Vợ tính toán với bà con nhà chồng
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi suy tính từng đồng, dò xét từng bước đi của các chú.
Nghe chú ở quê nói đầu tháng sẽ vào thành phố, tôi về khoe ngay với vợ. Tôi đề nghị vợ thu xếp nghỉ phép mấy ngày để vợ chồng đưa chú đi chơi, và tiếc nuối: “Giá thím đi cùng thì vui biết mấy”.
Cha tôi mất sớm, mẹ đi bước nữa, tôi phải ở nhờ nhà chú thím. Chú thím có bốn người con, thêm tôi là năm. Tôi lớn nhất nên thành ra như anh cả. Chú thím chẳng khá giả, nhưng thương yêu con cháu như nhau. Hồi cấp III, tôi phải lên huyện học, thi thoảng chú dúi cho ít tiền lẻ, bảo dằn túi lỡ khi xe hư, khát nước.
Tiền bạc trong nhà do thím nắm, những đồng tiền chú cho tôi là do chú bán mớ tôm con cá bắt được khi ra đồng, hoặc trong làng có ai nhờ làm gì đó và trả công. Tôi ái ngại không cầm, chú nạt: “Sểnh nhà ra thất nghiệp, lỡ xe hư chẳng nhẽ dắt bộ mười mấy cây về nhà?”.
Thím thì chăm sóc tôi kiểu khác. Bà luôn nhét vào giỏ xe tôi khi củ khoai, trái bắp, trái ổi rồi cắp rổ ra đồng sớm, trước khi tôi đi học. Thím tôi không khéo nói, sau này nghĩ về bà, tôi thường nhớ cái bóng bà đứng nhìn theo tôi tới khi khuất dạng, trong những lần tôi từ thành phố về thăm nhà.
Chú thím tôi làm nông nuôi đàn con, tôi nghiễm nhiên thành anh lớn trong nhà (ảnh minh họa)
Tôi đón chú và hai người bạn chú ở bến xe, chở đi ăn sáng xong mới đưa về nhà. Hôm nay chủ nhật, vợ con tôi đều ở nhà, tôi đã nói vợ trưa nay nấu nướng gì đó đãi hai chú.
Nhưng tôi về tới nhà mà không thấy vợ đâu. Con gái nói mẹ đi siêu thị, tôi yên tâm là vợ đang đi chợ. Nhưng lát sau vợ về với lỉnh kỉnh bao bì can bịch. Hoá ra vợ mua xà bông, nước giặt, và thêm cả thùng mì gói. Tôi hơi ngạc nhiên, đó giờ vợ có cho các con ăn mì gói đâu?
Bữa cơm trưa như mọi ngày, chỉ thêm đĩa trứng chiên. Vợ cười cười: “Chủ nhật là ngày cháu vất vả nhất chú ạ. Nào dọn dẹp lau chùi, nào ủi đồ cho cha con nó, mệt hơn đi làm ấy”.
Nhìn các chú gật gù, khen vợ đảm đang, xót xa khi vợ vất vả, tôi ghìm cứng người để ngăn cơn bực. Nhưng chẳng mấy khi chú vào chơi, thôi thì tôi cứ phải nhịn để chú vui vẻ.
Video đang HOT
Nhìn các chú gật gù, khen vợ đảm đang, xót xa khi vợ vất vả, tôi ghìm cứng người để ngăn cơn bực tức. Nguồn ảnh: Internet
Vợ tôi nào có tốt đẹp hay vất vả. Khi nãy vợ hỏi: “Anh, sáng nay chở chú đi ăn phở đúng không, em biết thế nào anh cũng đưa họ đến quán mình hay ăn. Sáu mươi ngàn đồng một tô. Bốn tô bằng tiền ăn cả ngày. Em mua sẵn thùng mì rồi, sáng mai anh nấu cho mấy chú, cần thì thêm quả trứng là được”.
Rồi vợ than: “Tưởng đám cưới con cháu, chứ con của bạn mà cũng cất công đi. Đã thế còn “nê” theo hai ông bạn”.
