Vợ tiêu tiền như nước mà không hỏi ý kiến chồng
“Chỉ trong có vài tháng vừa rồi cô ấy mua laptop mới, đổi điện thoại và máy tính bảng, mua hai chiếc túi đắt tiền và đi du lịch 5 sao với bạn bè mà không hề hỏi ý kiến tôi về việc chi tiêu”.
Ảnh minh hoạ
Tôi 40 tuổi, đã kết hôn 10 năm nhưng vợ gần như không còn là người đồng hành với tôi nữa đã từ khá lâu rồi.
Khi mới kết hôn, chúng tôi thảo luận với nhau mọi chuyện. Còn bây giờ, cô ấy chẳng bao giờ nói với tôi chuyện gì, tự mình làm theo ý mình mà không quan tâm đến cảm xúc của chồng ra sao, đặc biệt là trong chi tiêu.
Có thể với cô ấy tôi không phải một ông chồng hoàn hảo, nhưng tôi là người tốt và là người bố tốt của 2 đứa con.
Video đang HOT
Chỉ trong có vài tháng vừa rồi cô ấy mua laptop mới, đổi điện thoại và máy tính bảng, hai chiếc túi đắt tiền và đi du lịch 5 sao với bạn bè mà không hề hỏi ý kiến tôi về việc chi tiêu.
Sự việc cuối cùng khiến tôi hết chịu nổi là cô ấy đặt bộ bàn ghế mới về nhà, tất nhiên là cũng không hề nói với tôi!
Bạn có thể nghĩ tôi là thằng ăn bám vợ nhưng thực tế ngược lại, tôi mới là chủ lực kinh tế trong gia đình. Vợ làm công việc bán thời gian và tôi để cô ấy tiêu tiền trong tài khoản chung của hai người. Nếu tôi mua đồ mới, cô ấy căn vặn ngay “mua bao nhiêu tiền, có thực sự cần thiết không?”… trong khi, cô ấy thì…
Tôi đã thử thảo luận lại với vợ về việc tiêu tiền của cô ấy nhưng cô ấy lại cảm thấy bị xúc phạm. Cô ấy bảo đàn ông không lo được cho vợ thì “vứt đi”, cô ấy nói tôi ti tiện và đòi li dị vì hai người không cùng cách sống.
Tôi biết cô ấy chỉ dọa chứ không làm thật. Nhưng tôi chưa có cách để giải quyết việc này.
Tôi muốn có kế hoạch chi tiêu rõ ràng cho tương lai tài chính của gia đình chứ không phải mỗi ngày đều tiêu tiền như thể hôm này là ngày cuối cùng được sống theo cách vợ đang làm. Ai có cao kiến giúp tôi không?
Theo Dân Trí
Tán gia bại sản vì bạn đời đột nhiên tiêu tiền như nước
Vốn tính tiết kiệm, gần đây, chị Nhung bỗng lao vào mua sắm, dốc hết lương tháng 20 triệu vào quần áo, giày dép trong vài ngày.
Có 3 con, chị Nhung (Từ Liêm, Hà Nội) vốn rất chi ly về tài chính, mua cái áo hơn trăm nghìn cũng phải đắn đo vài lần. Vì thế, chồng chị vô cùng sốc khi thấy ngày nào vợ cũng vác về cả đống đồ, toàn tiền triệu. Khi chồng hỏi và nhắc nhở, chị gạt phăng đi, nói rằng mình sắp giàu to với các kế hoạch làm ăn lớn nên không phải lo về tiền. Anh xã chị càng trợn tròn mắt khi vợ mở ví lấy ngay cả triệu cho bà hàng xóm khi được khen mặc váy mới xinh. Chị còn rút luôn mấy trăm triệu tiền tiết kiệm để định đưa cả hai nhà nội ngoại đi chơi châu Âu. Quá hoảng, anh gọi điện cầu cứu chuyên gia.
"Vợ tôi như trở thành người khác. Cứ đà này, gia đình tôi chẳng mấy mà khánh kiệt", anh bày tỏ.
Ảnh minh họa: iStock.
Thạc sĩ Lê Thị Thu Hà, Viện Sức khỏe tâm thần (Hà Nội) cho biết, bỗng dưng tiêu tiền vô độ, nói nhiều, thích đi lại và can thiệp vào việc của người khác... là biểu hiện của chứng hưng cảm. Nó tác động đến cảm xúc của người bệnh, khiến họ bỗng nhiên hưng phấn quá mức, kém kiềm chế. Đây là một bệnh lý về cảm xúc theo chu kỳ, tức là bình thường tâm lý của họ rất ổn định nhưng bỗng dưng một giai đoạn nào đó lại phát lên.
