Vợ tôi ham rẻ, tích trữ đồ ăn Tết từ sớm để rồi nhận cái kết đắng
Vợ tôi có thói quen khiến cả nhà không ít lần dở khóc dở cười, đó là mua đồ ăn tích trữ rất nhiều trong tủ lạnh.
Cứ gần đến Tết, thay vì mua sắm vừa đủ dùng, vợ tôi lại tranh thủ các đợt giảm giá, khuyến mãi ở siêu thị để mua hàng loạt thực phẩm với lý do “mua bây giờ vừa rẻ, vừa tiện”. Nào là thịt, cá, hải sản đông lạnh, rau củ, bánh kẹo…, tất cả đều được nhồi nhét vào tủ lạnh, kệ bếp, thậm chí cả góc ban công cũng trở thành nơi chứa đồ.
Vợ tôi bảo, Tết cái gì cũng tăng giá, mua trước vừa tiết kiệm, vừa đỡ mất công chạy đi mua trong những ngày đông đúc. Nghe qua thì hợp lý nhưng khổ nỗi, nhà tôi lại không có nhu cầu ăn uống nhiều như thế.
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu như đồ ăn vợ tôi mua về được dùng hết. Vì mua quá nhiều, thực phẩm nhà tôi thường xuyên bị để quên, hoặc bảo quản không đúng cách khiến đồ bị hỏng hoặc mất chất lượng.
Vợ tôi tích trữ đồ ăn dài ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của gia đình (Ảnh minh họa: Delli).
Vợ tôi thường bảo, mua trước là tiết kiệm, chứ để gần Tết mua thì giá tăng chóng mặt, mất công chen chúc lại tốn tiề.n. Tôi nhiều lần khuyên vợ mua sắm vừa đủ dùng. Nhưng mỗi lần như vậy, cô ấy đều gạt đi và khẳng định mình đang làm đúng.
Thói quen tích trữ thực phẩm không chỉ gây lãng phí, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt của cả gia đình.
Tủ lạnh nhà tôi luôn trong tình trạng quá tải. Mỗi khi cần lấy một món gì, tôi và các con phải lục tung mọi thứ lên để tìm. Có lúc, rau xanh bị đè nát dưới tầng đáy, thịt cá đông lạnh bị quên lâu đến mức đóng đá, mất mùi vị.
Video đang HOT
Nhiều loại thực phẩm được đông lạnh nhưng không thể bảo quản lâu dài. Thịt, cá để quá lâu thường bị mất chất dinh dưỡng, thậm chí hư hỏng mà không nhận ra ngay. Điều này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cả nhà, nhất là trẻ nhỏ.
Vợ tôi mua sắm quá đà khiến nhiều món đồ ăn không được dùng hết, phải bỏ đi. Thực tế, số tiề.n tiết kiệm được khi mua sớm chẳng đáng là bao so với sự lãng phí từ việc thực phẩm hỏng.
Không chỉ cận Tết, ngày bình thường, vợ tôi cũng thích mua đồ “ế” để được giảm giá và để tủ. Mấy cô bán cá, thịt ngoài chợ cứ đến tầm trưa là lại gọi mời vợ tôi mua đồ rẻ. Thế nên, quanh năm nhà tôi ăn đồ đông lạnh.
Đợt dịch, vợ tôi mua 20 tải gạo chất trong phòng bếp vì lo thiếu lương thực, kết quả là gạo để lâu bị mốc và phải bỏ gần hết. Hồi bão, vợ tôi cũng quan tâm nhất vấn đề đồ ăn, nhà tôi bày đồ la liệt không khác gì chợ cóc.
Mẹ tôi rất bực mình vì con dâu, nhưng bà chỉ phàn nàn với tôi. Mỗi bữa ăn, mẹ tôi thường ăn rất ít vì bà sợ đồ đông đá lâu.
Tuần trước, hai con tôi bị đau bụng sau bữa ăn. Đứ.a b.é đau dữ dội và kiệt sức ngất lịm khiến hai vợ chồng tôi hốt hoảng, đưa hai con đi cấp cứu. Đưa con vào viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm ruột do ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Tôi hỏi kỹ mới biết, bữa cơm hôm đó có món thịt đông lạnh đã được vợ tôi mua từ… 3 tháng trước.
Sau khi các con bị một trận sợ hết vía và tốn kém viện phí, vợ tôi cũng ân hận và bảo sẽ thay đổi thói quen tích trữ đồ ăn. Vợ tôi có hứa sẽ không mua vô tội vạ nữa. Nhưng đống đồ vợ tôi sắm để chuẩn bị Tết, cô ấy nhất định không chịu bỏ đi.
Tôi nên giải quyết thế nào đây?
Bắc Ninh lên tiếng việc gia đình có nhà 2 tầng vẫn thuộc hộ nghèo suốt nhiều năm
Đối chiếu với quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025, hộ bà Nguyễn Thị Thơm đủ điều kiện là hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh.
Liên quan đến vụ việc gia đình ở Bắc Ninh có nhà 2 tầng vẫn thuộc hộ nghèo suốt nhiều năm, ngày 4/9, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đã có văn bản hoả tốc gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh xác minh nội dung trên.
