Võ sư Việt Nam được hãng tin CNN tôn vinh
Ông Võ Văn Chiếu, người có công mang môn võ Vovinam của Việt Nam đến với thế giới và hiện đang là Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới, đã trở thành nhân vật chính trong loạt bài “Từ Con người tới Anh hùng” của hãng tin Mỹ CNN.
Ông Võ Văn Chiếu, 65 tuổi, đã cống hiến đời mình để mang võ Vovinam, một môn võ có nguồn gốc từ Việt Nam tới thế giới. Cho tới nay, đã có rất nhiều người theo đuổi võ Vovinam, một phần đó là nhờ công sức của ông Chiếu, người đã dành cả 4 thập kỷ để phát triển nó. Hãng CNN viết, ở độ tuổi hiện nay, lẽ ra ông Văn Chiếu có thể nghỉ ngơi, nhưng ông cho biết, ông còn rất nhiều nhiều việc để làm.
Ông Nguyễn Văn Chiếu, 65 tuổi, hiện đang là Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam thế giới
Ông nói: “Mơ ước của tôi đó là mở một học viện, một ngôi trường lớn để mọi người từ các quốc gia trên thế giới có thể tới Việt Nam để nghiên cứu và học hỏi về Vovinam.”
Trả lời phỏng vấn chương trình “Từ Con người tới Anh hùng” của CNN, ông cho biết thêm: “Vovinam phù hợp với tất cả mọi người… Đặc biệt nó còn phù hợp với chương trình đào tạo của lực lượng vũ trang và là một phương pháp tự vệ thích hợp cho phụ nữ.”
Được sáng lập vào năm 1938, giờ đây Vovinam đã được cả thế giới biết tới
Môn võ này phù hợp với chương trình đào tạo cho lực lương vũ trang và phụ nữ dùng để tự vệ
Được sáng lập bởi võ sư Nguyễn Lộc vào năm 1938, Vovinam hội tụ những tinh hoa của võ thuật cổ truyền Việt Nam và các môn võ khác từ khắp nơi trên thế giới. Ông Văn Chiếu cho biết, môn võ này là sự kết hợp của nhu và cương nhằm phản công lại đối phương. Trong đó “cương” là dùng lực của bản thân để phòng vệ còn “nhu” là dùng lực của đối phương như một chất xúc tác để cướp vũ khí.
Vovinam là sự kết hợp của tất cả các nguyên lý riêng rẽ, sử dụng đá, đấm, ném, tự vệ, vật và các loại vũ khí truyền thống cùng với kỹ thuật kẹp chân đặc trưng bằng cách khóa chân, cơ thể thậm chí là cổ của đối thủ.
Các màn biểu diễn võ thuật của các học viên tại thành phố Hồ Chí Minh đã khiến phóng viên của CNN vô cùng thích thú, CNN miêu tả các học viên “giống như những diễn viên đóng thế trong các bộ phim bom tấn.”
Video đang HOT
Không chỉ có vậy, Vovinam còn là hoạt động thể chất, kết hợp giữa việc kiềm chế tinh thần và sự điềm tĩnh. Ông Nguyễn Hưng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Vovinam-VietVoDao tại Pháp nói: “Bạn phải có ý chí mạnh mẽ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Sự phong phú của Vovinam nằm ở sự cân bằng của các bài tập kỹ thuật và sự bình tĩnh.”
Trên hết, Vovinam là môn võ nghệ nhằm tạo nên những công dân tốt trong xã hội chứ không phải đào tạo nên các chiến binh.
Ông Nguyễn Văn Chiếu tập luyện Vovinam khi mới 16 tuổi, bắt đầu công việc giảng dạy vào đầu những năm 1970 và trở thành giám đốc trung tâm đào tạo tại Bình Định. Vào năm 1978, ông trở thành người đầu tiên khôi phục môn võ này tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi chiến tranh kết thúc. Trong suốt những năm 1980, ông bắt đầu giới thiệu môn võ này tới các nước trên thế giới, tổ chức biểu diễn tại hơn 20 quốc gia, đầu tiên là tại Berlarus vào năm 1990.
Các học viên đã biểu diễn những động tác chuyển động khéo léo
Ông Nguyễn Văn Chiếu và các học viên
Liên đoàn Vovinam thế giới ước tính, tại Việt Nam đã có một triệu học viên và hơn 500.00 người tham gia môn võ này tại 52 quốc gia trên thế giới. Tính riêng tại Pháp, ông Nguyễn Hưng cho biết đã có khoảng 10.000 học viên và vào đầu năm nay, Giải Vô địch Vovinam lần thứ 4 đã được tổ chức tại Paris, Pháp.
Ông Nguyễn Hưng nói: “Vovinam có nguồn gốc từ Việt Nam và giờ đây nó đã trở thành môn võ thuật cho tất cả mọi người.”
