Vợ phát hờn với người chồng có “trái tim bao la ôm trọn đất trời”, hi sinh Tết vì “em gái mưa”
Trái tim anh bao la, vĩ đại lắm, có thể bao trọn đất trời chứ đừng đùa! Nó bị chia năm xẻ bẩy, phần dành cho vợ con, phần trao cho người tình cũ, phần tặng lại nữ đồng nghiệp, phần san sẻ cùng “em gái mưa”!
Ai cũng nói Quỳnh may mắn, có người chồng biết yêu vợ, thương con. Cô không dám phủ nhận điều ấy đâu. Bởi sự thật nó rành rành ra đấy cơ mà.
Đi làm về nhà mệt nhọc, Lượng – chồng cô, vẫn sẵn lòng lao vào giúp vợ việc nhà, tắm rửa cho con, dạy con học. Một khi Quỳnh ốm, Lượng làm hết mọi việc từ nhỏ tới to trong nhà chẳng lời than vãn, kêu ca nào. Ra ngoài đi chơi cùng bạn bè, Lượng luôn nhận nhiệm vụ chăm sóc con để vợ ngồi ăn rảnh rang, gắp thức ăn cho vợ chu đáo, săn sóc vợ con đến tận chân tơ kẽ tóc… Anh cũng xăng xái như thế khi về quê vợ, khiến bố mẹ Quỳnh vô cùng hài lòng.
Nhưng các cụ nói “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, thật chẳng sao tẹo nào. Và Quỳnh chỉ thừa nhận Lượng biết quan tâm tới vợ con, chứ chưa bao giờ khẳng định trong lòng anh chỉ có gia đình. Bởi trái tim anh bao la, vĩ đại lắm, có thể bao trọn đất trời chứ đừng đùa! Nó bị chia năm xẻ bẩy, phần dành cho vợ con, phần trao cho người tình cũ, phần tặng lại nữ đồng nghiệp, phần san sẻ cùng “em gái mưa”, phần nào đó nữa dành cho các cô gái yếu đuối gặp vu vơ qua đường! Có lẽ thiếu “bồ nhí” nữa là đủ bộ chẳng thiếu đối tượng nào! Lượng thật sự là một người đàn ông ôm đầy sự xót thương dành cho phái nữ chân yếu tay mềm. Quỳnh là vợ mà chỉ là một phần nhỏ nhoi trong số đó thôi.
Ảnh minh họa
Này nhé, ở công ty, anh luôn là người đàn ông ga lăng nhất mực với cánh chị em. Nào lấy nước, bê đồ, mua bữa trưa, thậm chí làm hộ việc chuyên môn khi cần. Và vì giúp họ, anh lại mang việc của mình về nhà làm tới khuya lắc khuya lơ. Có lần Quỳnh còn phát hiện Lượng được cảm ơn vì mua hộ… băng vệ sinh cho một đồng nghiệp nữ! Tóm lại, Lượng không có sức cự tuyệt với phái nữ, dù việc họ nhờ là gì! Thảo nào, Lượng trở thành “anh trai quốc dân” nơi công ty, và người ngoài thì cứ tưởng Lượng vẫn còn độc thân khi anh vô cùng thân thiết với các đồng nghiệp nữ. Quỳnh oán trách anh, anh cười đáp: “Đều là đồng nghiệp, giúp đỡ nhau là chuyện bình thường mà!”.
Với người yêu cũ, gần như cô nàng “khi cần anh có, khi khó có anh”. Từ cái xe bị hỏng, đường nước phòng trọ bị hư, tới máy tính cần cài lại window, cái bóng đèn bỗng dưng không sáng… Cho đến những tối buồn đời chẳng biết giãi bày cùng ai, Lượng lại là người cho cô nàng trút bầu tâm sự. Bao lần Quỳnh giận dỗi, Lượng vẫn “bài ca muôn thuở”: “Chia tay đâu có nghĩa không thể làm bạn hả em? Anh với cô ấy thật sự trong sáng. Anh thề với trời, anh không làm gì có lỗi với em cả!”. Chỉ thế đã đủ Quỳnh khó chịu lắm rồi, anh định “có gì” nữa thì cô đã chẳng còn ở đây tranh cãi với anh!
Có lẽ vì quá tốt bụng, xởi lởi, nhiệt tình, nên gia tài của Lượng thu thập được không ít “em gái mưa”. “Em gái” thất tình cũng gọi anh, cần tiền cũng vay anh, thiếu người tâm sự cũng ới anh, cần người đi chơi cùng cho vui liền nhớ đến anh bởi anh vừa thoáng tính và dí dỏm biết pha trò… Thậm chí anh còn ở viện qua đêm với một “em gái mưa” vì “mấy đứa bạn nít ranh của nó có đứa nào biết chăm sóc người ốm”. Vâng, và một gã đàn ông vợ con đề huề như anh liền nhận làm, người không biết còn tưởng anh có ý với cô bé đó đấy.
