Vợ ung dung gom tiền gửi tiết kiệm, chồng nai lưng trả lãi ngân hàng
Tôi nghĩ, tiền của vợ, tiền của chồng thì cũng cùng mục đích chung vun đắp cho cuộc sống gia đình, cần san sẻ với nhau khi khó khăn…
Tôi để ý mấy tháng nay, thấy cứ vào giữa tháng là vợ gom tiền đi gửi tiết kiệm. Hồi trước, tôi không quan tâm đến chuyện này, nhưng hiện tôi đang khó khăn quá, loay hoay mãi mà tháng nào cũng không lo đủ tiền trả nợ ngân hàng, tôi muốn nhờ vợ san sẻ.
Nào ngờ, tôi mới ngỏ lời, vợ đã giãy nảy: “Làm thế sao được, đã thống nhất ngay từ đầu rồi mà, khoản nào ra khoản đó chứ”. Tôi cố năn nỉ: “Anh biết là vậy, nhưng giờ công việc khó khăn, anh không lo được”.
Vợ ngúng nguẩy: “Mặc kệ, việc ai người nấy lo”. Biết vợ nói thế là không trông mong gì nữa, tôi ngậm ngùi gọi điện hỏi chỗ cho vay nóng khi ngày trả lãi đến gần.
Trong gia đình tôi, chuyện tiền bạc được phân công rõ ràng giữa vợ và chồng, mỗi người đảm nhận một khoản chi tiêu. Ảnh minh hoạ
Vợ chồng tôi cưới nhau gần 7 năm, có hai đứa con và xây được nhà hơn 3 năm nay. Khi gia đình tôi còn tá túc ở nhà ngoại thì chuyện tiền bạc dễ thở hơn nhiều. Nhưng từ khi vay tiền làm nhà, mọi chi tiêu đều phải tính toán.
Vợ giao cho tôi hàng tháng trả khoản vay ngân hàng, cả vốn lẫn lãi khoảng 7 triệu đồng, trong khi lương cố định của tôi chỉ 5 triệu. Tính ra, mỗi tháng, tôi phải kiếm thêm từ 2 đến 3 triệu đồng mới lo đủ, vì còn tự xoay xở tiền chi tiêu cá nhân như ăn sáng, đổ xăng.
Mức lương cố định không đổi, nhưng khoản tiền làm thêm không phải lúc nào cũng có khiến tôi khá chật vật. Vợ đảm nhận việc chi tiêu trong gia đình, lo tiền học cho con. Lương vợ khá cao, cô ấy cũng lai rai còn bán thực phẩm qua mạng nên có thu nhập ổn.
Thỉnh thoảng, vợ khoe tôi sổ tiết kiệm để dành được qua từng tháng. Tôi cũng vui lây, mừng vì vợ biết thu vén trong ngoài, lại còn tích luỹ được tiền phòng khi khó khăn.
Mấy năm qua, cuộc sống gia đình tôi trôi qua êm đềm, chuyện tiền bạc rạch ròi như đã phân công. Thu nhập của tôi có tháng đủ, tháng thiếu, nhưng bù qua bù lại vẫn hoàn thành nhiệm vụ vợ giao.
Nhưng những tháng gần đây, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, công việc làm thêm không còn. Tôi không kiếm được đồng nào ngoài tiền lương cơ bản. Cứ đến giữa tháng, chưa có tiền trả ngân hàng là tôi như ngồi trên đống lửa. Trong khi, công việc buôn bán của vợ có vẻ thuận lợi hơn từ hồi đầu mùa dịch, mọi người ngại ra ngoài nên đặt mua thực phẩm giao tận nhà nhiều.
Dù tôi giải thích hết lời, vợ vẫn không đồng ý bù cho tôi vài triệu trả lãi ngân hàng mà muốn gửi tiết kiệm để lấy lãi trong khi tôi phải đi vay nóng. Ảnh minh hoạ
Tôi nghĩ vợ có thể bù cho tôi thêm vài triệu tạm vài tháng để khỏi phải đi vay. Nếu vợ đem gửi tiết kiệm thì lãi suất thấp hơn số tiền tôi phải vay mượn. Tiền của vợ, tiền của chồng thì cũng cùng mục đích chung vun đắp cho cuộc sống gia đình.