Đa số những người mắc tình trạng này bỗng tiêu tiền như nước, vào những việc không chính đáng, kể cả móc sạch túi cho người không quen biết, bất chấp hoàn cảnh gia đình, thậm chí phải thế chấp, vay mượn. Gia đình có người bị hưng cảm dễ lao đao, khánh kiệt trong thời gian ngắn là vì thế. Họ còn dễ hung hăng, cáu gắt nếu bị ngăn cản, dẫn tới những tình huống gây rối, ảnh hưởng tới bản thân và người khác.
Trường hợp anh Đức, Thanh Trì, Hà Nội là một điển hình. Nếu không được bác sĩ giới thiệu, nhìn người đàn ông 35 tuổi có gương mặt điển trai, cao to, nói cười tự tin này đi lại trong Viện tâm thần, ít người nghĩ anh đang được điều trị hưng cảm. Khi có người hỏi chuyện, anh Đức không ngại ngần kể, tháng trước, anh tự dưng muốn đi thăm bà cô họ xa trong Sài Gòn nên lập tức bắt taxi ra sân bay. Trên xe, thấy người tài xế kể kinh tế khó khăn, anh rút ví tặng luôn 500.000 đồng. Tới sân bay, vì mua vé sát giờ, giá lên tới hơn 3 triệu đồng, anh mang không đủ tiền nên bị an ninh ngăn lại khi cố đi ra máy bay. Anh Đức nổi điên cãi cọ rồi đánh nhau với họ nên bị giữ lại.
Sau khi được người nhà tới bảo lãnh về, anh bỏ việc công ty, bắt vợ đưa hết tiền hai vợ chồng dành dụm mua nhà ra để mở công ty bất động sản, dù chưa biết gì về lĩnh vực này. Hằng ngày, anh Đức tốn cả triệu đồng tiền điện thoại vì gọi đi khắp nơi. Quá hoảng, vợ và bố mẹ liền tìm cách đưa anh vào viện. "Thương vợ và con gái nhỏ lắm, mình sắp ổn được về rồi", anh Đức bày tỏ.
Bác sĩ Thu Hà cho biết, nhiều người vốn đã có tính thích mua sắm, hay nói nhiều, ham hoạt động... Để nhận biết một người có bị hưng cảm hay không, chỉ cần trả lời câu hỏi: Bình thường họ là người như thế nào, nếu đang trầm tính, tiêu pha dè sẻn nhưng bỗng dưng tiêu bạt mạng, nói nhiều, thay đổi các sở thích, hoạt động thường ngày thì nên đưa tới gặp chuyên gia về tâm thần. Chẳng hạn, có người nông dân ngày thường rất chân chất, chắt chiu, ít nói, bỗng dưng oang oang suốt ngày, cầm vài triệu tiêu trong nháy mắt vào những thứ không đâu, tán tỉnh hết người này tới người kia, đòi đi phượt cả nghìn cây số bằng xe máy...
Tiến sĩ Lã Thị Bưởi, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học tâm lý - giáo dục, Hà Nội, cho biết, người hưng cảm thường không thừa nhận mình có vấn đề tâm lý. Họ nghĩ mình tài giỏi, thông minh, có khả năng làm lớn. Họ cũng dễ bị người xấu lợi dụng moi tiền vì trở nên hào phóng, sẵn sàng cho bất cứ ai. Một người mắc chứng này đã lập tức ký giấy tặng ngay chiếc ôtô tiền tỷ cho giám đốc bệnh viện - nơi anh được người nhà đưa đi trị liệu. Tất nhiên, vì hiểu rằng nếu phản đối, làm trái ý người bệnh sẽ khiến họ hung hăng, khó chịu, vị giám đốc đã đồng ý nhận, đến khi trị liệu khỏi thì trao trả ôtô cho anh.
Bà Bưởi cho biết, việc trị liệu cho người mắc hưng cảm bằng thuốc và các liệu pháp chuyên môn thường mang lại hiệu quả cao. Người bệnh có thể trở lại hoàn toàn bình thường sau trị liệu, nhưng vẫn có khả năng tái phát nên người nhà cần theo dõi để phát hiện sớm và đưa đi khám lại.
Theo Vương Linh/Vnexpress
Bồ ôm bụng bầu 7 tháng đến ăn vạ, mẹ chồng mời vào ăn bữa cơm thân mật được 2 phút thì... "Thôi cháu xin kiếu. Vậy mà anh Bình bảo về nhà anh ấy sướng lắm, nhà cao cửa rộng, tiêu tiền như nước. Cháu thấy nhà giàu cứ nghĩ vậy. Thôi, cháu chả dại đi làm ô sin cho nhà bác. Chào bác cháu đi". Ảnh minh họa Tôi điếng người khi nghe xong cuộc điện thoại đó, đó là điện thoại của...