Vợ té sông, chồng và một người khác nhảy xuống cứu, cả 3 cùng tử vong
Chiều 22-3, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân 3 người tử vong trên sông Tiền, đoạn qua huyện Cai Lậy.
Đoạn sông nơi phát hiện chiếc tàu trôi dạt vào – Ảnh: HOÀI THƯƠNG
Theo điều tra ban đầu, khoảng 5h ngày 20-3, anh Phan Thanh Minh (28 tuổi, ngụ xã Vĩnh Hòa, huyện Ba Tri, Bến Tre) lái một tàu gỗ chở vợ là chị Kiên Thị Út (30 tuổi) đến An Giang để mua rơm.
Vợ chồng anh Minh cũng thuê anh Đỗ Hoành Tuân (35 tuổi) cùng với Huỳnh Ngọc Thạch (37 tuổi) lái một tàu gỗ khác chạy song song trên sông Tiền để đến An Giang.
Trên đường đi, hai tàu gỗ dùng dây buộc cặp hông tàu lại rồi chạy song song để nói chuyện.
Video đang HOT
Đến khoảng 13h cùng ngày, hai tàu đến đoạn thuộc xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, Tiền Giang. Lúc này, Minh rủ Tuân và Thạch sang tàu của mình tổ chức nhậu trên cabin của tàu, còn chị Út lái tàu ở phía sau.
Nhậu được một lúc thì giữa Minh và Tuân xảy ra cãi vã, bất ngờ Minh xông vào dùng tay đánh vào mặt Tuân.
Thấy vậy, chị Út tháo dây của hai tàu ra, Thạch và Tuân nhảy sang tàu của mình. Tuân lái tàu gỗ vượt lên tàu của Minh.
Minh tiếp tục lái tàu vọt lên cắt ngang tàu của Tuân và nói chị Út lấy một con dao đưa cho Minh nhưng chị Út không lấy.
Bất ngờ, Minh lấy một đoạn tuýp sắt định sang tàu đánh Tuân thì chị Út ôm lại can ngăn.
Tuân lái tàu lùi lại để tránh tàu của Minh thì thấy chị Út té ngã xuống sông.
Chị Út kêu lên: “Cứu tôi với, tôi không biết bơi”. Thấy vậy Minh nhảy xuống cứu chị Út. Tuân cũng kêu Thạch nhảy xuống ứng cứu.
Khoảng 1 phút sau, Thạch la lên mình bị vọp bẻ và kêu Tuân nhảy xuống cứu. Tuân nhảy xuống nhưng không cứu được do nước chảy xiết và sâu. Tuân nắm một sợi dây rồi nhờ những người đi trên tàu khác kéo lên giúp.
Khi lên tàu, Tuân thấy tàu gỗ của Minh không có ai và trôi dạt nên lái tàu đến Công an xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy trình báo vụ việc.
Ngày 22-3, thi thể của anh Minh, chị Út và anh Thạch được tìm thấy.
Hiện cảnh sát đang khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra vụ việc.
Xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long đạt đỉnh từ ngày 1 đến 3-3
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, xu thế xâm nhập mặn từ ngày 1 đến 10-3, ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng dần và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 1 đến 3-3.
Ảnh minh họa.
Dự báo, thời kỳ tới ở thượng nguồn sông Mê Công và khu vực Nam Bộ tiếp tục phổ biến không mưa, ngày nắng nhiều. Nhiệt độ thấp nhất ban đêm phổ biến 21-24 độ C; cao nhất 31-34 độ C, riêng miền Đông Nam Bộ có nơi hơn 35 độ C; trời nắng nóng.
Trong những ngày đầu tháng 3, mực nước trên sông Tiền và sông Hậu lên theo triều, sau đó xuống. Mực nước cao nhất tuần tại Tân Châu là 1,45m; tại Châu Đốc 1,60m, cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) cùng kỳ từ 0,15-0,25m.
Xu thế xâm nhập mặn từ ngày 1 đến 10-3, ở đồng bằng sông Cửu Long tăng dần và đạt mức cao nhất tuần vào ngày 1 đến 3-3. Độ mặn cao nhất tuần tại các trạm ở mức cao hơn so với độ mặn cao nhất tuần từ ngày 21 đến 28-2.
Trong đợt mặn cao điểm từ ngày 1 đến 3-3, các địa phương cần hạn chế tưới (tưới nước tối thiểu) nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất, đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới cần kiểm tra nồng đô mặn. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long: cấp 1-2.
Theo các chuyên gia dự báo, xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021 ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019- 2020; các đợt xâm nhập mặn tăng cao tiếp theo ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung trong thời kỳ từ ngày 12 đến 16-3 và từ ngày 27-3 đến 1-4; riêng các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 4 (từ ngày 9 đến 14-4 và từ 24 đến 30-4), sau giảm dần.
Tình hình xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng đồng bằng Nam Bộ cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.
Ôtô xếp hàng dài chờ qua phà Rạch Miễu Do lượng xe từ cầu Rạch Miễu được điều tiết về đông, phà Rạch Miễu lần đầu tiên bị kẹt xe suốt 5 giờ sau bốn ngày hoạt động. Từ trưa 31/1, do lượng xe trên quốc lộ 60 từ Bến Tre đi TP HCM tăng đột biến ngày cuối tuần, lực lượng cảnh sát giao thông đã điều tiết nhiều ôtô rẽ...