Vợ sỹ quan quân đội cầm đầu đường dây lừa chạy chế độ thương binh
Là vợ của một sỹ quan quân đội, Tạ Thị Vân “nổ” mình có thể chạy chế độ thương binh, chất độc da cam cho các cựu chiến binh. Tin lời Vân, hàng trăm cựu chiến binh đã bị chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.
Viện KSND tỉnh Nghệ An vừa hoàn tất cáo trạng truy tố Tạ Thị Vân (SN 1962, quê Thanh Hóa, trú tại TP Vinh, Nghệ An) ra trước pháp luật về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Vân được xác định là đối tượng chính trong vụ việc nhận tiền chạy chế độ thương binh, chất độc da cam của các cựu chiến binh có nguyện vọng hưởng các chế độ chính sách nhưng bị thất lạc hồ sơ, giấy tờ.
Tin lời Vân, nhiều cựu chiến binh đã mất hàng chục triệu cho người phụ nữ này để làm thủ tục hưởng các chế độ chính sách
Tạ Thị Vân có chồng công tác tại Ban chỉ huy quân sự 1 huyện tại Nghệ An. Sau đó, ông này được chuyển đến nhận công tác tại Tỉnh đội Nghệ An. Vân “nổ” mình quen biết nhiều người làm chế độ chính sách từ Trung ương đến địa phương, có thể “chạy” nâng hạng thương binh, chế độ thương binh, chất độc da cam… Với thủ đoạn này, từ năm 2012-2014, Tạ Thị Vân và Hồ Thanh Tùng (trú xã Hưng Phú, Hưng Nguyên, Nghệ An) đã câu kết với nhau để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các cựu chiến binh.
Thông qua một người bạn, ông Hồ Bá T. (SN 1954, trú huyện Diễn Châu, Nghệ An) quen biết Vân. Nghe theo giới thiệu của Vân, ông này đã gom 56 hồ sơ tổng số tiền 699 triệu đồng đưa cho Vân “chạy chế độ”. Sau khi nhận tiền và hồ sơ từ ông T., Tạ Thị Vân bố trí ông này đưa các cựu chiến binh làm chế độ thương binh đến Bệnh viện Quân Y 4 “khám thực thể” còn những người làm chế độ chất độc hóa học thì khám tại BV Đa khoa tỉnh Nghệ An.
Mỗi lần khám, Vân yêu cầu những người này phải đóng thêm 1 triệu đồng để “bồi dưỡng cho hội đồng”. Tuy nhiên, trên thực tế, các cựu binh này chỉ là đến các bệnh viện để thực hiện các bước khám sức khỏe thông thường chứ không phải khám “thực thể” như Vân nói trước đó. Sau khi đưa những người này đi “khám thực thể” tại các bệnh viện, Vân hứa trong vòng 6 tháng đến 1 năm sẽ có quyết định hưởng chế độ.
Sau thời gian chờ đợi lâu mà không thấy kết quả, trước áp lực của người dân, Vân đã trả lại cho ông T. 42 bộ hồ sơ và 426 triệu đồng.
Ông Phạm Văn M. (SN 1955, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An) nhận 65 bộ hồ sơ với số tiền hơn 1,6 tỷ đồng đưa cho Hồ Thanh Tùng. Toàn bộ hồ sơ, giấy tờ này được Tùng giao lại cho Vân, tuy nhiên, số tiền “chạy chế độ” khi đến tay Vân chỉ còn hơn 1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bà Tạ Thị Vân đã nhận hàng trăm hồ sơ của các cựu chiến binh để “chạy” chế độ cho họ nhưng trên thực tế, người phụ nữ này không giải quyết được bất kỳ trường hợp nào như đã hứa (ảnh minh họa)
Sau khi Vân và Tùng không “chạy” được chế độ như đã hứa, những người này đã đến nhà, yêu cầu ông M. trả lại tiền và hồ sơ. Trước áp lực của người dân, ông M. phải bán nhà, vay mượn người thân để hoàn trả được 1,1 tỷ đồng. Số tiền còn lại ông M. vẫn đang nợ người dân.
Ồng Trần Văn P. (SN 1948, trú huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) nhận 34 bộ hồ sơ (626 triệu đồng), ông Nguyễn Nam K. (SN 1950, trú huyện Hưng Nguyên, Nghệ An)nhận 34 bộ hồ sơ (680 triệu đồng), ông Thái Văn P. (SN 1963, trú huyện Tân Kỳ, Nghệ An) nhận 31 bộ hồ sơ (310 triệu đồng), ông Nguyễn Văn N. (SN 1958, trú thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) nhận 36 bộ hồ sơ (936 triệu đồng) đưa cho Tạ Thị Vân hoặc Hồ Thanh Tùng để “chạy chế độ”.
Mỗi bộ hồ sơ, tùy theo loại chế độ (thương binh, chất độc da cam hay nâng hạng chế độ thương binh), Tạ Thị Vân “ra giá” từ 12 đến gần 30 triệu đồng. Trên thực tế, Vân chỉ đưa những người này đi “khám thực thể” tại các bệnh viện rồi thôi, không giải quyết được chế độ cho bất kỳ ai như đã cam kết. Cơ quan điều tra kết luận, với thủ đoạn này, Tạ Thị Vân chiếm đoạt của 95 cựu chiến binh thông qua những người trên hơn 3,6 tỷ đồng. Hiện Tạ Thị Vân và gia đình đã hoàn trả được một phần số tiền chiếm đoạt cho các bị hại để trả cho các cựu chiến binh.
