Vợ ‘ức phát điên’ vì chồng hà tiện, lương 40 triệu đồng vẫn tiếc chút nước mắm ăn thừa
Anh luôn rao giảng về bài học tiết kiệm chi tiêu khiến tôi “phát điên” với những triết lý đến mức hà tiện của anh.
Chồng hà tiện, lương 40 triệu đồng vẫn tiếc chút nước mắm ăn thừa. Ảnh minh họa
Chúng tôi quen biết nhau qua một người bạn và kết hôn sau vài tháng tìm hiểu. Lúc đó tôi và anh cũng đã đều quá tuổi, cả hai bên gia đình đều giục giã nên chuyện cưới xin được xúc tiến rất nhanh chóng. Tôi thấy anh là người tử tế, công việc ổn định với mức lương 40 triệu đồng và cũng “ưng” mình nên gật đầu sau thời gian ngắn suy nghĩ.
Thế nhưng, từ ngày cưới, tôi chưa bao giờ có nổi một ngày nào sống vui vẻ, thoải mái, bởi càng ở cùng lâu tôi mới càng phát hiện ra bản tính keo kiệt, bủn xỉn đến mức hà tiện của chồng mình.
Mặc dù đã có căn hộ chung cư cao cấp đầy đủ tiện nghi nhưng anh lại biến cuộc sống của mình trở nên khổ sở, tù túng, thậm chí đói thiếu hơn cả những người có thu nhập chỉ bằng 1/8 anh. Khi cưới tôi về, anh nhất định không chịu chia sẻ với vợ về các khoản chi tiêu hàng ngày. Anh nói rằng, với mức lương 8 triệu của tôi là đủ tiêu pha, còn tiền lương của anh sẽ tiết kiệm để mua xe ô tô và dành dụm cho con. Chẳng có cách nào khác, tôi đành lẳng lặng cho qua để “yên nhà, yên cửa”.
Thế nhưng, từ khi sinh con thì số tiền lương của tôi không tài nào xoay sở được. Tôi nói với chồng thì anh “mặt nặng, mày nhẹ” nói rằng tôi hoang phí, không biết tính toán chi tiêu. Nhưng khi tôi làm căng vì lo cho con thì mỗi tháng anh mới đưa cho tôi… 2 triệu đồng.
Anh luôn giảng dạy cho tôi nghe về bài học tiết kiệm, nào là “làm ra tiền đã khó, biết chi tiêu còn khó hơn”, nào là “mình đã vất vả rồi thì phải chắt bóp để cho con sau này có “của ăn của để”. Tôi thực sự phát điên với những triết lý của anh, nhưng vì con mà nén cơn tức giận lại.
Video đang HOT
Người chồng hà tiện đến mức đáng sợ. Ảnh minh họa
Anh bảo, bây giờ có con, thêm nhiều thứ phải lo thì lại càng phải tìm cách để thắt chặt chi tiêu. Chuyện tắm giặt hay làm gì cũng phải tiết kiệm nước một cách triệt để, hầu như không lãng phí giọt nước nào. Nước vo gạo xong phải rửa rau, rửa rau xong dồn vào một cái thùng nhựa to trong nhà tắm đề xả toilet.
Đợt hè thời tiết nắng nóng đỉnh điểm thì tối đi ngủ cũng chỉ được mở 2 tiếng điều hòa, sau đó là phải tắt đi. Con nhỏ khó ngủ thì anh nói: “Trẻ con nằm điều hòa nhiều không tốt, rèn từ bé như này dần dần sẽ quen ngủ không cần máy lạnh”.
Từ khi lấy chồng, mang tiếng chồng làm nhiều tiền mà tôi cũng không mua được cho mình chiếc váy, đôi giày hay cái túi xách mới . Còn anh lại càng chẳng mua cho tôi được thứ gì, bất kể ngày lễ nào. Thậm chí, về quê ăn Tết anh nói chỉ biếu ông bà ngoại 1 triệu đồng. Tôi ngậm ngùi lấy tiền chi tiêu để đưa thêm 1 triệu nữa. Bởi nhà tôi mang tiếng là khá giả nhất, vậy mà không bằng một phần em trai tôi biếu bố mẹ.
Ngay cả đến con, suốt ngày anh cưng nựng “công chúa bé nhỏ của ba” mà anh cũng keo kiệt và tình toán đến đáng sợ. Tôi muốn cho con uống sữa ngoại thì anh nói “sữa ngoại đắt tiền nhưng chắc gì đã tốt, uống loại bình thường trong nước là được rồi”.
Thỉnh thoảng lắm tôi mới mua cho con bộ váy mới thì anh lại càu nhàu “trẻ con nhanh lớn, mua làm gì đồ đắt, để hỏi bác Thúy (chị gái anh) xem còn đồ của chị Bống không bác gửi cho”.
Cuối tuần, tôi muốn đổi bữa cho gia đình thì anh cũng khó chịu vì như thế sẽ tốn tiền. Với anh, chỉ cần quanh đi quẩn lại trứng tráng, thịt luộc, đậu rán, rau luộc, cá khô, muối vừng… nói chung là những món thanh đạm, rẻ tiền. Thậm chí, bữa nào ăn thừa chút nước mắm, anh cũng nằng nặc giữ lại để dành cho bữa sau.
Tôi cảm thấy chán nản và mệt mỏi vô cùng. Tại vì lúc trước không tìm hiểu kỹ nên bây giờ tôi mới phải chịu cảnh sống chung với một người đàn ông hà tiện, chi ly thế này. Tôi thấy ngột ngạt, không biết làm cách nào để vẫn giữ được gia đình mà có thể thay đổi bản tính của người đàn ông này?
