Vô sinh có chữa được không?
Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ đang ở mức cân bằng nhau và trở thành một căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại.
Tỷ lệ vô sinh ở cả nam và nữ đang ở mức cân bằng nhau và trở thành một căn bệnh không còn hiếm gặp trong xã hội hiện đại.
Trên thực tế, bệnh vô sinh luôn có những dấu hiệu tiềm ẩn nhưng người bệnh chủ quan không theo dõi thường xuyên hoặc không cho rằng nó có thể gây ra hậu quả vô sinh nên coi thường, chỉ khi đã quan hệ tình dục đều đặn, chờ đợi sinh con nhưng mãi chưa có kết quả mới tá hỏa biết rằng mình bị vô sinh và sợ hãi lo lắng vô sinh có chữa được không.
Tư vấn điều trị vô sinh
Trước khi áp dụng các phương pháp chữa trị vô sinh, các cặp vợ chồng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh – hiếm muộn như xét nghiệm máu, nội tiết, tinh dịch đồ, tìm đột biến gen gây vô sinh, chụp tử cung – vòi trứng, khám phụ khoa/nam khoa, siêu âm…
Từ các xét nghiệm này bác sĩ mới xác định nguyên nhân gây vô sinh và để trả lời cho 1 số câu hỏi cơ bản như: Người vợ có rụng trứng đều đặn không? Tinh trùng của người chồng có khỏe mạnh, sống được không? Trứng và tinh trùng của cặp đôi có thể thụ tinh và phát triển bình thường không? Có vấn đề gì khi thai bám vào tử cung và nuôi dưỡng bào thai không?
Hình ảnh bơm trực tiếp tinh trùng đã qua lọc rửa vào buồng tử cung
Các phương pháp chữa vô sinh hiện đại
Ngày nay, y học đã tiến bộ rất nhiều, vấn đề muộn con, hiếm con hay không sinh được con đều có những phương pháp giải quyết hiệu quả, điều quan trọng là người bệnh có kiên trì điều trị để có được kết quả mong muốn hay bỏ cuộc giữa chừng.
Tính ngày rụng trứng và thời điểm quan hệ phù hợp
Áp dụng cho các cặp đôi trẻ mới phát hiện muộn con nhưng nguyên nhân chưa rõ ràng.
Video đang HOT
Điều trị vô sinh bằng nội khoa
Đây là phương pháp chữa vô sinh ở mức độ nhẹ, điều trị bằng cách uống thuốc tây y hoặc đông y. Phương pháp này rất đơn giản, chi phí thấp. Ví dụ các loại thuốc thường dùng như: kháng sinh điều trị viêm nhiễm, thuốc chống oxy hóa với thành phần vitamin C, E; thuốc tiêm kích thích trứng hoặc tinh trùng tiết ra bình thường; thuốc bổ đông y để cường dương, bổ thận, tốt cho đường sinh sản.
Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (thụ tinh nhân tạo – IUI)
Chọn lọc tinh trùng khỏe mạnh của người chồng để bơm vào buồng tử cung người vợ trong trường hợp người vợ có cổ tử cung bất thường hoặc nguyên nhân vô sinh chưa rõ ràng.
Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)
Phương pháp này áp dụng cho cặp vợ chồng đã điều trị nhiều biện pháp vô sinh nhưng không thành công hoặc người vợ bị tắc vòi trứng, không có ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, tinh trùng bất thường. Tại phòng thí nghiệm tinh trùng và trứng được thụ tinh để tạo thành phôi. Sau đó đem cấy phôi vào tử cung của người nữ.
Khi áp dụng biện pháp điều trị này các cặp vợ chồng đều chuyển từ 2 phôi trở lên để nếu hỏng phôi này còn có phôi khác do vậy các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm đa số thường mang bầu đa thai.
Trong quá trình làm IVF, tinh trùng của người chồng hoặc trứng của người vợ có bất thường thì cần thực hiện thêm thủ tục xin trứng/tinh trùng từ người khác.
