“Vợ tôi là con gái đồng đội”
- Đó là lời bộc bạch của Thượng úy Lương Đức Cầm -Trợ lý kiểm tra, Phòng Chính trị, Sư đoàn 141, Quân khu 1 – khi “khoe” về vợ mình – bác sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, công tác tại Phòng khám đa khoa thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Năm 2011, khi đang đảm nhiệm chức vụ Chính trị viên phó Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 141, Sư đoàn 3, Quân khu 1, một lần Cầm nhận nhiệm vụ đi xác minh lý lịch lực lượng dự bị động viên tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Sau 2 ngày thực hiện nhiệm vụ, khi mà mọi việc đã hoàn thành, chàng trung úy trẻ nhận lời mời của xã đội trưởng: “Trưa rồi, về nhà chú ăn cơm, chiều lên đơn vị”. Trong bữa cơm tại nhà, biết Lương Đức Cầm chưa lập gia đình, sẵn cuộc vui, xã đội trưởng đùa vui: “Hay làm con rể chú đi, em nó là Lan Anh, hiện đang học Đại học Y Thái Nguyên”.
Những tưởng đó chỉ là câu chuyện vui trong bữa cơm, rồi sẽ qua nhanh sau đó. Trở về đơn vị công tác, sẵn số điện thoại đã có được từ người đồng đội, Đức Cầm tò mò nhắn tin làm quen với Lan Anh. Qua tin nhắn, họ kể cho nhau nghe về cuộc sống, học tập và công việc của mình. Với Lan Anh, mỗi dòng tin nhắn của Đức Cầm cho cô thêm hiểu biết mới về cuộc sống, công tác của những người lính như anh. Cô biết rằng, tuy trong điều kiện thời bình nhưng những người lính như Đức Cầm không hề chủ quan, mất cảnh giác, vẫn ngày đêm luyện rèn trên thao trường, bãi tập với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao nhất…
Vợ chồng Lan Anh – Đức Cầm
Video đang HOT
Về phía mình, Lan Anh kể cho chàng sĩ quan trẻ những vất vả của cảnh sinh viên đi học xa nhà, họ không chỉ tích cực học tập để nắm vững chuyên môn, đồng thời còn tranh thủ thời gian làm gia sư để lấy tiền trang trải cuộc sống. Hiểu được những vất vả của Lan Anh, Đức Cầm thêm cảm phục và quý mến cô hơn. Ngày ngày nhắn tin, đôi bạn trẻ đã hiểu nhau hơn và yêu nhau từ lúc nào không biết. Ngày Đức Cầm lên Trường thăm Lan Anh, cả khu ký túc xá nữ trường Đại học Y Thái Nguyên trở nên rộn ràng vì sự xuất hiện của một “chú bộ đội”.
Lan Anh tâm sự: “Bạn bè ai cũng khen người yêu em không chỉ đep trai, chững chạc mà cách nói chuyện lại rất thông minh, hóm hỉnh”. Tốt nghiệp ra trường, Lan Anh về nhận công tác tại Phòng khám đa khoa thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế (Bắc Giang). Trong điều kiện công tác mới với nhiều áp lực đòi hỏi phải cố gắng hơn, thời gian họ đến thăm nhau không nhiều. Lúc này, những cánh thư hồng, những dòng tin nhắn là cầu nối giữ vững ngọn lửa yêu thương của 2 người.
Sau 3 năm yêu nhau, tháng 6/2014, trong màu rực đỏ của đất trời Bắc Giang vào mùa thu hoạch vải cũng là lúc Đức Cầm “đón nàng về dinh”. Bà con lối xóm chung vui chúc mừng cho niềm hạnh phúc của đôi trẻ. Cưới xong, đôi vợ chồng trẻ lại tạm xa nhau để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. “Đang lúc vợ bụng mang dạ chửa, mình lại ở xa, biết cô ấy vất vả nhưng không giúp gì được. Cũng may cô ấy hiểu và thông cảm, vì vậy mình cũng yên tâm phần nào” – Đức Cầm chia sẻ. Vậy là, dù có phải xa nhau, phải một mình gánh vác việc gia đình, chăm sóc con cái, những người vợ bộ đội giống như Lan Anh luôn biết vượt qua tất cả, luôn tạo cho chồng sự vững tâm trong thực hiện nhiệm vụ./.