Trong văn bản nêu rõ: "Ngày 4/9 Báo điện tử VietNamNet đưa tin, Xôn xao gia đình ở Bắc Ninh có nhà 2 tầng vẫn thuộc hộ nghèo suốt nhiều năm. Để có đủ cơ sở báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh rà soát, báo cáo nhanh thông tin về quy trình, kết quả rà soát, xác định hộ nghèo đối với hộ gia đình bà Thơm và nội dung phản ánh của báo nêu trên gửi về Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo trong ngày 4/9".
Nhà bà Thơm được xây 2 tầng kiên cố, bên trong có đầy đủ tiện nghi như tivi, tủ lạnh, bình nước nóng.
Chiều cùng ngày, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Nhân Chinh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh cho biết, Sở đã nắm được thông tin và đã cử đoàn công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lương Tài, Ủy ban nhân dân xã Quảng Phú huyện Lương Tài xác minh thông tin.
Sau khi xác minh, được biết bà Nguyễn Thị Thơm (SN 10/12/1967), thôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh lấy chồng là ông Phạm Ngọc Sơn (hiện đã mất) vào năm 1986 và sinh được 4 người con gồm 1 trai 3 gái.
Năm 1994 con trai ông Sơn bà Thơm bị chết đuối, năm 2004 ông Sơn qua đời do mắc bệnh hiểm nghèo. Từ đó bà Thơm sống cùng 3 con gái trên ngôi nhà được bố mẹ chồng xây dựng cho từ năm 1991 nhà trần 1 tầng (khoảng 50m2). Đến năm 2004 gia đình bà Thơm có sửa chữa xây dựng thêm phần chống nóng trên tầng 2, ngôi nhà như trong hình ảnh báo VietNamNet đã đăng.
Năm 2014 bà Nguyễn Thị Thơm bị phát hiện mắc bệnh ung thư buồng trứng. Từ năm 2017 bà Thơm sống một mình. Để điều trị bệnh ung thư buồng trứng, bà Thơm không có thu nhập nào khác nhưng được các con gái đã lấy chồng giúp đỡ. Năm 2023 bà Thơm bị chẩn đoán ung thư đã ở giai đoạn cuối.
Trong vài tháng gần đây bà Thơm được con gái đưa vào tỉnh Trà Vinh để chữa bệnh theo hình thức ăn chay uống nước lá và đã phải vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh để cấp cứu do cơ thể suy nhược.
Do không đảm bảo sức khỏe để di chuyển bằng máy bay nên con gái là Phạm Thị Thảo đã liên hệ với đội thiện nguyện giúp đỡ đưa về Bắc Ninh bằng chuyến xe 0 đồng.
Hiện nay, bà Thơm đang nằm điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh.
"Qua rà soát tài liệu về hộ nghèo, cận nghèo cho thấy, năm 2018 bà Thơm thuộc hộ nghèo, năm 2019 hộ cận nghèo, năm 2020 hộ nghèo, năm 2021 hộ cận nghèo, năm 2022 hộ nghèo theo chuẩn nghèo Trung ương. Đến năm 2023 bà Thơm thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh Bắc Ninh", ông Chinh cho biết.
Theo số liệu thống kê, tài sản gia đình bà Thơm gồm 1 tivi, 1 tủ lạnh, 1 bình nước nóng, giường ngủ, và tủ gỗ.
Qua chấm phiếu khảo sát, đoàn công tác chấm được điểm phiếu B1 là 160 điểm, B2 là 30 điểm hoàn toàn đúng với phiếu chấm điểm khảo sát cuối năm 2023 của rà soát viên thôn Lĩnh Mai, xã Quảng Phú, huyện Lương Tài.
Đối chiếu theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND ngày 12/4/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh quy định chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023-2025 thì hộ bà Nguyễn Thị Thơm đủ điều kiện là hộ nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh Bắc Ninh. (Hộ nghèo là hộ có điểm B1 163 điểm và điểm B2 30 điểm ở khu vực nông thôn).
Do vậy, hộ bà Nguyễn Thị Thơm được hưởng các chính sách, chế độ theo quy định đặc thù của tỉnh Bắc Ninh đối với hộ nghèo.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, Đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa một bệnh nhân có chứng nhận hộ nghèo vượt 2.000km từ Trà Vinh ra Bắc Ninh. Nhưng khi đến nơi, họ phát hiện gia đình người này rất khá giả, thậm chí có cả nhà 2 tầng.
Mưa liên tiếp 3 ngày không ngớt, dân Quảng Nam lo chạy lụt Mưa lớn kéo dài 3 ngày qua khiến nhiều khối phố, tuyến đường tại TP Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) ngập sâu trong nước, người dân dọn dẹp đồ đạc chạy lụt. Mưa lớn liên tiếp 3 ngày tại tỉnh Quảng Nam, nhiều khu vực như khối phố Trường Đồng, khối phố Mỹ Thạch Trung (TP Tam Kỳ) ngập từ 30-50cm. Ghi nhận...