Hôm qua, vợ gọi người mua ve chai vào bán mấy đồ linh tinh. Có cái ruột nồi cơm điện, bạn của chú xin, nói để đem về nấu khi mất điện. Vợ chỉ mấy cái chảo cũ hỏi chú có lấy luôn không, chú thật thà xin luôn.
Tôi thấy hết, mà phải nín nhịn, thấy vợ đối xử với mấy chú với vẻ mỉa mai khinh khi, tôi thấy tim mình thắt lại.
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi đi suy tính từng đồng. Dò xét từng bước đi của mấy chú. Trước mặt giả lả, vừa quay đi mặt đã xám xịt.
Chú vào mấy ngày rồi ra, tiếp đãi đàng hoàng là bổn phận của con cháu. Thế mà vợ tôi đi suy tính từng đồng. Nguồn ảnh: Internet
Chú chính là cha tôi. Không có chú thì làm gì có tôi hôm nay. Bao năm nay chú chỉ vào nhà tôi một lần hồi đám cưới. Nay chú cất công đi xa vì cưới con của bạn. Bạn chú mất, để lại một vợ hai con. Mấy chú đã chung tay lo lắng cho mẹ con họ. Chú vào để thay mặt đàng trai trong đám cưới kia.
Tiệc cưới đã xong, chú muốn về ngay vì sốt ruột ở nhà, cũng từ chối đi chơi cùng gia đình tôi. Tôi đề nghị mua vé máy bay, nhưng các chú đòi đi ô tô cho tiện. Lúc về, chú còn dúi cho con tôi ít tiền, nói không biết mua gì làm quà cho lũ nhỏ, nhờ cha mẹ mua hộ.
Đưa chú ra bến xe rồi mà tôi không muốn về nhà. Tự dưng tôi không muốn nhìn mặt vợ, thấy sợ khi nghĩ đến những càu nhàu tính toán của cô ấy với người thân của tôi.
Mẹ chồng đề nghị chúng tôi nuôi con cho chị xây tổ ấm mới
Chị gái của chồng gửi con nhờ bố mẹ chồng tôi nuôi, để đi bước nữa. Nay nhà chồng muốn tôi chăm sóc đứa trẻ đó.
Tôi và chồng kết hôn mới được nửa năm. Chồng tôi là người khôn ngoan, nhanh nhẹn trong công việc. Đối với gia đình, anh rất yêu thương vợ và cũng có trách nhiệm với bố mẹ, các anh chị em.
Cuộc hôn nhân của chúng tôi đang thời kỳ đầu tiên nên hết sức mới mẻ và ngọt ngào. Sau giờ làm, anh về nhà cùng tôi chuẩn bị bữa tối cho gia đình. Chúng tôi khá hợp nhau ở mọi thứ.
Tôi rất muốn có con sớm nhưng chồng tôi lại cho rằng, 2 vợ chồng mới cưới nên tranh thủ tận hưởng thời gian vợ chồng son.
Ảnh: Đức Liên
Bên cạnh đó, anh cũng muốn tập trung, dồn sức để phát triển kinh tế. Hai năm nữa, khi mọi thứ ổn định, chúng tôi có con cũng chưa muộn. Những lời chồng nói khá hợp lý nên tôi cũng chiều theo ý anh.
Chúng tôi sống riêng trong một căn hộ nhỏ. Bố mẹ chồng sống cách chúng tôi không xa. Ông bà có lương hưu và đang phải nuôi đứa cháu - con của chị chồng tôi.
Chị chồng tôi ly hôn cách đây 5 năm. Sau đó, chị lập gia đình mới. Chồng mới của chị không thích có con riêng của vợ trong nhà nên chị giao cháu cho bố mẹ chồng tôi chăm sóc. Hiện chị cũng sinh được 1 cháu 2 tuổi và đang bầu đứa thứ 2 do lỡ kế hoạch.
Mọi chuyện sẽ diễn ra êm đềm nếu như gia đình chồng tôi không xảy ra chuyện.
