Vợ… thảo mai
Nghe vợ xum xoe cười nói phớ lớ trước mặt chị hàng xóm, sau đó lại lầm bầm mắng thầm, anh Tân tròn mắt, há hốc miệng vì không ngờ vợ mình lại thảo mai thế.
Kết hôn được gần 5 năm, tưởng rằng đã hiểu vợ đến từng “chân tơ kẽ tóc” nhưng K. (Thái Bình) cho biết bản thân anh không ngờ rằng cũng có lúc mình phải bẽ bàng vì “cứ ngỡ như cô ấy là một người hoàn toàn khác chứ không phải là người vợ mình từng chung sống, chia sẻ mọi điều”. Tật xấu của vợ là đàn ông K. không muốn nói ra, hơn thế anh cũng không muốn vì điều đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình vốn đang rất tốt đẹp. “Nhưng đúng là ở trong chăn mới biết chăn có rận” – K. nói.
K. và vợ yêu nhau, tìm hiểu hơn 2 năm rồi mới kết hôn. Ngày yêu nhau cho đến lúc sống chung, vợ K. luôn tỏ ra là nàng dâu mẫu mực, xởi lởi cười nói chan hòa với mọi người. Vợ K. cũng được gia đình nhà chồng quý mến vì khéo nói, khéo chiều các thành viên trong gia đình. Hơn thế, đi đến đâu vợ anh cũng được mọi người đánh giá là “mau mồm mau miệng”. Anh K. vốn dĩ rất tự hào mỗi khi được ai đó khen rằng mình khéo chọn vợ. Thế nhưng một năm trở lại đây, sau vài lần chứng kiến vợ hành xử với người xung quanh theo kiểu thảo mai, trước mặt thì ngọt ngào, khen ngợi hết lời nhưng sau lưng thì bôi nhọ, sỉ nhục người khác.
“Bình thường thì cô ấy luôn đối xử chan hòa với mọi người. Trong gia đình cũng thế, trước mặt mọi người cô ấy luôn chứng tỏ mình là người thoải mái, không suy xét tính toán hoặc không để bụng, cố chấp những điều vặt vãnh. Tuy nhiên sau vài lần tôi chứng kiến vợ mình trước mặt mẹ chồng thì vui mừng hớn hở nhưng sau lưng lại đi nói xấu, thốt ra những lời đầy hằn học, bôi nhọ bà. Rồi chuyện ấm ức, khó chịu với chị dâu nhưng không nói ra, cứ cười nói hớn hở, tâng bốc chị dâu lên mây sau đó lại hầm hè, chê bai đủ điều sau lưng chị ấy với mấy cô bạn…” – anh K. chia sẻ.
Dẫu biết rằng vợ có những ấm ức khi cuộc sống gia đình đôi khi cũng có va chạm nhưng trước việc vợ cứ “thơn thớt nói cười” trước mặt nhưng sau lưng lại tỏ ra khiếm nhã, thù hằn người trong gia đình nên anh K. không thấy hài lòng và có phần choáng vì tính thảo mai của vợ. “Đáng ra cô ấy nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm với những những gì cô ấy thấy bực bội hoặc chia sẻ với tôi về điều đó đằng này cô ấy lại sống theo kiểu hai mặt như thế. Người ngoài không hiểu chuyện, hoặc xấu tính nếu mang chuyện đó đến nói với chị dâu và mẹ tôi thì sẽ không ra sao cả…” – anh K. tâm sự.
Nghe vợ thủ thỉ, ngọt nhạt với chị dâu, anh không khỏi ngỡ ngàng vì độ thảo mai của vợ… (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Giống với trường hợp của anh K. là anh Bách (Hải Phòng). Anh Bách cũng gặp phải cảnh khó xử, gia đình lục đục khi Hà – cô vợ thảo mai của mình, ngày nào cũng ông ổng khen mẹ chồng, em chồng trước mặt nhưng sau lưng hai người đó, có bao lời lẽ xấu xa nhất cô cũng dành cho họ.
Bách kể rằng từ ngày còn yêu nhau, Hà rất năng đến nhà anh và mỗi lần đến lại quà cáp lỉnh kỉnh tặng cho mẹ và em gái người yêu. Anh Bách cứ đinh ninh rằng 3 người phụ nữ hợp với nhau, gia đình anh như vậy sẽ không có cảnh “mẹ chồng – nàng dâu hoặc chị dâu – em chồng”. Thế nhưng anh nào ngờ, tất cả những gì mình chứng kiến trước đó chỉ là để Hà lấy lòng. Còn sau lưng “Tấm chân tình thực sự của cô ấy đối với mẹ và em gái tôi thế nào thì về sau mọi người mới rõ. Từ trước đến sau khi về làm dâu, trước mặt mẹ và em gái tôi, cô ấy luôn nhẹ nhàng, nhường nhịn mọi chuyện. Lúc nào cũng dành những lời hay, ý đẹp để khen ngợi trò chuyện với họ. Thậm chí nhiều khi thấy cô ấy nịnh bợ khủng khiếp. Tuy nhiên sau lưng mẹ và em gái tôi thì cô ấy nói xấu đủ điều. Nào là bảo mẹ tôi tham lam, chuyên bòn rút con cái, thích nịnh nọt… Bảo em gái tôi béo ục ịch, vô dụng, vụng về… Cái dại của cô ấy là mang những điều đó đi nói với hàng xóm, thế rồi những lời chỉ trích không hay ho sau lưng đó đến tai mẹ và em gái tôi… Và mọi chuyện tanh bành. Mẹ và em gái tôi kiên quyết bảo từ mặt nàng dâu” – Bách kể.