Vợ không muốn như thế, cô ấy cho rằng, tôi phải tự giải quyết vì chuyện tiền bạc cần rõ ràng. Vợ đã lo đủ cho gia đình là xong nhiệm vụ, gửi tiết kiệm là quyền của cô ấy. Tôi kiếm không đủ để trả nợ ngân hàng thì tự xoay xở, để còn có trách nhiệm trả sớm, chứ mượn vợ thì biết khi nào mới trả.
Video đang HOT
Thật tình, những năm trước, có tháng không đủ tiền trả nợ, tôi phải đi vay mượn để bù rồi sau đó trả dần chứ không hỏi đến tiền của vợ. Nhưng giai đoạn này thực sự khó khăn, không ai dư tiền cho mượn, nếu có vay được tiền cũng khó lòng thu xếp trả sớm.
Đúng là trớ trêu khi vợ mang tiền đi gửi tiết kiệm còn chồng phải vay nóng trả lãi ngân hàng.
Người tiết kiệm và không tiết kiệm, cuộc sống về già khác nhau ra sao?
Dưới đây là câu chuyện của hai người đồng nghiệp đã nghỉ hưu, họ đang sống hai cuộc đời rất khác nhau sau khi không đi làm nữa.
Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho những người luôn tiêu sài hoang phí không có ý thức tiết kiệm tiền.
Rất nhiều người trẻ ngày nay có thói quen "tiêu trước", hôm nay tiêu hết tiền của ngày mai, cho rằng vất vả kiếm tiền mà lại cất đi không tiêu thì là thiệt thòi, là đang tự làm khổ bản thân.
Thế hệ đi trước, phần lớn mọi người đều có thói quen tiết kiệm tiền, nhưng cũng có một bộ phận nhỏ bị tư tưởng mới ảnh hưởng mà chỉ tiêu chứ không cất. Thực ra, tiết kiệm tiền có chỗ tốt của tiết kiệm tiền, không tiết kiệm cũng có đạo lý của không tiết kiệm.
Dưới đây là câu chuyện của hai người đồng nghiệp đã nghỉ hưu, họ đang sống hai cuộc đời rất khác nhau sau khi không đi làm nữa. Đây cũng là một lời cảnh tỉnh dành cho những người luôn tiêu sài hoang phí không có ý thức tiết kiệm tiền.
01
Chị L. và chị P. năm nay đều đã 60 tuổi, thời còn đi học là bạn tốt của nhau, sau khi đi làm cũng được sắp xếp ở cùng một công xưởng, sau này lại còn tìm được chồng ở cùng một đơn vị, điều kiện hai gia đình về cơ bản là khá giả như nhau.
Chị L. thuộc diện tính toán, tiết kiệm, mỗi tháng, hai vợ chồng đều trích ra một khoản lương để tiết kiệm, họ thậm chí còn lấy một ít tiền ra đầu tư vào hình thức như mua trái phiếu chính phủ.
Sau này, việc làm ăn của công xưởng ngày càng phát triển, thu nhập của họ ngày một cao, chị L. còn đi học cách đầu tư quỹ hay cổ phiếu.
Ở tuổi 50, chị L. không những có thể cho con hai phần tiền mua nhà, mà hai vợ chồng vẫn còn đủ tiền tiêu rủng rỉnh. Con trai kết hôn tới nay đã được 10 năm, chị nói 10 năm này là 10 năm tiêu ít tiền nhất của hai vợ chồng già, hai người vẫn còn cho mình không ít tiền dưỡng già.