Bố chồng tôi đột nhiên bị tai biến. Mặc dù phát hiện, chạy chữa kịp thời nên ông qua cơn nguy kịch nhưng ông hoàn toàn phải nằm một chỗ. Mọi sinh hoạt, ăn uống... phải có người trợ giúp.
Mẹ chồng tôi, từ ngày đó, bận rộn chăm sóc bố chồng. Việc đưa đón cháu trai đi học, ăn uống, kèm cháu học... đều không có người làm. Thấy tôi công việc khá nhàn rỗi, bà nhờ tôi giúp bà chăm sóc cháu.
Nghĩ giúp gia đình chồng trong một thời gian ngắn, tôi cũng rất vui vẻ. Hằng ngày, đón cháu đi học về, tôi lại lo cơm nước cho cháu. Cháu là con trai, năm nay học lớp 4. Tính tình bướng bỉnh, quen được ông bà chiều chuộng nên rất khó bảo.
Mỗi lần tôi bảo cháu đi tắm để ăn cơm, cháu cứ nằm ôm điện thoại xem các video mà không hề đả động đến lời của tôi.
Sau khi ăn cơm, cháu cũng không chịu học bài. Chỉ đến khi tôi hét lên, cháu mới chịu buông điện thoại xuống. Lo hết các việc cho cháu xong, tôi mới trở về căn hộ của hai vợ chồng.
Việc đi lại giữa 2 nhà để chăm sóc cháu khá bất tiện nên mẹ chồng đề nghị chúng tôi đưa cháu về bên nhà tôi để thuận tiện chăm sóc.
Bà còn nói, bố chồng tôi có lẽ suốt đời sẽ phải nằm một chỗ như vậy nên bà không thể rảnh tay. Bà mong chúng tôi hãy coi con chị chồng như con mình, chăm sóc, nuôi dưỡng cháu. Về kinh tế, bà sẽ hỗ trợ thêm vợ chồng tôi.
Quá bất ngờ với lời đề nghị này nên tôi chần chừ trong khi chồng tôi xin thêm thời gian để hai vợ chồng bàn bạc thêm.
Tôi biết, chồng tôi rất muốn giúp chị chồng. Từ trước đến nay anh rất nặng lòng với gia đình, anh thương cháu không khác gì con ruột. Nhưng tôi cảm thấy quá vô lý.
Con của chị chồng thì chị phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, tại sao lại dồn gánh nặng đó lên bố mẹ, rồi giờ là gia đình em trai? Chồng tôi chưa muốn có con vì sợ vướng bận sự nghiệp nay lại muốn tôi chăm sóc, nuôi dưỡng con cho chị gái của anh ấy.
Khi tôi nói hết suy nghĩ của mình, anh khuyên tôi nên rộng lượng hơn. Anh nói, chị gái đã từng đổ vỡ, thiệt thòi mình nên giúp chị để chị có được hạnh phúc trọn vẹn. Hiện chị vừa chăm con nhỏ lại mang thai, việc chăm sóc cháu lớn là việc chúng tôi nên giúp chị.
Vì mới về làm dâu, tôi không muốn gây căng thẳng. Nhưng để nuôi một đứa trẻ không hề đơn giản và đặc biệt tôi không phải là mẹ ruột của cháu. Nếu sau này cháu nên người thì không sao, lỡ cháu có vấn đề gì tôi lại thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng.
Độc giả có thể cho tôi lời khuyên để tôi không làm mất hòa khí trong nhà? Tôi xin cảm ơn.
Gia đình chồng khiến tôi choáng váng Em có nghĩa vụ đi làm về phải đưa hết lương cho nhà chồng. Ly hôn rồi mà mấy tháng sau đó em còn bị đòi nợ, phải cắn răng trả khoản cuối chồng em nợ quán nhậu gần nhà, sau đó mới yên. Kính gửi chị Hạnh Dung, Em vừa trải qua lần đổ vỡ lớn nhất sau 28 năm sống trên...