Theo Phapluatvietnam
Đàn bà mất trinh trước khi cưới phải biết nhục
Phụ nữ còn liêm sỉ thì phải cảm thấy day dứt với chồng khi để mất trinh tiết trước đêm tân hôn...
ảnh minh họa
Với một số người đàn ông và rất nhiều đàn bà, có thể chuyện một người phụ nữ mất trinh trước đêm tân hôn bây giờ là chuyện quá bình thường. Cũng đúng, bởi thời đại bây giờ, với cách nhìn nhận lệnh lạc, các giá trị dường như đã bị đảo lộn.
Trinh tiết trước đây vẫn được xem là cái ngàn vàng, cái quý giá nhất của đời người con gái thì bây giờ bị các cô gái xem nhẹ, họ sẵn sàng cho, tặng ai họ muốn mà chẳng cần quan tâm người đó sau này có là gì với mình.
Tất nhiên, đó là sở hữu riêng của họ, họ cho ai, không cho ai đó là quyền của họ. Nhưng, giá như họ là những người phụ nữ còn liêm sỉ thì trong đêm tân hôn còn cảm thấy day dứt với chồng, chứ không trơ trẽn đến mức coi chuyện đó là chuyện bình thường, chuyện của riêng tôi, chuyện của tình yêu, của quá khứ, không liên quan gì đến chồng mình.
Nói thực, tôi không thích quan điểm của những người đàn bà như thế, theo tôi họ là những loại đàn bà không còn chút gì gọi là liêm sỉ.
Tôi thích câu nói "Giấy rách còn giữ lấy lề". Đúng! Người đàn bà không còn nguyên vẹn đến đêm tân hôn bây giờ rất nhiều, nhưng họ nên biết rằng đó là một việc làm sai lầm, chứ đừng lên giọng cho rằng tôi chẳng làm gì sai cả, tôi yêu và trong tình yêu tôi có quyền dâng hiến hết mình, đàn ông các anh có khác gì, có còn trinh tiết đâu mà đòi hỏi chúng tôi phải còn trinh, khi yêu thì đòi hỏi trinh tiết người yêu, khi cưới lại đòi hỏi trinh tiết của vợ,...
Đúng! Đàn ông là như vậy, khi yêu, đàn ông có quyền đưa ra những đòi hỏi, nhưng cho hay không cho, dâng hiến hay không dâng hiến lại phù thuộc vào người phụ nữ. Những người phụ nữ đủ bản lĩnh, thì đủ khả năng từ chối, ngược lại những người phụ nữ sống dễ dãi, thiếu bản lĩnh thì để mất đi cái quý giá nhất của đời người con gái thì chẳng còn lý do gì để biện hộ cho hành động của mình.
Cuối cùng tôi muốn nói, trinh tiết thời nào cũng vậy, luôn là thước đo đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ. Tuy nhiên, nếu trót đánh mất đi trước đêm tân hôn thì phụ nữ phải cảm thấy nhục, cảm thấy ân hận, day dứt với chồng vì điều đó.
Theo VNE
Em có nên duy trì tình yêu chỉ vì hai người hòa hợp 'chuyện ấy' Em và anh ấy quen nhau do sự mai mối của hai bên gia đình. Anh ấy chỉ học hết lớp 12 và sau đó đi bộ đội. Em gặp anh vài lần rồi anh ấy nói thích em. Ảnh minh họa Em đồng ý và trở thành bạn gái của anh. Sau vài tháng em mới phát hiện ra có nhiều điểm...