Không ít cặp vợ chồng có được “trái ngọt” sau những tháng ngày kiên trì chữa vô sinh
Mang thai hộ
Trong quá trình “tìm con” bất kể người phụ nữ nào cũng mong muốn được trực tiếp mang nặng đẻ đau sinh ra đứa con ruột thịt của mình. Tuy nhiên, một số chị em không thể mang thai do đang mắc bệnh lý nguy hiểm, tử cung bị dị dạng thì có thể tiến hành nhờ người mang thai hộ.
Tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ sẽ được thụ tinh trong ống nghiệm sau đó cấy phôi vào người mang thai hộ.
Phẫu thuật chữa vô sinh
Nếu cặp vợ chồng có dấu hiệu bất thường về bệnh lý ở tử cung, ống dẫn trứng, tinh hoàn, mào tinh, ống dẫn tinh…thì có thể được thực hiện tiểu phẫu để cải thiện chức năng sinh lý.
Các cặp đôi không nên quá hoang mang, băn khoăn vô sinh có chữa được không vì thực tế bệnh này có thể điều trị được. Tuy nhiên, thời gian và kết quả điều trị ở mỗi người không giống nhau.
Trong quá trình điều trị đòi hỏi cả người vợ và người chồng phải cùng nhau thấu hiểu, chia sẻ vượt qua những khó khăn như chi phí điều trị, mất thời gian công sức đi lại, cảm xúc vui mừng, buồn chán sau mỗi lần chuyển phôi không thành… Do đó sự tin tưởng và hy vọng sẽ trở thành liều thuốc tinh thần hỗ trợ quá trình điều trị vô sinh thành công.
Theo Phương Thanh – Khám phá
Nguyên nhân khiến chị em đau bụng khi có kinh nguyệt
Hành kinh là sự điều chỉnh việc chuẩn bị thu thai nhưng không thụ thai của co thể.
Chính điều này đẫ làm cho một số phụ nữ cảm thấy khó chịu khi hành kinh. Trong khoảng thời gian này, tâm lý dễ bị xúc động, hệ thần kinh thực vật dễ bị căng thẳng hơn những ngày thường. Đôi khi huyết áp, tuần hoàn máu, hoạt động của tuyến tiêu hóa có sự biến đổi có thể tăng lên hoặc giảm bớt.
Tại sao phụ nữ khi hành kinh thường đau bụng?
Trong một vài ngày của chu lỳ kinh nguyệt, một số bạn gái cảm thấy bị đau đầu đau từng cơn ở bụng dưới, thậm chí có thể đau lan đến âm đạo, hậu môn và phần eo hông. Và gây ra đau mỏi ở một số bộ phận khá của cơ thể. Có trường hợp có kèm hiện tượng buồn nôn, tiểu nhiều, táo bón, hoặc tiêu chẩy, thậm chí có trường hợp ngất xỉu. Chính những co thắt nhẹ của cơ tử cung có mục đích đẩy các niêm mạc bong ra lại trở thành những cơn co thắt đau đớn. Vì thế, nên tránh những cử động đột ngột và làm những việc nặng.
Đau bụng kinh thường chỉ xuất hiện vào hai ngày đầu, sau đó giảm dần và dứt hẳn. Vì vậy có thể không cần dùng thuốc. Nói chung, hầu hết bạn gái ở tuổi dậy thì thường xẩy ra hiện tượng đau bụng kinh từ 2 - 3 năm sau giai đoạn bắt đầu thấy kinh, khi mà đã có hiện tượng rụng trứng.