Ngoài ra trong quá trình điều tra cho thấy Tạ Thị Vân thông qua Hồ Thanh Tùng nhận 471 bộ hồ sơ với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng. Do Hồ Thanh Tùng đang bỏ trốn nên chưa đủ cơ sở để xử lý, cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ xử lý sau.
Khi sự việc bị phát giác, Tạ Thị Vân liền bán nhà, bỏ trốn dẫn đến nhiều hồ sơ của các cựu chiến binh hiện vẫn đang bị thất lạc. Tạ Thị Vân sau đó bị Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
Liên quan đến sự việc này, cơ quan điều tra xác định chồng bà Vân không liên quan đến việc bà này nhận tiền “chạy chế độ” của các cựu chiến binh. Hiện, bà Vân và chồng đã hoàn tất thủ tục li hôn.
Vụ án sẽ được TAND tỉnh Nghệ An đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thương vụ 5 triệu đồng và bản án tử cho "người vận chuyển"
Được người đàn ông thuê đưa một chiếc ba lô xuống huyện Tương Dương với giá 5 triệu đồng, nhận tiền sau khi giao hàng, Xồng Bá Tênh đồng ý. Thương vụ bất thành, Tênh nhận án tử hình về tội vận chuyển trái phép 20 bánh heroin.
Sáng ngày 29/12, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm Xồng Bá Tênh (SN 1986, trú tại xã Na Ngoi, Kỳ Sơn, Nghệ An) về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
Tối 12/7/2017, Tênh đi làm rẫy về, gặp 1 người đàn ông không quen. Người này thuê Tênh vận chuyển một chiếc ba lô xuống huyện Tương Dương với giá 5 triệu đồng. Anh ta đưa cho Tênh số điện thoại của người nhận hàng, dặn lúc nào giao hàng xong, người kia sẽ trả tiền công cho Tênh.
Xồng Bá Tênh trước vành móng ngựa
Tênh mang ba lô về nhà, mở ra thấy có 20 gói hình chữ nhật. Dù không mở ra kiểm tra nhưng Tênh biết đó là heroin thì người đàn ông kia mới trả công đến 5 triệu như thế.
Sáng ngày 13/7/2017, Tênh buộc ba lô vào sau xe, chạy thẳng từ Na Ngoi xuống xã Lưu Kiền (Tương Dương, Nghệ An) để giao hàng thì bị Công an huyện Tương Dương phát hiện, bắt giữ.
Giám định 20 gói chất bột màu trắng thu giữ trong ba lô trên xe Tênh, cơ quan chức năng kết luận đó là heroin, có tổng trọng lượng hơn 7kg. Xồng Bá Tênh bị Viện KSND tỉnh Nghệ An truy tố ra trước pháp luật tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy" và đề nghị mức án tử hình.
Luật sư bào chữa cho Xồng Bá Tênh không tranh luận về tội danh mà Viện KSND truy tố. Gia đình Tênh có công với cách mạng, có công nuôi và giúp đỡ bộ đội biên phòng trong thời kì khó khăn. Trong quá trình điều tra, xét xử, Xồng Bá Tênh thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng núi cao, nhận thức pháp luật hạn chế, chỉ vì hám lợi trước mắt mà vi phạm pháp luật. Vì vậy luật sư mong HĐXX xem xét cho bị cáo có cơ hội được sống.
Tòa vào nghị án, cô vợ trẻ của Tênh úp mặt vào hai lòng bàn tay khóc rưng rức. Hôm nay trời lạnh quá, cô không thể đưa đứa con mới hơn 1 tuổi xuống đây gặp bố. Được sự cho phép của các đồng chí cảnh sát dẫn giải, chị ngồi xuống hàng ghế, cách chồng 1 chiếc bàn, nước mắt không ngừng thánh thót rơi.
Vận chuyển 20 bánh heroin để lấy 5 triệu tiền công, Xồng Bá Tênh phải lĩnh án tử hình
Sáng hôm ấy, chồng Tênh đánh xe máy đi từ sớm, bảo trưa về. Tênh còn hỏi vợ cần mua gì không, sẽ ghé chợ Hòa Bình (Tương Dương) mua cho. Đến chiều, không thấy Tênh về, mang quà về cho con như đã hứa, chỉ thấy công an đến nhà...
"Cô ấy còn trẻ quá, mới 19 tuổi thôi", Tênh nói với tôi rồi ngoái đầu lại dặn dò vợ. Tênh nói bằng tiếng Mông, tôi không hiểu được, chỉ thấy cô vợ gầy gò, nhỏ thó như một đứa trẻ chưa kịp lớn vừa gật đầu vừa lau nước mắt.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, lượng ma túy vận chuyển rất lớn nên tuyên phạt Xồng Bá Tênh tử hình. Đôi chân của Tênh như khuỵu xuống. Phía dưới, vợ Tênh bật khóc thành tiếng.
Tênh được dẫn ra xe để về trại, người bà con phải dìu vợ Tênh ra khỏi phòng xét xử. Người phụ nữ sắp góa chồng ấy chưa bước qua cái tuổi 20...
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thiếu phụ xinh đẹp phát bệnh tâm thần sau khi giết người Bị bà Hương tưởng trộm nên trùm chăn đánh, Hồ Thị Huệ vùng dậy chống cự, đè lên cổ cho đến khi nạn nhân bất động. Trong thời gian bị giam giữ để phục vụ điều tra, Huệ phát bệnh tâm thần và bị bắt buộc chữa bệnh. Ngày 24/10, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Hồ Thị...