Vợ tôi suốt ngày tiệc tùng bỏ bê chồng con
Thưa các bà các cô các chị hay lên mạng kể xấu chồng. Tôi cũng đang là một người đàn ông khốn khổ vì vợ đây. Tôi xin kể ra đây để các vị biết rằng đàn ông cũng bất mãn vì phụ nữ suốt ngày tiệc tùng bỏ bê chồng con.
Tôi cưới vợ đến nay đã 5 năm, thời gian đủ lâu để hiểu cặn kẽ về nhau. Chính vì thế mà bản chất của vợ thế nào, tôi biết rõ như lòng bàn tay.
Vợ tôi làm nhân viên văn phòng, sáng dậy trang điểm mắt xanh môi đỏ, mặc váy hoa váy xòe, đi đôi giầy cao đến cả tấc sau đó xúng xính đi làm. Chiều tối mịt mới thấy vợ phóng xe về. Về nhà việc đầu tiên cô ấy làm là đi rửa mặt, sau đó chăm sóc da cả tiếng đồng hồ, rồi mới quay qua hỏi tôi đã mua đồ gì ăn tối chưa? Nếu tôi đã mua và nấu lên rồi thì cô ấy vui vẻ nịnh nọt vài tiếng. Còn tôi nói chưa kịp mua là mặt cô ấy như bánh bao ỉu, chỉ tay ra đường bảo tôi đi mua chút gì về ăn tạm.
Sáng ra vợ tôi cũng chưa từng đưa con đi học bữa nào vì cô ấy còn bận make up. Cô ấy chỉ gọi con dậy sau đó dúi con cho tôi, dặn tôi đến cổng trường thì mua cho con cái bánh mỳ và hộp sữa. Tối thì vợ chồng tôi ăn gì thì thằng cu 3 tuổi phải ăn theo thế. Ngày trước, mẹ vợ tôi ở cùng, bà chăm cháu rất khéo, nhà cửa sạch bong, bếp núc ấm cúng. Đến khi cháu được gần 2 tuổi, mẹ vợ tôi về chăm bố vợ ở quê, vợ tôi cũng chẳng buồn nấu nướng cho bố con tôi ăn nữa. Cũng may con đi lớp ăn uống đầy đủ, không thì gầy yếu vì mẹ.
Đấy là việc bếp núc. Việc lau dọn thì lười khủng khiếp. Và có lẽ vì biết mình lười nên vợ tôi không mua gì nhiều trong nhà, ngoài bộ sô pha, cái bàn trà, ti vi ra trong phòng khách hoàn toàn trống trơn. Chẳng nói đâu xa, cái phòng vệ sinh quanh năm cáu bẩn. Khi nào nó bốc mùi, vợ tôi mới miễn cưỡng dọn qua loa.
Video đang HOT
Vợ tôi nói tôi tính khí cổ hủ, lạc hậu, phong kiến, đàn áp mới có ý tưởng vợ là phải chăm lo
phục vụ cho chồng con (Ảnh minh họa)
Mỗi khi tôi chê vợ lười là cô ấy gân cổ lên nói rằng cô ấy bận rộn nhiều việc. Mặc dù tôi không ở công ty vợ nhưng nhân viên hành chính thì có gì mà bận đến mức ấy? Người khác cũng đi làm mà có thấy để nhà cửa bẩn thỉu, con cái bữa no bữa đói như cô ấy đâu.
Cô ấy còn lấy chuyện phụ nữ thời nay không phải suốt ngày quanh quẩn ở xó bếp để thuyết giáo tôi. Vợ tôi nói tôi tính khí cổ hủ, lạc hậu, phong kiến, đàn áp mới có ý tưởng vợ là phải chăm lo, phục vụ cho chồng con.
Tôi không phải người đàn ông gia trưởng, nhưng tôi thật không chịu nổi vợ suốt ngày son phấn đi làm, còn nhà cửa chồng con thì bê trễ. Ấy vậy mà thỉnh thoảng cô ấy còn tham gia dạ hội với tiệc tùng ở khắp nơi. Những lần như vậy, vợ tôi trang điểm ăn mặc rất mốt, xức nước hoa thơm lừng, đi tới gần nửa đêm mới mò về. Tôi cấm đoán thì cô ấy cãi tôi có quyền gì?
Công việc của tôi cũng chỉ là nhân viên bàn giấy, thời gian rảnh tương đối nhiều nên đa phần tôi chăm con. Tôi cũng có ý san sẻ việc nhà với vợ, nhưng dần dần, tôi cảm thấy mọi việc bỗng chốc đổ ụp hết lên người mình. Cô ấy chỉ biết sạch sẽ cho bản thân mình, con cái cũng nửa tháng mới tắm cho được một lần, còn lại đều là tôi làm hết. Thời gian chăm móng tay móng chân của cô ấy còn nhiều hơn cả thời gian trò chuyện với con. Tôi thật không hiểu nổi thiên chức làm mẹ ở đâu, tình thương của mẹ ở đâu trên con người cô ấy.
Nói ra thì các cô các chị lại bảo tôi là đàn ông mà lắm mồm, bẻn mép. Nhưng ai ở hoàn cảnh
của tôi cũng phải thấy ức chế (Ảnh minh họa)
Nói ra thì các cô các chị lại bảo tôi là đàn ông mà lắm mồm, bẻn mép. Nhưng ai ở hoàn cảnh của tôi cũng phải thấy ức chế. Tôi không dám nói với bố mẹ đẻ vì sợ mẹ tôi phẫn nộ rồi nảy sinh mâu thuẫn với con dâu. Tôi từng nhắc mẹ vợ khuyên bảo cô ấy nhưng mẹ vợ tôi là người hiền lành, nói cô ấy cũng chẳng nghe. Thậm chí tôi từng chê bai cô ấy trước mặt anh vợ, nhưng anh ấy lại bảo tôi “Chú là đàn ông mà lại đi so đo ba việc này”. Thử hỏi, tôi còn có thể “tố cáo” vợ với ai? Có khi vợ tôi lười một phần cũng vì gia đình bên ngoại cưng chiều quá mức.
