Vợ thu nhập hơn 50 triệu/tháng vẫn bị chồng yêu cầu nghỉ việc vì lý do oái oăm
Thật sự, dù chỉ mới cưới nhau hơn 3 năm nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về người chồng của mình.
Tôi người thành phố, lấy chồng ở nông thôn. Nói vậy không có nghĩa là tôi chê bai gì chồng hoặc gia đình nhà chồng cả. Nếu có tư tưởng đó, ngay từ đầu, tôi đã không bước chân vào cuộc hôn nhân này.
Tôi lấy chồng hoàn toàn xuất phát từ tình yêu. Ngày đó, trong mắt tôi, chồng là một người vừa hiền lành vừa học giỏi lại biết cách quan tâm mọi người.
Trong lúc còn yêu nhau, ở bên anh, tôi có cảm giác rất bình yên. Dù là tiểu thư con nhà giàu nhưng chưa bao giờ tôi coi thường gia cảnh của anh. Thậm chí chính tôi còn cãi lời bố mẹ để quyết lấy anh đến cùng.
Bởi tôi nghĩ sau khi kết hôn, 2 vợ chồng mua nhà sống trên thành phố, thỉnh thoảng mới về quê thăm bố mẹ chồng nên sẽ tránh được cảnh chung đụng rồi va chạm giữa con dâu với gia đình nhà chồng.
Vợ quyết định ly hôn khi chồng liên tục bắt nghỉ việc. Ảnh minh họa.
Tuy nhiên, sau khi chính thức về chung một nhà khoảng nửa năm, tôi bắt đầu thấy xuất hiện một số vấn đề. Trong đó, nổi cộm nhất là việc chồng tôi thường xuyên yêu cầu tôi về quê cùng anh để thăm hỏi họ hàng, kể cả là không nhân dịp gì cả.
Theo lời anh nói, tôi phải làm vậy để “ghi điểm” trong mắt mọi người ở quê để giúp anh nở mày nở mặt với xóm làng là lấy được cô vợ người thành phố nhưng gần gũi, biết quan tâm gia đình nhà chồng.
Ban đầu, vì để làm chồng vui, tôi cũng cố làm theo nhưng thực lòng cũng không thoải mái. Đến những lần về sau, tôi thẳng thừng khước từ đề nghị của chồng vì cho rằng, tôi không nhất thiết phải chạy theo đi lấy lòng ai cả. Chỉ cần tôi vẫn có hiếu, vẫn chu đáo với bố mẹ chồng ở quê là được.
Video đang HOT
Kể từ đó, chồng thái độ với tôi ra mặt và dần thể hiện tính gia trưởng. Về quê, trước mặt mọi người, anh hay thể hiện quyền uy của mình với vợ, buộc tôi phải làm cái nọ, cái kia theo chỉ đạo.
Không những thế, anh còn thích thể hiện rằng mình giàu có trong khi nói thẳng ra, thu nhập của anh thấp hơn tôi. Và căn nhà mà chúng tôi mua phần lớn là nhờ bố mẹ tôi hỗ trợ, vợ chồng tôi chỉ có chưa đầy 1 tỷ trong đó.
Rồi khi chúng tôi có con, nhiều lần chồng đề cập đến việc tôi nghỉ việc ở nhà để chăm con, mọi việc cứ để anh lo. Tôi đi làm thu nhập hơn 50 triệu/tháng, lại là người không thích phụ thuộc nên dĩ nhiên không đồng ý với yêu cầu của chồng.
Hơn nữa, tôi cũng hiểu tình hình thu nhập của chồng không thể đủ chi tiêu cho một gia đình có con nhỏ trên thành phố. Nếu tôi nghỉ việc thật, chắc chắn vợ chồng tôi lại chỉ cãi nhau về tiền.
Khuyên vợ không được, đến khi tôi đi làm lại, chồng liên tục soi mói công việc ở ngân hàng của tôi vì nhiều lúc hay về muộn. Anh nói tôi là phụ nữ đã có gia đình nên chồng con phải là ưu tiên số 1, công việc làm được bao nhiêu thì làm.