Cũng là một người chồng có vợ thảo mai là anh Tân (Hà Nội). Tuy nhiên nhiều khi vợ anh Tân thảo mai quá đà đã khiến anh – một người đã chung sống với chị gần 7 năm trời cũng phải choáng váng.
Chuyện là, vợ anh Tân luôn tỏ ra thân thiết, quý mến với chị hàng xóm. “Hễ không ở nhà thì thôi nhưng nếu đã ở nhà là thể nào mỗi ngày cô ấy cũng mất vài tiếng đồng hồ để rủ chị hàng xóm đi làm đẹp rồi cafe trò chuyện. Có đám cưới, tiệc tùng gì chung hoặc họp tổ dân phố, hai bà ấy cứ khoác tay rủ rỉ như hai chị em gái. Nhìn vào thì ai cũng nghĩ vợ tôi và chị hàng xóm đó rất thân và quý mến nhau như ruột thịt” – anh Tân nói.
Tuy nhiên, tình thân, sự chân thành của vợ có thực sự hay không thì chỉ mình anh Tân mới biết. Anh Tân kể rằng, lần nào cũng vậy, vừa thấy vợ thao thao bất tuyệt, chị chị em em tám chuyện với chị hàng xóm thế nhưng về đến nhà, khi chỉ có hai vợ chồng là vợ lại kịch liệt công kích, chê bai chị hàng xóm đủ điều. “Ai đời vừa lúc trước thấy cô ấy cảm ơn rối rít, khen lấy khen để mớ rau chị hàng xóm mới cho, đến khi chị hàng xóm vừa quay lưng, khuất bóng là cô ấy ném toẹt mớ rau nói rằng ‘cái thứ này mà cũng đi cho’. Rồi cô ấy mang ra mổ xẻ đủ thứ chuyện về chị hàng xóm, từ tính tình đến lối ăn ở… để ‘dìm hàng’ chị ấy trong khi trước mặt thì tung hô. Nếu nghe theo lời cô ấy thì chị hàng xóm chỉ có thể là người xấu nhất cõi đời. Không hiểu sao cô ấy có thể ’sống sượng’ như thế được với chị hàng xóm đó” – anh Tân bộc bạch.
Theo VNE
Học được chữ nào quý chữ ấy
Sao vừa đi vừa lẩm bẩm gì thế bác, lại khó chịu với ai hay sao...
- Không, tôi đang ôn lại bài, lát nữa đến lớp, thầy hỏi còn biết đường trả lời.
- Chừng này tuổi rồi ở nhà mà vui vầy với con cháu, học để làm gì nữa?
- Học để nâng cao hiểu biết. Mình mới hơn 70, còn sống được ít năm nữa, vẫn kịp lấy được cái bằng tiến sĩ.
- Người ta học cao là để được bổ nhiệm làm ông nọ, bà kia, bác lấy bằng để nộp cho tổ hưu hay sao?
- Học để hiểu biết thêm, còn việc lấy bằng tốt nghiệp là để chứng minh cho mọi người thấy mình cũng thông minh, giỏi giang như ai, vợ con đỡ coi thường.
Tôi cố gắng đến lớp là để noi gương mấy cháu nhỏ mắc ung thư đang điều trị tại Viện Ung bướu Trung ương đấy.
Ảnh minh họa
- Sao lại thế, các cháu đang trong cơn thập tử nhất sinh, cuộc sống được tính bằng ngày, học làm gì nhỉ?
- Bác nói thế sai rồi. Dù còn sống chỉ 1 giờ, con người tử tế vẫn phải có ý chí vươn lên, họ học, dù chỉ được thêm một chữ cũng quý lắm. Con người khác với con vật chính ở chỗ đó, bác ạ.
- Nhưng ai là người có thời gian, lòng can đảm để dạy các cháu bệnh tật?
- Một cô giáo nghèo, bình dị, mỗi tuần 3 buổi đến dạy miễn phí cho các cháu, vừa dạy vừa khóc, tội lắm. Thậm chí, cô còn phải trích số lương ít ỏi mua quà cho các cháu.
- Trời ơi, hóa ra trên đời này vẫn có những tấm lòng cao quý như vậy...
Theo Datviet
Tình đơn phương cũng đẹp Sáng ấy em nhảy chân sáo đến công ty làm việc, đi qua phòng nghiên cứu phát triển, bỗng khựng lại, tròn mắt, cái tính mê giai của em biết đến khi nào mới cai được, em lẩm bẩm khéo người nào đứng gần cũng nghe thấy: "Sao đẹp trai thế nhỉ?". Em còn thắc mắc cho đến khi vào đến ghế ngồi,...