Hai vợ chồng chị L. hiện tại đều đã nghỉ hưu, mỗi tháng ngoài tiền lương hưu ra thì tài khoản tiết kiệm vẫn còn kha khá tiền, tâm lý vô cùng thoải mái, cuộc sống cũng rất thảnh thơi. Con dâu của chị L. sinh đôi, vì đã lớn tuổi nên bản thân chị cũng không thể chăm cháu sát sao, nghĩ vậy, chị L. đã thuê một bảo mẫu về cùng chăm con với con dâu. Con trai con dâu của chị L. đều rất vui, kì nghỉ nào cũng đều lái xe về quê thăm ba mẹ, cả nhà rộn ràng tiếng cười.
02
Ngược lại, chị P. lại thuộc vào kiểu hôm nay làm hôm nay tiêu, dẫu sao thì tháng sau vẫn có lương, chị luôn suy nghĩ rất lạc quan như vậy. Ở nhà cũng rất chiều con trai, con trai muốn gì, chị đều đáp ứng ngay lập tức.
Sau này, công ty làm ăn tốt, lương tháng cũng tăng lên không ít, nhưng chị P. chưa bao giờ nghĩ tới vấn đề tiết kiệm, chỉ nghĩ rằng sau này có đủ tiền cho con trai kết hôn là được.
Những người làm việc tại công xưởng lúc đó không ý thức xa vời được rằng giá nhà sau này rồi sẽ cao ngất ngưởng. Chị P. luôn cho rằng có tiền thì cứ tiêu, đi du lịch đó đây, vì để tiện cho việc đi làm, gia đình chị P. là những người mua xe ô tô sớm nhất ở trong đơn vị, khi đó, dù chị L. khuyên không nên quá hoang phí, chi tiêu phải biết tính toán sao cho hợp lý, ai biết sau này sẽ xảy ra chuyện gì, chị P. cũng không quan tâm, cứ tiền tôi tôi tiêu sao thì tiêu.
Sau này khi con trai kết hôn, đằng gái đòi nhà và không ít đồ thách cưới, chị P. lấy toàn bộ tiền của mình ra cũng không đủ, cuối cùng còn phải đi vay để con trai được cưới vợ mà nó muốn.
Sau khi con trai kết hôn, chị P. không những không có tiền tiết kiệm mà còn phải mang nợ, lúc này, mới thấy lời chị L. khuyên năm đó quả không sai, tiếc là đã muộn rồi.
Sau này, chồng chị P. bị bệnh, cần làm phẫu thuật, chị P. không có tiền, chỉ đành tìm con trai con dâu thương lượng, lúc này, chị P. vừa phải nhìn sắc mặt của con dâu, vừa phải nghe những lời khó chịu từ chính con trai. Con trai nói, nhà ta với nhà M (con trai của chị L.) đâu kém gì nhau, nhưng sao con lại cảm thấy nhà ta nghèo hơn nhà đó vậy?
Chị P, không biết nên giải thích với con trai ra sao. Con dâu đẻ rồi cũng làm gì ra có tiền thuê bảo mẫu như nhà chị L...
Từ câu chuyện của chị L và chị P., có thể thấy, có tiền tiết kiệm và không có tiền tiết kiệm, cuộc sống khi về già khác biệt lớn ra sao.
Đối với người già mà nói, điều quan trọng nhất là sự yêu thương, quan tâm và quây quần của con cái.
Nhưng người trẻ lúc này ai cũng có gia đình của riêng mình, có áp lực của riêng mình, phải làm việc, phải nỗ lực, phải xã giao, dạy dỗ con cái, hầu như không có thời gian ở bên cha mẹ.
Khi con cái không có thời gian ở bên cha mẹ, không thể đem tới cảm giác an toàn về mặt tinh thần cho cha mẹ thì số tiền tiết kiệm trong tay cha mẹ sẽ phát huy tác dụng. Trong túi có tiền, tâm lý thoải mái, còn có thể giúp đỡ con cái khi chúng cần, không trở thành gánh nặng cho chúng, đây chính là tình yêu cuối cùng mà cha mẹ dành cho con cái.
