Vợ tôi có ích kỷ khi tính toán việc đưa tiền cho mẹ chồng
Vợ nói chỉ cho bà một triệu thôi và sao bà nội mà cứ hở ra là đòi tiền như người dưng.
ảnh minh họa
Tôi 29, vợ 28, hai vợ chồng lấy nhau được năm rưỡi, có một bé gái 5 tháng tuổi cực kỳ dễ thương. Thu nhập của tôi được 12 triệu, vợ là 10 triệu, chúng tôi đang sống với ba mẹ tôi ở Sài Gòn. Chuyện phát sinh là sau khi sinh xong, có thể là do trầm cảm sau sinh, tôi thấy vợ khó chịu nhiều chuyện. Thứ nhất, lúc đang có bầu vợ có đòi về quê ngoại để thoải mái nhưng tôi sợ con bệnh tật, điều kiện y tế không tốt nên không cho về, vợ lúc đó mới muốn thuê người giúp việc trong 2 tháng ở cữ vì thấy mẹ tôi trong suốt thời gian vợ mang bầu không có vẻ gì là quan tâm, có vẻ không thiện chí muốn chăm. Tuy nhiên khi đề cập, mẹ nói để mẹ chăm, đơn giản thôi mà, không việc gì phải thuê người. Tôi nghe thật sự cũng an tâm.
Trong hai tuần thời gian sau sinh, mẹ có nói tôi đưa bà tiền công chăm vợ con tôi, tôi có tăng thêm tiền sinh hoạt 1, 2 triệu xem như bồi dưỡng mẹ. Sau đó không biết sao gần được một tháng sau sinh mẹ không chăm vợ tôi nữa. Chẳng biết có phải bà chê ít tiền hay mệt mà không thấy bà có động thái chăm mẹ con cô ấy. Bà không mua đồ ăn sáng và phụ chăm bé cho vợ nghỉ ngơi nên vợ tôi tự làm lấy hết toàn bộ. Cô ấy có nói tôi là thấy stress và thất vọng nhiều, sữa cũng ít dần đi, từ đó cô ấy bắt đầu giữ khoảng cách với mẹ tôi.
Thứ hai, từ lúc sinh bé, chúng tôi quyết định sẽ chi trả toàn chi phí sinh hoạt trong nhà, ăn uống, điện, internet… lúc trước chị hai có cho mẹ mỗi tháng 2 triệu như chi phí tiền ăn ông bà, giờ thì chúng tôi lo hết và để bà giữ tiền kia xem như tiền bà tiêu vặt. Khi biết vợ tôi sắp đi làm, mẹ nói muốn chăm bé giùm thì phải cho bà tiền công, tôi nghĩ cũng hợp lý nên nói vợ cho bà mỗi tháng 2 triệu. Vợ tôi lúc đó bực ra mặt và nói tiền lương 2 vợ chồng không bao nhiêu, lo chi phí sinh hoạt, nuôi con cái, mỗi tháng chỉ dư 4, 5 triệu để tiết kiệm trái gió trở trời, giờ cho mẹ tôi như vậy chẳng tiết kiệm được. Trong khi hai vợ chồng đã lo toàn bộ xem như nuôi ông bà, lại cho ba tôi mỗi tháng tiền tiêu vặt, giờ lại cho 2 triệu cho mẹ, vợ bảo không chịu được. Cô ấy nói chỉ cho bà một triệu thôi và sao bà nội mà cứ hở ra là đòi tiền như người dưng.
Rồi cô ấy lôi chuyện lúc đám cưới chúng tôi đã tự lực lo hết mà mẹ chỉ cho một chỉ vàng, trong khi cho chị gái giữa cả cây vàng. Bà có nói với tôi phong tục con dâu thì không cần cho nhiều. Vợ nói tôi rằng con dâu cũng là con gái người ta, không phải rơm rác, cô ấy rất xấu hổ trong đám cưới, rồi ghen tị với bạn bè vì có cha mẹ chồng lo lắng, thương yêu, có chồng lo kinh tế, tiền lương vợ chỉ việc tiêu. Cô ấy phải gồng lưng gánh nặng kinh tế, phải tiết kiệm, quá mệt mỏi rồi. Chúng tôi đã không nói chuyện với nhau một tuần nay.