L.H
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Tại sao hàu từ món ăn rẻ tiền trở thành món đắt tiền xa xỉ?
Hàu tại một số nước có thể được coi là món ăn của sự sang trọng với nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng thực tế không phải luôn như vậy. Chỉ 200 năm trước, loài động vật có vỏ này có giá vô cùng rẻ và có thể được sử dụng làm những món ăn miễn phí cho mọi người.
Hàu đã xuất hiện trên trái đất được một thời gian dài. Ước tính loài động vật có vỏ này đã tồn tại được khoảng 300 triệu năm, và loài người đã sử dụng chúng làm thức ăn trong nhiều thế kỷ.
Nghề nuôi hàu bắt đầu được phát triển bởi Sergius Orata, một kỹ sư La Mã nổi tiếng với phát minh thiết bị sưởi ấm dưới sàn nhà, và kể từ khi được khởi xướng và truyền bá, nghề nuôi hàu đã trở thành một nghề kinh doanh vô cùng phát triển. Mặc dù bạn có thể thấy hàu xuất hiện trong thực đơn nhiều hơn trong thời gian gần đây, nhưng sự phổ biến của chúng bây giờ không là gì so với chỉ 200 năm trước.
Việc kinh doanh buôn bán hàu bùng nổ từ đầu thế kỷ 19, và loài động vật này được bán dưới dạng thức ăn đường phố trên khắp London, Paris và New York vì chúng vẫn là một món ăn nhẹ có mức giá siêu rẻ cũng như dễ tiếp cận với nhiều tầng lớp người dân. Vào năm 1860, một thị trấn nhỏ bên bờ biển Whitstead của Anh đã chuyển 50 triệu tấn hàu đến London mỗi năm và đến năm 1900, New York đã tiêu thụ 1 triệu con hàu mỗi ngày.
Hàu từng là món ăn đường phố rẻ tiền tại nhiều nước Châu Âu (Nguồn: BI)
Nhưng khi sự nổi tiếng tăng lên, các vấn đề liên quan đến món ăn này cũng xuất hiện. Công nghiệp hóa và nạo vét vùng biển ở Anh đã dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức, và khi nhiều người di chuyển đến sinh sống tại khu vực bờ biển, ngày càng nhiều nguồn nước thải bị đổ xuống vùng nước nuôi hàu. Chẳng mấy chốc, dịch bệnh thương hàn và các bệnh khác đã xuất hiện, và nhiều công ty kinh doanh hàu phải đóng cửa.
Mùa đông khắc nghiệt và những căn bệnh mới đã diệt chết nhiều con hàu bản địa còn sót lại, khiến loài vật này mang tiếng xấu kéo dài trong nhiều năm sau đó. Một nguyên nhân khác khiến giá hàu giảm xuống vào đầu thế kỷ 20: lao động trẻ em. Đầu thế kỷ 20, nhiếp ảnh gia người Mỹ Lewis Hine đã chụp được những bức ảnh về nhiều đứa trẻ làm việc trong ngành công nghiệp hàu, thậm chí chụp ảnh một em bé có tên Mary mới 4 tuổi phải cạo hai chậu hàu mỗi ngày.
Mọi thứ đã phải thay đổi. Tất cả mọi người trên thế giới sớm nhận ra tầm quan trọng của nước sạch trong quá trình nuôi hàu và không cho phép sử dụng lao động trẻ em. Tất nhiên, việc làm cho hàu an toàn với môi trường và phù hợp với pháp luật cũng như đạo đức cũng sẽ phải trả giá, vì động vật có vỏ phải mất rất nhiều công sức để sản xuất. Chính vì thế, giá hàu đã tăng chóng mặt. Hiện giá hàu dao động từ 36 - 54 USD/12 con (từ khoảng 850.000 VND đến 1,25 triệu VND). Một số loài hàu có giá đắt đỏ hơn, ví dụ như hàu Sydney có giá tới 198 USD/6 con (hơn 4,5 triệu VND).
Mỗi con hàu mất hai đến ba năm để trưởng thành kể từ khi có kích thước nhỏ chỉ nhìn thấy bằng kính hiển vi. Loài động vật này ban đầu được nuôi trong trại giống. Khi đủ lớn, chúng được cấy vào nơi phát triển cuối cùng.
"Chúng tôi lấy hàu từ trại giống khi chúng có kích thước vô cùng nhỏ. Chúng tôi sẽ nuôi trồng chúng trong các giỏ nuôi trong khoảng hai đến ba năm, và sau đó chúng tôi sẽ gửi chúng đến trung tâm khử trùng để khử trùng, sau đó đóng gói và gửi đi", Andre Hughes, một nông dân nuôi hàu cho biết.
Hàu có thể chỉ có thời hạn sử dụng chín ngày, nhưng điều đó không ngăn cản được việc chúng được vận chuyển đi toàn cầu. Và với sự phổ biến và hình ảnh là một món ăn xa xỉ, nhu cầu đôi với loài động vật này sẽ không ngừng tăng lên.
Theo dân việt
Cháo cá lóc Cháo cá lóc nấu loãng, ăn kèm các loại rau đắng, mồng tơi, bắp cải bào nhỏ... là món thanh đạm, dễ ăn. Nguyên liệu: - Cá lóc 2 con vừa - Gạo - Nước dừa tươi - Rau đắng - Giá - Bắp cải - Mồng tơi. - Hành lá, gừng - Lạc rang - Hành phi. Cách làm: - Lấy một...