Vào năm 2009, Vovinam đã được chấp thuận trở thành môn thi đấu tại Đại hội Thế thao trong nhà châu Á, trước khi chính thức được ra mắt công chúng tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á vào 2 năm sau đó.
Trở lại thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Chiếu giờ đây có thể hài lòng và tự hào về những gì mình đã làm trong cuộc đời. Ông nói: “Tôi đã sống một cuộc đời võ thuật, nói chung tôi không hề giàu có. So với những ngành nghề khác, thậm chí tôi có thể nghèo hơn. Tôi đi theo con đường này vì đam mê, tinh thần của thể thao và vì tôi đã học nó nên tôi phải có trách nhiệm trả ơn với những người thầy của mình. Đó là định mệnh của tôi.”
Mặc dù tuổi đã cao, tuy nhiên ông Chiếu vẫn vô cùng dẻo dai để có có thể thực hiện những bài tập mà hầu hết những người có cùng độ tuổi như ông phải e ngại.
Ông cho biết: “Có rất nhiều lợi ích từ Vovinam, nó mang lại cho tôi sức mạnh thể chất và năng lượng để làm việc. Khi tập luyện, tôi thấy mạnh khỏe và nó còn giúp tôi tránh xa rượu bia.”
Theo Khampha
Vẻ xinh tươi của các hot girl môn vovinam
Tại giải vô địch các đội mạnh vovinam toàn quốc đang diễn ra tại Bến Tre, sự góp mặt của những bóng hồng khiến giải thêm hấp dẫn.
Nữ võ sĩ Phan Thị Bích Ngọc của Bà Rịa Vũng Tàu khiến nhiều khán giả 'ngây người' bởi nhan sắc của cô khi bước ra sàn đấu. Những đòn thế đẹp mặt mà cô trình diễn, gương mặt thanh tú cùng làn da trắng và dáng cân đối giúp cô luôn nổi bật tại các giải đấu mà mình tham dự. Hình ảnh Bích Ngọc chuẩn bị phần dự thi Tinh hoa lưỡng nghi kiếm.
Bích Ngọc luyện tập vovinam từ năm 9 tuổi, đến nay cô gái 21 tuổi này sở hữu bảng thành tích đáng nể với hai HC bạc giải vô địch Đông Nam Á các năm 2011 và 2013.
Mạnh mẽ trên sàn đấu, nhưng ngoài đời Bích Ngọc là cô gái khá dễ thương và dễ gần.
Bên cạnh Bích Ngọc, đội quyền đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu còn có hai nữ võ sĩ khả ái là Nguyễn Bảo Nhi và Hoàng Vũ Thanh Xuân cũng khiến khán giả chú ý vì vẻ đẹp trong sáng của họ. Bích Ngọc cùng hai đồng đội 17 tuổi tạo thành bộ ba chinh chiến tại giải vô địch các đội mạnh vovinam toàn quốc tranh.
Bộ ba của Bà Rịa - Vũng Tàu là Bảo Nhi - Bích Ngọc - Thanh Xuân.
Ngoài ra, hai chị em sinh đôi Lê Thị Thương và Lê Thị Thùy của Thanh Hóa với gương mặt khá dễ thương cũng khiến khán giải chú ý.
Bộ đôi sinh năm 1997 này được Thanh Hóa đầu tư để hướng đến Đại hội TDTT toàn quốc.
Nguyễn Thị Thu Thảo của Cần Thơ có một vẻ đẹp rất riêng. Cô được xem là một trong những võ sĩ nội dung quyền nổi bật của vovinam.
Mai Kim Thùy một trong những nữ võ sĩ quyền vovinam hàng đầu Việt Nam. Cô là nhà vô địch thế giới thế giới năm 2013 tổ chức tại Pháp. Tại SEA Games 27 trên đất Myanmar, Kim Thùy cũng giành được ba chiếc HC bạc.
Kim Thùy xinh tươi ngoài thảm đấu.
Kim Thùy và Bích Ngọc.
Giai vô địch các đội mạnh vovinam toàn quốc thu hut gần 350 HLV, 292 VĐV (106 nữ) đên tư 26 đơn vi trong ca nươc. Cac vo si se tranh tai ơ 42 bô huy chương gôm 22 hang cân đôi khang (12 nam, 10 nư) va 20 nôi dung quyên.
Theo VNE
Nhà vô địch Vovinam thế giới mong ước trở thành siêu mẫu như Thanh Hằng Nhà vô địch Vovinam thế giới 2007 Thân Lại Kim Ngân sinh năm 1991 này có niềm đam mê với võ thuật ngay từ năm lên 10. Cô đã có một bước chuyển mình táo bạo từ học Vovinam sang đầu quân cho Muay Thái và gặt hái được nhiều thành công trong từ niềm đam mê võ thuật của mình. Kim Ngân...