Xin nói thêm là mẹ tôi thuộc tuýp người hơi vô tâm, tôi sống với bà từ nhỏ nên hiểu, bà chỉ thích vui chơi, ca múa chứ không phải type thích chăm lo chồng con và hay suy nghĩ như vợ tôi chứ bà không có ác ý gì nhiều. Xin quý vị cho tôi nhận xét có phải là vợ tôi sống quá ích kỷ không? Vì tôi thấy dù sao chúng tôi đang sống ké nhà ba mẹ, cô ấy làm vợ thì phải hoàn toàn chăm lo cho bên chồng chứ. Tôi nên làm gì khi khoảng cách hai vợ chồng ngày càng xa? Xin cảm ơn nhiều.
Theo VNE
Khi vợ 'mắc bệnh'... nhiều chuyện
Vợ nói quá nhiều, thích ngồi lê đôi mách, gần như không ngừng nghỉ, tay làm, mồm nói, đụng đến cái gì cũng nói, chuyện đầu làng cuối xóm, ai ai cũng rành, cũng biết, cứ như là "đài 1080"... Chồng góp ý thì mặt rất tỉnh và trả lời "cái tính em nó vậy mình ơi". Đó là than phiền của không ít cánh mày râu khi có cô vợ "mắc phải bệnh" nói nhiều.
Video đang HOT
ảnh minh họa
Đây cũng là lý do nhiều khiến gia đình "cơm không lành, canh chẳng ngọt", thậm chí phát sinh ra nhiều mâu thuẫn lớn hơn.
1001 chuyện của bà tám...
Nhiều lần ngày lễ, chị Thu hỏi anh Hải, chồng chị, anh thích quà gì em tặng? Anh Hải nửa đùa, nửa thật: Em cứ đi về quê mấy ngày hay em đau họng chẳng hạn, bớt nói chút là món quà lớn lắm rồi.
Những lần như vậy, chị Thu đều cho rằng, tính chị hay nói, hay cười, ham vui, cứ nói thoải mái cho rộn cửa, vui nhà, chứ chị cũng chẳng có ý gì khác. Dù từng lời nói của chị là "thẳng ruột ngựa", nhưng cái tính lúc nào cũng bô bô, không khôn khéo, không tế nhị của chị đã khiến anh Hải nhiều lần chỉ muốn "độn thổ" với bà con hàng xóm, anh em họ hàng.
Có lần hai vợ chồng chị đi dạo ở trung tâm thành phố, gặp anh hàng xóm khoác vai một cô bé trông trẻ trung xinh đẹp, chỉ nhìn thấy chẳng biết ra sao, đã chạy lại hỏi han, cạnh khóe người ta.
Vừa về đến nhà, anh Hải chưa kịp dặn gì thì chị Thu đã đẩy cửa sau sang nhà hàng xóm kể bô bô chuyện vừa nhìn thấy. Thế rồi người này nói qua, người kia nói lại, vợ của người hàng xóm biết chuyện, chửi chồng ra rả...
Hôm sau, hàng xóm gặp anh ở sảnh chung cư bảo: Bữa em đã nhờ rồi, sao vợ anh lại bù lu bù loa lên vậy, làm vợ chồng em mấy hôm nay ngày nào cũng lời qua tiếng lại, em hết giải thích này nọ mà cô ấy đâu chịu nghe... Anh Hải chỉ biết câm nín rồi tìm cách xin lỗi.
Đó là chưa kể, có lần đi đám cưới đồng nghiệp anh Hải, chị Thu vừa nhìn thấy cô dâu đã bắt đầu "phát sóng", "ôi cô dâu này thì em biết, một đời chồng rồi, có con riêng, cũng yêu đương này kia lắm, sao vớ được anh Tú vừa hiền lành, lại giỏi giang, hay &'gài' anh ấy.