Tôi biết mình có trách nhiệm với con nên vẫn sắp xếp công việc và thuê giúp việc hỗ trợ chăm bé, chứ tôi không hề vô tâm. Vậy mà chồng tôi hết lần này đến lần khác kiếm cớ gây sự bắt tôi phải nghỉ việc.
Lần con tôi ốm, chồng gọi cả bố mẹ ở quê lên chăm cháu cả tuần. Và trong quãng thời gian ấy, tôi bị chồng và bố mẹ chồng coi không khác gì một người mẹ tội đồ vì bỏ bê con cái khiến bé bị ốm.
Gần đây, do không thể chịu được sự gia trưởng của chồng, tôi xin nghỉ vài ngày để đi giải tỏa stress liền bị anh quy chụp tôi có người khác nên bỏ chồng, bỏ con. Đỉnh điểm, sau lần đó, chồng bắt tôi lựa chọn giữa công việc và con cái.
Anh nói nếu tôi vẫn làm ở đó, anh sẽ gửi con về quê cho ông bà nội chăm. Còn nếu nghỉ việc, “ngoan ngoãn” ở nhà nội trợ hoặc chuyển công việc khác văn phòng nhẹ nhàng hơn, có nhiều thời gian chăm con hơn thì anh mới chấp nhận.
Thật sự, dù chỉ mới cưới nhau hơn 3 năm nhưng tôi hoàn toàn thất vọng về người chồng của mình. Tôi có nên dứt khoát ly hôn, giành quyền nuôi con và bắt đầu cuộc sống mới không. Chứ cứ sống dưới sự kiểm soát của chồng thế này, tôi quá mệt mỏi rồi.
Chồng không đưa lương, không làm việc nhà, vợ nói mấy câu khiến anh câm nín
Suốt 3 năm kết hôn, tôi chưa từng được chồng đưa cho tiền lương. Anh còn đổ trách nhiệm làm việc nhà lên đầu tôi, cho rằng đó là việc của đàn bà.
Ba năm hôn nhân, chồng dù không can dự chuyện riêng tư, các mối quan hệ của tôi nhưng lại rõ ràng quan điểm sẽ không đưa tiền lương cho vợ. Anh nhận đóng tiền điện, nước còn mọi khoản chi tiêu, sinh hoạt trong gia đình tôi phải lo liệu.
Khi có con, anh lo thêm tiền học chính của con, còn tiền sữa, bỉm, tiền học thêm, tôi phải gánh vác. Anh phân chia rõ ràng như vậy vì muốn mọi chuyện công bằng. Tiền biếu bố mẹ anh, anh lo và ngược lại. Ai kiếm được nhiều hơn thì người ấy giữ.
Lúc gia đình có công to việc lớn thì vợ chồng bàn bạc với nhau. Anh cũng tính toán qua rằng số tiền hai bên bỏ ra gần ngang nhau.
Người vợ chịu mọi áp lực vì chồng không đưa tiền lương hàng tháng. Ảnh minh họa: AI
Chỉ có điều, thu nhập của tôi không cao bằng anh. Có những tháng, công việc không như ý, tôi không kiếm được nhiều tiền nhưng anh vẫn nhất nhất chỉ lo từng đó. Tôi cần thêm tiền thì phải vay anh và phải trả đúng hẹn.
Cách đây 1 năm, công ty của tôi làm ăn không được, tôi phải bán hàng online thêm để lo các khoản chi tiêu. Tôi xoay xở rất nhiều để đảm bảo cuộc sống không thiếu thốn nhưng sự mệt mỏi về thể chất và tinh thần ngày càng chồng chất.
Mỗi ngày, tôi lăn lộn từ sáng sớm đến tối muộn. Tôi phải dậy sớm chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà, đưa con đi học, rồi chạy đi làm. Tan làm, tôi tất bật đón con, mua đồ ăn, về nhà nấu nướng. Về đến nhà, tôi tiếp tục lo cơm nước, tắm giặt cho con.
Trong khi đó, chồng đi làm về chỉ việc ngồi vào bàn ăn cơm, rồi xem tivi hay lướt điện thoại.
