàn.
Theo Sở Y tế, nguyên nhân của thực trạng trên là do số lượng cơ sở hành nghề Y, Dược ngoài công lập nhiều, bao phủ rộng; nhân lực thực hiện nhiệm vụ còn thiếu; công tác quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực hành nghề YDTN ở một số huyện, thị xã, thành phố chưa được quan tâm...
Trách nhiệm của thực trạng trên trước hết thuộc về Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Giám đốc một số Sở, ban ngành liên quan trong công tác quản lý lĩnh vực hành nghề Y, Dược ngoài công lập.
Giám đốc Sở Y tế nghiêm túc tiếp thu, rút kinh nghiệm trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành và tiếp tục chỉ đạo quyết liệt hơn nữa công tác này trong thời gian tới.
Theo đó, thời gian tới, Sở Y tế sẽ xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, đồng thời thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các cơ sở, cá nhân vi phạm để mọi người dân được biết.
Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động về hành nghề YDTN, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm; giải quyết dứt điểm tình trạng các cơ sở hành nghề Y, Dược không phép hiện đang hoạt động trên địa bàn.
Trần Lê
Theo Dân trí
Nhờ em trai đứng tên đất, sau 3 năm người phụ nữ mất trắng tài sản Những tưởng nhờ em ruột đứng tên là an toàn nhưng tôi đâu có ngờ sau 3 năm, khi em trai tôi mất đi thì miếng đất của vợ chồng tôi cũng mất theo. Vợ chồng tôi đều ở miền Trung, do điều kiện quê nghèo vất vả nên mới đi làm ăn xa tận Sài Gòn để kiếm tiền nuôi con. Năm...