Chủ đề này cứ xuyên suốt bữa tiệc cưới khiến anh Hải hơi nóng mặt, gọi chị ra ngoài sảnh để góp ý. Chị gạt đi rồi nói, "em chỉ nói sự thật, nói cái em biết thôi".
Hồi đầu anh Hải còn siêng rủ bạn bè, đồng nghiệp tới nhà chơi, ăn uống, nhưng hơn một năm nay, chị Thu cứ băn khoăn "sao bạn anh dạo này chẳng thấy qua?". Anh Hải thẳng thắn, "họ không qua phần vì bận, phần vì em nói nhiều quá, hỏi từ đầu đến chân, không cho người ta nói thì ai dám đến".
Rồi họ hàng ở quê có dịp lên thành phố qua nhà anh chị chơi, ai ai cũng nhức hết đầu với "máy nói" nên dần dần cũng ít người qua lại, chỉ alô cho anh Hải ra cà phê hay gặp gỡ bên ngoài. Mỗi lần nghe chồng góp ý, chị Thu tự ái, lý sự cùn, "ơ người ta hỏi, người ta buôn chuyện để không khí vui vẻ đỡ ngại ngần, không thích thì thôi, mà bạn anh không đến cũng tốt, em đỡ nấu nướng, dọn dẹp".
Cứ mỗi lần như vậy, anh Hải rất bực mình, lời ra lời vô với vợ nhưng rồi kiểu gì vợ anh cũng thắng, nên anh chỉ biết xách xe ra đường đi dạo. Anh Hải ngẫm ra, hồi đầu mới cưới, vui vẻ hãnh diện vì vợ nhanh mồm, nhanh miệng hoạt bát, mồm miệng đỡ chân tay, giao tiếp ổn... Nhưng rồi nghe hàng xóm bàn tán về vợ, anh thấy rất xấu hổ, góp ý thì vợ không thay đổi, nên anh ngẫm ra "chỉ có khi đi ngủ thì &'đài' mới ngưng mà thôi".
Và những chiêu của chồng
Tương tự như chị Thu, chị Thơm cũng là người nói nhiều khiến chồng chị "ăn không ngon ngủ không yên".
Chị Thơm sinh con xong, thấy vợ đi làm hơi xa, lại vất vả nên anh Tám, chồng chị động viên vợ ở nhà, chăm con. Gia đình anh thuê thêm người làm nên chị Thơm cũng có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng kể từ ngày nghỉ làm, chị Thơm lại còn nói nhiều hơn trước đó.
Nhiều lần thấy vợ cứ nói đi nói lại một câu chuyện, rồi than vãn này nọ, có hôm lại ngồi tám chuyện ở nhà hàng xóm, mặc kệ bà vú trông con khiến anh rất không hài lòng. Đó là chưa kể khi về nhà, ngồi vào bàn ăn, chuyện trên trời dưới bể chị cứ bô bô không dứt.
Đỉnh điểm của việc nhiều chuyện là hôm qua có cô hàng xóm đi đến nhà mặt hầm hầm đòi tính chuyện với vợ anh: "Chồng tôi vay nợ hồi nào, vay bao nhiêu bà biết không mà đòi đi ngồi lê đôi mách nói này nói kia, rảnh thì về ôm con ngủ nhá. Đừng để tôi phải đến nhà lần hai, là không xong đâu nhé". Anh giận tím mặt, nghiêm nghị góp ý và yêu cầu chị bỏ ngay cái tính cầm đèn chạy trước ô tô, nghe một nói ba...
Rồi dần dần để đối phó với cô vợ "đài phát thanh", anh Tám nghĩ ra khá nhiều chiêu. Anh bảo, mỗi lần vợ anh kể chuyện anh chỉ ngồi im, chẳng bao giờ tham gia câu chuyện, chẳng tranh luận, góp ý, chỉ gật gù tỏ vẻ đồng ý, nhưng khi cô ấy hỏi lại câu gì thì anh ú ơ... Thấy không có người hưởng ứng, cô ấy cũng chẳng buồn nói nữa. Thậm chí đôi lần, mấy bà bạn cùng xóm tới chơi, chỉ sợ "nổ tung đầu", anh đều "giả vờ" vào phòng làm việc, mở nhạc đọc báo, có hẹn cà phê với bạn, xỏ giày đi thể dục.