Ngày nay người ta cho rằng đau bụng kinh có liên quan đến những nhân tố sau đây:
Nhân tố tinh thần: Đau là một cảm giác chủ quan, cảm giác đau đớn khác nhau rất nhiều ở mỗi người. Cùng một mức độ đau đớn trong thời kỳ kinh nguyệt, có người chịu đựng được nhưng cũng có người cảm giác quá mẫn cảm lại rất căng thẳng họ sẽ cảm thấy rất khó chịu đựng. Ngoài ra những căng thẳng khác như đang ôn thi, tâm trạng buồn rầu cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố thể chất: có một số bạn gái lúc sức khỏe bình thường thì không đau bụng kinh nhưng khi sức khỏe kém như bị thiếu máu hoặc bị một chứng bệnh nào đó, thì lại có hiện tượng đau bụng kinh
Nhân tố vệ sinh trong thời kỳ kinh nguyêt: không chú ý vệ sinh, ví dụ trong thời kỳ kinh lại vận động mạnh, để bị nhiễm lạnh, không chú ý việc ăn uống, ăn những thức ăn bị kích thích (cay, đắng....) cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố tử cung phát triển không tốt: khi tử cung phát triển không hoàn hảo như: tỷ lệ giữa các cơ và tổ chức sợ của tử cung không quân bình, làm cho tử cung co thắt bất thường gây ra đau bụng kinh. Có một số bạn gái có miệng cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung hẹp, tử cung nghiêng lệch, làm cho máu kinh bị tắc nghẽn, không thông, kích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố khối màng trong tử cung bị đẩy ra: trong thời kỳ kinh nguyệt thông thường là những mảnh vụn của màng rụng tử cung bị đẩy ra cũng với máu kinh. Nhưng có một số bạn gái, khi có kinh màng trong tử cung tróc ra nguyên mảng do đó máu kinh bị tắc nghẽn không thông, kích thích thích tử cung co thắt nhiều gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố tuyến tiền liệt: Hormon của tuyến tiền liệt có thể kích thích làm cho cơ và mạch máu của tử cung co thắt mạnh , khiến tử cung thiếu máu cục bộ, và máu kinh không thoát ra, hay thoát ra khó khăn gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố các bộ phận bên cạnh: tuyến sinh sản có bệnh: như các bệnh viêm bàng quang, viêm kết tràng và viêm ruột thừa mãn tính... làm cho xương chậu bị xung huyết trong thời kyd kinh nguyệt, cũng sẽ gây ra đau bụng kinh.
Nhân tố cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh: cơ quan sinh dục bị dị hình hoặc có bệnh cũng có thể gây ra đau bụng kinh.
Đối với những trường hợp đau bụng kinh không do nguyên nhân bệnh lý thì nhân tố tinh thần luôn là chính. Đa số những trường hợp đau bụng kinh có thể không cần chữa vẫn khỏi, nếu bạn gái loại bỏ được sự sợ hãi, căng thẳng về tinh thần và tăng cường thể chất.
Chúng ta cần phân biệt đau kinh nguyệt nguyên phát hay thứ phát. Thiếu nữ dậy thì mới có kinh nguyệt, do kích thích tố mất sự quân bình, nhiều khi sẽ thấy đau bụng hoặc có những triệu chứng khác. Chứng này vẫn xẩy ra sau vài năm dậy thì đây là chứng kinh nguyệt nguyên phát.
Đau bụng kinh nguyệt thứ phát là xảy ra ở phụ nữ trước đó chuyện hành kinh vẫn bình thường. Nhưng sau đó bị các chứng nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục kinh niên, như: viêm noãn quản, nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng. Trường hợp này đau bụng kinh sẽ xẩy ra cùng với những triệu chứng khác.
Ngoài ra, nên phân biệt chứng đau bụng kinh thứ phát với chứng đau bụng dưới ở bên phải là đau ruột thừa.
Theo Cửa Sổ Tình Yêu
Nhịn ăn có thể dẫn đến nguy cơ vô sinh Thực phẩm là yêu cầu cơ bản của cơ thể con người để tồn tại. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người, vì các lý do khác nhau mà thực hiện chế độ ăn kiêng hà khắc để giảm cân. Thực phẩm là nguồn cung cấp dưỡng chất cơ bản cho cơ thể của chúng ta để thực hiện các hoạt động hàng...