Vừa rồi có một cô “em gái” làm mất chiếc xe máy tay gas của bạn, không dám báo gia đình, lập tức đến vay tiền anh, khóc lóc ỉ ôi thảm thương khủng khiếp. Lượng suy nghĩ 10 giây, lập tức rút sạch tiền lương và thưởng Tết của mình ra cho em ấy vay, kèm một câu dặn dò đầy tâm lý: “Lúc nào có trả anh cũng được” mà không thèm chứng thực lại xem sự việc em ấy nói có đúng hay không nữa.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cô “em gái” anh nhẩy cẫng reo vui, tặng anh đủ các mỹ từ ca tụng, rồi anh mặt cười thỏa mãn nhìn em ấy ra về. Nhưng anh nào biết, vì hành động “anh hùng” của anh mà Tết này vợ con anh sẽ phải ăn mì tôm qua ngày. Em ấy còn rất nhiều người thân có thể lo cho em ấy, chưa đến một người anh nhận vu vơ như Lượng đứng mũi chịu sào hộ, sao anh không hiểu điều đó? Chưa nói, mấy cô em gái ấy đã bao giờ giúp anh được gì, hay có khó khăn thì chỉ có vợ con, người nhà anh ra mặt đỡ đần anh?
“Đều là anh em bạn bè chơi với nhau vô tư cả, anh thế nào người ta mới quý vậy chứ? Có vậy mà em cũng không vui! Mình không có tiền còn đi vay được, chứ nó vẫn đang đi học, không có tiền đền xe thì nó nghĩ quẩn cũng nên. Anh thấy chết nên phải cứu”, Lượng tỉnh bơ đáp khiến Quỳnh tức nổ phổi. Chỉ có anh mới có lối suy nghĩ đó, hi sinh cái Tết của vợ con vì một cô “em gái mưa”.
Chẳng may có cô nàng nào cô đơn quá, muốn xin anh một đêm tình cho đỡ nỗi lòng trống vắng, anh cũng thương tình và nể mặt mà cho luôn không? Thậm chí có cô nào xin anh một đứa con, vì cô ta đã mất hết niềm tin vào đàn ông, xác định không kết hôn, nhưng lại cần một đứa con để nương tựa mặt tinh thần? Mà anh thì mềm lòng không từ chối được, đành chấp thuận?
Quỳnh tức giận không thèm nói năng gì nữa, thu dọn đồ đạc ôm con về quê ngoại. Tết này cô sẽ ăn Tết với ông bà ngoại, còn anh muốn nhịn đói hay về ông bà nội “ăn trực” cũng mặc xác anh. Mẹ chồng có hỏi, cô sẽ trung thực trình báo. Chuyện này đối với cô chẳng khác gì một giọt nước lớn làm tràn ly cả. Nếu anh còn không nhận ra vấn đề của mình nằm ở đâu, khiến mỗi ngày sống cùng anh đều khiến cô phải “phát hờn”, cô sợ mình không kiên trì được lâu với cuộc hôn nhân này mất…
Theo Afamily
Vợ chồng không nhìn mặt nhau chỉ vì chuyện ăn Tết bên nội hay bên ngoại
Tết năm nay tôi sẽ mang con về ngoại, mặc kệ những lời mắng nhiếc từ phía nhà chồng.
Nhân việc chị em đang bàn tán xôn xao về những chuyện bi hài quanh ngày Tết, tôi xin chia sẻ câu chuyện của gia đình mình. Ngày bé cứ mong mãi đến ngày Tết để được mặc quần áo đẹp, đi chơi nhận lì xì. Lớn rồi mới thấy, cứ đến Tết là lại mệt, hết chuyện quà cáp biếu xén đôi bên cho đến chuyện ăn Tết ở nội hay ở ngoại.
Tôi làm dâu đến nay đã được 7 năm. Những năm đầu, ngày Tết tôi chúng tôi đều về quê nội. Hồi ấy, cứ nghĩ đến Tết thôi là tôi đã thấy oải.
Bố mẹ chồng tôi sống ở dưới quê, một vùng quê còn khá lạc hậu. Mỗi dịp Tết hay đơn giản chỉ là nhà có cỗ, người phụ nữ vất vả vô cùng. Có tôi về làm dâu, mẹ chồng tôi như vớ được người để truyền lại sứ mệnh ngày Tết.