Khi tôi ý kiến thì anh nói, tôi lấy anh về đã có nhà ở sẵn nên đừng so sánh thiệt hơn, tị nạnh với anh, hãy so sánh với những người không có nhà, phải đi thuê trọ. Anh cho rằng việc nhà là việc của đàn bà, không phải việc đàn ông nên làm.
Cảm giác bị bỏ mặc, không được sẻ chia dần dần ăn mòn lòng tin và tình yêu trong tôi. Nhiều lần, tôi muốn bùng nổ nhưng lại kìm nén vì nghĩ đến con, gia đình. Tôi tự thuyết phục mình rằng mọi việc sẽ ổn hơn, rằng chồng sẽ nhận ra và thay đổi.
Một buổi tối, sau khi đã quá mệt mỏi và kiệt sức, tôi nhắc anh rửa bát giúp. Như thường lệ, anh lặp lại câu nói cũ: "Đó không phải việc của đàn ông".
Lần này, tôi không nhẫn nhịn nữa. Tôi nhìn thẳng vào mắt anh và nói, giọng không còn giấu nổi sự bức xúc: "Vậy anh cho tôi biết, việc của đàn ông là gì? Là ngồi đó và để vợ mình kiệt sức vì gánh vác tất cả việc nhà một mình sao?
Anh tự cho mình giỏi nhưng việc khiến vợ sống sung sướng, thoải mái cũng không làm được thì anh giỏi nỗi gì? Anh nghĩ mình tài thì cũng phải so sánh với bạn bè của anh, xem họ có bao giờ để vợ con phải đi vay tiền của chồng không?
Khi nào anh làm được như vậy thì hãy nghĩ mình là đàn ông. Còn bây giờ, anh chẳng khác gì 'đàn bà' đâu".
Câu nói của tôi có lẽ đã chạm vào lòng tự ái của chồng khiến anh câm nín. Có lẽ đây là lần đầu tiên anh phải đối diện với những lời nói mà trước giờ chưa từng nghĩ sẽ thốt ra từ vợ.
Suốt một tháng sau đó, thi thoảng tôi báo bận và nói anh về sớm đón con. Có hôm tôi đi chơi đến 21h mới về để anh ở nhà lo cho con ăn, con học. Cuối tuần tôi cũng đưa con đi tụ tập, mặc anh ở nhà thích ăn gì thì tự làm.
Nhiều buổi tối, tôi gọi đồ ăn sẵn về cho các con, không hợp khẩu vị nên anh phải đi nấu mì tôm. Quần áo anh bỏ trong nhà tắm, tôi không giặt. Anh phải tự bỏ vào máy giặt tự phơi vì hết đồ mặc.
Hôm đó, khi về nhà muộn, tôi thấy chồng bắt đầu thay đổi. Anh giục con đi tắm, lấy quần áo cho con thay. Anh cắm sẵn cơm, nhặt và rửa rau. Ăn xong, anh không rửa bát nhưng cũng biết dọn mâm. Anh nói sẽ sắm cho tôi chiếc máy rửa bát.
Tôi không biết cuộc sống sau này sẽ ra sao nhưng ít nhất, tôi đã dám nói ra điều tôi cố kìm nén lâu nay và cũng thấy được những dấu hiệu thay đổi nhỏ ở chồng.
Tôi không yêu cầu người đàn ông của tôi phải hoàn hảo, chỉ mong anh ấy là một người chồng biết san sẻ và có trách nhiệm với gia đình.
Anh tôi kiếm 100 triệu/tháng, vậy mà ngày bố mẹ xây nhà xong, người ta đến yêu cầu bán nhà trả nợ cho anh ấy Không hiểu nổi, tại sao anh tôi lại ra nông nỗi này? Khi anh tôi học xong cấp 3, bố mẹ không có tiền để anh ấy học lên cao. Anh tôi không cam chịu cuộc sống làm ruộng, cả đời thiếu trước hụt sau nên đã ra phố lập nghiệp. Những năm đầu, anh làm đủ mọi nghề để kiếm sống, sau...