Mọi người nói xem, là phụ nữ mà sao vợ tôi chẳng có chút ý tứ nào như thế? Đừng ai khuyên tôi ly hôn hay “bỏ quách” vì ly hôn không giải quyết được điều gì, chỉ làm con cái thêm khổ. Huống chi vợ tôi chỉ là lười và không chịu chăm con thôi chứ cũng chẳng mắc tật xấu gì đáng lên án. Mong chị em cho tôi vài cách giải quyết để “sốc” lại vợ, chứ cứ thế này, tôi chán gia đình lắm rồi.
Theo Ngoisao
Cụ lang làng
Mẹ gọi điện báo tin, con về ngay cụ lang làng vừa mất rồi. Nước mắt tôi trực òa ra, chạy ngay sang phòng sếp xin nghỉ việc rồi bắt vội xe về nhà. Chặng đường chỉ có hơn 90 cây số mà sao hôm nay dài thế.
Xét về máu mủ thì nhà tôi với cụ chẳng họ hàng gì, tôi ở Hà Nam, cụ ở Nam Định. Nhưng nếu không có cụ, chắc sẽ chẳng có tôi, và sẽ chẳng có gia đình tôi bây giờ. Mẹ tôi lấy bố hơn 4 năm trời hết thuốc nọ thuốc kia chạy chữa mà vẫn không sinh nổi mụn con. Tiền bạc cạn kiệt, ý chí chán nản, bố mẹ định chia tay thì được người ta mách đến cụ.
Sau ba tháng thuốc men của cụ, mẹ mang bầu tôi. Tiền công, tiền thuốc suốt ba tháng, phải nài ép lắm cụ mới chịu nhận dăm cân gạo nếp. Rồi lúc tôi nghịch ngợm bị chệch khớp tay, rồi dạ dày, đến thằng em tôi bị sỏi thận... đều tìm đến cụ. Chẳng lần nào cụ lấy tiền. Tiền thuốc cho không, tiền công cũng chẳng lấy. Đến ngày lễ tết, cụ chỉ lấy duy nhất 1 cái bánh chưng, hay 1 gói kẹo để thắp hương tổ tiên, còn lại cụ bắt mang về.
Lúc còn bé, theo mẹ xuống thăm cụ tôi vẫn thắc mắc, sao lại gọi cụ là cụ lang làng, phải chăng là vì cụ chỉ chữa bệnh trong làng, hay y thuật của cụ chỉ ở mức độ làng xã? Mẹ cười nhẹ nhàng giải thích, y thuật của cụ rất cao, không những gia đình ta được cụ cứu giúp, mà còn rất nhiều người khác ở nơi rất xa tận hai miền đất nước tìm đến cụ. Cụ giúp người chẳng bao giờ suy tính thiệt hơn, chẳng đè nặng của cải vật chất nên làng xóm ai cũng quý mến gọi cụ là cụ lang của làng rồi gọi tắt là cụ lang làng.
Ngày nhỏ, chị em tôi đã rất thích xuống nhà cụ chơi. Lần nào xuống cũng được cụ cho biết bao quà bánh, toàn đồ của bệnh nhân này biếu, cụ lại chia hết cho bệnh nhân kia. Nhà nào nghèo, thường được cụ thương nhiều hơn. Sau này lớn lên, dù không theo nghề thuốc nhưng cứ vài tháng tôi lại xuống thăm cụ một lần, nghe cụ hướng dẫn các vị thuốc đơn giản có thể tìm thấy ngay trong vườn, ngoài ruộng. Chồng cụ là bác sĩ quân y, con trai duy nhất của cụ cũng là bác sĩ quân y. Hai con người thương yêu nhất của cụ đã hy sinh anh dũng tại chiến trường. Kể từ đó cụ ở vậy, theo nghề thuốc gia truyền bốc thuốc cứu đời. Thuốc trồng được trong vườn thì cho không, tiền công cũng chẳng lấy, thuốc phải mua thì cụ kê đơn cho người bệnh tự mua, đến tiền xe gửi thuốc cho người bệnh ở xa thường cụ cũng chẳng lấy. Lý giải cho việc làm của mình cụ chỉ cười trừ giải thích: " Tao có một mình, lại có nhà nước nuôi thì lấy tiền bạc làm gì, chỉ mong chúng mày luôn mạnh khỏe, làm nhiều việc thiện là tao vui rồi".
Tôi về vừa kịp lúc đưa tang cụ, đoàn người quấn khăn trắng kéo dài nửa cây số, ai cũng sụt sùi thương nhớ, đau xót như mất đi phần máu mủ. Có người làng, có người tứ xứ, có cả cụ già tám, chín mươi, cả em nhỏ vài tháng tuổi, có chị đang bụng bầu, tất cả quy tụ tại đây tiễn đưa cụ tới nơi vĩnh hằng.
Theo VNE
Tôi không muốn phải hối hận Anh hẹn sau giờ làm việc chiều nay sẽ bàn với chị về chuyện phân chia tài sản. Họ sẽ ra tòa một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Chị nhìn đồng hồ, càng gần đến giờ chị càng hồi hộp. Chị thấy xấu hổ khi phải đối diện với điều này. Chị ước gì mình đủ giàu có để kiêu hãnh dắt...