Trước Tết thì nào là chuẩn bị gói bánh chưng, gói giò, rồi chuẩn bị quà cáp đi biếu các bề trên. Những ngày Tết mới đúng là ác mộng thực sự. Cả ngày chỉ quanh quấn nấu cơm thắp hương, rửa bát, rồi lại dọn cơm mời khách đến chúc Tết, rồi lại dọn rửa.
Lấy chồng tôi mới biết, những ngày Tết đúng là ác mộng. (Ảnh minh hoạ)
Những lúc ấy, tôi nhớ cái Tết hồi còn độc thân vô cùng. Được nằm ngủ nướng tha hồ, được mặc áo quần xúng xính đi chơi. Đúng là, chỉ có bên mẹ mới là mùa xuân!
Lại kể tiếp, chuyện là, năm ngoái nhờ lí do bầu bì vượt mặt nên chỉ có chồng tôi về, tôi được đặc cách không phải về quê chồng ăn Tết. Ôi, bao nhiêu năm rồi tôi mới có lại được những cảm giác ấy. Thế mới là Tết chứ!
Ngày nào mẹ con tôi cũng ngủ nướng đến muộn. Mâm cơm cũng tôi cũng không cầu kỳ, bày vẽ ra vừa mệt vừa không có người ăn. Xong đâu đấy hai mẹ con thay quần áo đẹp chờ tiếp khách. Sắp đến ngày nằm ổ nên tôi cũng không dám đi đâu. Với tôi, bấy nhiêu thôi là ngày Tết đã tuyệt vời lắm rồi.
Ngày nào mẹ con tôi cũng ngủ nướng đến muộn, không phải tất bật cơm nước. Chừng ấy thôi đã khiến tôi thoả mãn rồi.
(Ảnh minh hoạ)
Thế nên năm nay, nghĩ đến cảnh Tết về nội, tôi chỉ muốn trăm phương ngàn kế để có thể thoát "Tết lao động". Chưa kể, việc tôi sinh thêm một "con vịt giời" chắc chắn sẽ khiến anh em ở quê được dịp bàn tán. Dù gì, chồng tôi cũng là con trưởng mà.
Ban đầu, tôi nói gần nói xa, kể chuyện nhà bạn tôi ngày Tết đi du lịch, rồi đại loại những câu chuyện để chồng tôi có cái nhìn thoáng hơn về ngày Tết. Trong lúc ngồi tìm các câu chuyện để "cài cắm" chồng, tôi vô tình xem được một clip về ngày Tết bên ngoại. Tôi chợt nhận ra, đã bao lâu rồi mình chưa về ăn Tết với mẹ.
Tôi đặt vấn đề thẳng với chồng. Anh gạt phắt đi và bảo tôi "Đừng có mơ nữa đi. Năm ngoái đã không về nội rồi, cô xem có loại con dâu nào như thế không. Người ta Tết nhất còn phải đôn đáo lo nọ lo kia, đây có mỗi về quê cũng không muốn làm".
Câu nói của anh làm máu trong người tôi sôi sùng sục. Vì sao cứ mặc định là phải ăn Tết ở nội? Vì sao tôi muốn về nhà mẹ ăn Tết thì lại là điều viển vông. Chưa kể, anh nói nghe như những ngày Tết về quê tôi chỉ có nằm với ăn không vậy.
Chỉ vì chuyện ăn Tết ở đâu, hai vợ chồng tôi quyết không nhìn mặt nhau. (Ảnh minh hoạ)
Tôi điên lắm. Nhưng quyết định không cãi gì. Tôi bỏ đi không thèm nói lại với anh. Thấy thái độ của tôi như vậy, anh cũng bực lắm. Từ lúc ấy, hai vợ chồng tôi không nói chuyện với nhau, nhìn thấy nhau cũng coi như không thấy.
Đã thế, chờ hôm tới con được nghỉ học, ba mẹ con tôi sẽ đón xe về ngoại luôn ăn Tết. Tôi về nhà mình, nhà của bố mẹ tôi cơ mà. Sao tôi phải đi xin phép người khác được về nhà của bố mẹ mình.
Chắc chắn nhà chồng tôi ở quê sẽ nhảy dựng lên. Nhưng giờ tôi không còn quan tâm nữa. Ai quy định, ngày Tết là phải ăn Tết nhà chồng?
Theo Ngoisao
Chỉ vì một con gà mà mẹ chồng mình buông những câu nói tuyệt tình thế này đây Sắp Tết rồi mà mình chẳng thấy vui gì nữa. Mình cũng không xuống dưới nhà nữa dù mẹ chồng vẫn hay gọi xuống dọn dẹp, sắm sửa. Mình tự thấy bản thân mình làm dâu chưa bao giờ sai điều gì cả. Mình đối đãi với mẹ chồng hết sức chân tình. Bà bệnh, mình sốt sắng lo lắng. Công việc chung...