Anh cũng thường xuyên mua tặng vợ mấy cuốn tạp chí dành cho phái nữ, sách truyện, rủ cô ấy tối đi xem phim... để giảm cường độ nói của vợ, đồng thời góp ý thẳng thừng với vợ, nghiêm túc và quyết đoán.
Anh Tám cho hay, thực ra, để chữa bệnh "nói nhiều" cũng không dễ đâu, anh phải tham khảo, học hỏi một đồng nghiệp. Bởi từ câu chuyện của đồng nghiệp, anh ngẫm ra nhiều điều.
Chuyện là đồng nghiệp của anh Tám - anh Tư - mới ly hôn vợ được 1 năm, lý do là hai vợ chồng cãi vã nhau rất nhiều, vài lần lên đến đỉnh điểm khi vợ bỏ nhà về mẹ đẻ ở. Mà nguyên nhân cãi nhau là chị vợ nói rất nhiều, anh chồng lại không tế nhị góp ý, cứ chì chiết vợ.
Mỗi lần giận nhau, chị vợ lại tung lên facebook, bạn bè vào bình luận, động viên, góp ý rồi cả trách móc chồng. Chị vợ thì ruột để ngoài da, thích buôn chuyện nên từ A tới Z, chuyện gì trong nhà cũng kể hết cho hàng xóm, từ thu nhập đến ăn uống, cả chuyện đời sống vợ chồng, đi đâu, làm gì... Nhiều lần đi tập thể dục ở công viên gần nhà, thấy hàng xóm hỏi, anh Tư ái ngại vô cùng, "trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã tường".
Anh nhiều lần góp ý, "sao em nhiều chuyện vậy, có cái chuyện nhỏ tí cũng gọi điện thoại buôn với bạn, kể lể với hàng xóm, em không có gì riêng tư sao?", rồi anh làm ầm lên khiến cuộc nói chuyện của vợ chồng rất căng thẳng.
Có lần anh Tư đi làm về, thấy vợ đang cãi nhau với cô em gái. Do hai người trạc tuổi nhau, tính lại gần giống nhau, chẳng ai nhịn ai, người này về sớm không nấu cơm, thì người kia cạnh khóe, người này ăn xong không rửa chén, kêu có việc bận phải ra ngoài thì người kia xì xầm. Rồi cả việc dọn dẹp nhà cửa cũng phải lời ra tiếng vào... rồi chẳng hiểu vợ anh than van hay nói gì khi điện thoại cho cô bạn, em chồng nghe được, thế là chuyện bé xé ra to, hai chị em cãi nhau một trận tanh bành.
Anh Tư là người đứng giữa chỉ ngăn hai người lại, vừa la em gái, vừa nghiêm khắc chỉnh vợ thì vợ anh giận hờn "anh là chồng sao bênh nó chằm chằm thế, em có gì sai sao", rồi khóc lóc đòi về nhà mẹ đẻ, đang tức giận anh bảo về luôn đi. Vài lần như vậy, vợ anh Tư cũng về thật và không quay lại nữa.
Câu chuyện của anh Tư, anh Tám cũng là câu chuyện của không ít cánh đàn ông đang trải qua. Nhưng với nhiều người, họ biết cách xử trí hài hước, thông minh nên những cô nàng "nhiều chuyện" dần dần cũng hiểu ra vấn đề và thay đổi để cuộc sống vợ chồng luôn bền vững, an yên.
Theo Tinmoi24.vn
Vợ hay nóng giận mới là vợ tốt, nhưng nhiều người chồng không biết trân trọng Khi vợ nóng giận, không ít người chồng cảm thấy khó chịu, họ cho rằng vợ mình là kẻ khó chịu và nhiều chuyện. Họ cứ than trách mà đâu biết rằng, nguyên nhân của sự nóng giận là do mình. Người vợ nóng giận bởi cô ấy đang quá mệt mỏi và muốn chồng thấu hiểu mình (Ảnh minh họa) Đã xa...