Để giữ cho mình tôn nghiêm, không cần phải nhìn sắc mặt con cái
Người ta nói, tiền không phải vạn năng nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được việc gì. Đối với người già mà nói, cơ thể tuy dần dần lão hóa, nhưng tôn nghiêm lại ngày càng cao, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, nếu vì tiền mà phải nhìn sắc mặt của con cái, họ thà nhẫn nhịn không mở miệng còn hơn.
Trong tay có tiền, con cái thỉnh thoảng về thăm biếu chút quà hiếu thuận, bản thân cũng có thể trả lại cho chúng dưới hình thức lì xì, mua quà cáp cho cháu tiền ăn vặt, như vậy, cả nhà đều vui.
Để cuộc sống của mình khi về già phong phú hơn, trong tay có tiền, muốn sống ra sao cho vui vẻ thì sống
Sau khi về hưu, trong tay có tiền, có thể rủ bạn bè đi đây đi đó, cũng có thể học và làm những thứ mà hồi trẻ thích nhưng không có thời gian và cơ hội đi làm.
Bước vào tuổi lão niên, phải biết cách nâng cao đời sống vật chất của mình một cách thích hợp, uống những loại trà cao cấp, ăn những thức ăn bổ dưỡng, mặc những bộ quần áo đắt hơn một chút, đây cũng là một phương thức nâng cao cảm giác an toàn trong tâm lý.
Không có tiền, tới tiền mua thuốc chữa bệnh còn chẳng có chứ nói gì tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống.
Về già, mình có bệnh tật gì cũng sẽ không phiền hà tới con cái, cũng không để con cái vì chuyện tiền viện phí mà tranh cãi hay không vui với nhau
Bước vào tuổi già, bệnh tật dù lớn dù nhỏ cũng là chuyện tất nhiên, trong tay có tiền, không cần con cái vì chuyện tiền viện phí mà thêm một phần gánh nặng, bởi lẽ cuộc sống của chúng cũng sớm đã có không ít gánh nặng rồi. Hơn nữa, gặp được con dâu, con rể tốt thì không sao, nếu không gặp được, thì hà cớ gì mình còn mang thêm rắc rối cho con của mình hay liên lụy tới chúng nữa!
Lời kết:
Hai con người, nhận thức về tiền bạc khi còn trẻ khác nhau, tạo ra hai cuộc sống ở tuổi già không giống nhau.
Người có tiền tiết kiệm nhất định sẽ tự do tự tại, an nhiên thoải mái hơn người không có tiền tiết kiệm rất nhiều.
Thực ra, con người ta, bất kể là ở giai đoạn tuổi tác nào cũng nên có cho mình ý thức "có bò vẫn lo làm chuồng". Nghèo không đáng sợ, đáng sợ là không có kế hoạch, không biết tiết kiệm, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu, không có ý thức tích góp, đợi tới khi cần tiền dùng mới biết được tầm quan trọng của nó.
Đừng chỉ biết trông chờ vào con cái, người già vẫn nên tự dựa vào mình thì tốt hơn, khi còn trẻ, hãy để ra cho mình một khoản tiền dưỡng già, đợi tới khi bạn già rồi, trong tay có tiền sẽ mạnh hơn bất cứ điều gì, vừa không cần dựa vào con cái, vừa có thể tự làm chủ cuộc sống mà mình mong muốn.
Vợ ốm chồng vẫn gọi bạn về tụ tập rồi bắt cô dọn dẹp, nhưng vừa quay đi anh đã thấy bát đĩa "bay" cùng lời tuyên bố hùng hồn "Hôm qua cũng thế, vợ ốm chồng em vẫn mua bao nhiều đồ ăn về mời bạn bè tới ăn uống bảo liên hoan tụ tập...", cô vợ kể lại. Với phụ nữ, không gì khổ bằng lấy phải chồng vô tâm. Bởi suy cho cùng, bước vào cuộc sống hôn nhân, phụ nữ đâu cần chọn chồng giàu, nhiều tiền lắm của....