Vợ nói tôi sĩ diện hão khi từ chối 1 tỷ đồng của nhà vợ cho mua nhà
Dù đã 3 năm làm rể nhưng thực sự tôi vẫn không thể quên được những gì mẹ vợ nói khi tôi về ra mắt.
Tôi 32 tuổi, sinh ra ở một làng quê nghèo ở miền Trung. Bố mẹ tôi là những nông dân chân chất, nhà lại đông con nên hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trong khi đó vợ tôi lại là con nhà khá giả, nhà ngay trung tâm thủ đô.
Có lẽ vì thế mà ngay ngày đầu tiên ra mắt tôi đã gặp phải sự phản đối quyết liệt từ mẹ vợ. Bà soi tôi từ đầu đến chân, hỏi han gia cảnh của tôi rồi nói bóng gió rằng “đũa mốc chòi mâm son”… khiến tôi không ít lần định từ bỏ tình yêu với Thy.
Thế nhưng bà đâu có biết, lúc đầu vì thấy hoàn cảnh hai bên khác biệt nên tôi đã chối từ tình cảm của Thy nhưng cô ấy lại quá chân tình. Chúng tôi đã phải dũng cảm như thế nào mới dám sánh bước bên nhau.
Ảnh minh họa
Cuối cùng thì sự quyết tâm của chúng tôi cũng được mẹ Thy cho phép. Sau đám cưới mặc dù bố mẹ Thy cũng nhiệt tình bảo chúng tôi ở cùng ông bà để sau này con cái ông bà còn đỡ đần nhưng hai vợ chồng tôi quyết định ra ngoài thuê nhà ở riêng.
Phần vì tôi không muốn ở rể, nếu có va chạm cũng rất khó sống, rồi ở chung nhiều người phức tạp, phần vì căn nhà của bố mẹ vợ dù ở trung tâm thủ đô nhưng cũng không rộng rãi cho lắm.
Sau 4 năm vất vả làm lụng thì chúng tôi cũng tích góp được một số tiền và bắt đầu hành trình tìm mua căn hộ chung cư tầm trung. Dù mua nhà ở xa trung tâm nhưng chúng tôi cũng xác định phải đi vay mượn thêm mới đủ.
Giữa lúc ấy, mẹ vợ lên tiếng nếu chúng tôi mua nhà bà sẽ cho 1 tỷ nhưng với điều kiện phải mua căn hộ nào ở gần nhà ông bà để ông bà dễ bề qua thăm các cháu.
Video đang HOT
Bạn bè nghe chuyện của tôi đều khen tôi tốt số chứ chúng nó làm mòn mỏi mấy năm trời cũng không có nổi 1 tỷ.
Công bằng mà nói thì bố mẹ vợ rất yêu thương con gái, con rể. Họ hết lòng hỗ trợ và tạo điều kiện cho chúng tôi để có cuộc sống ổn định nên tôi biết ơn rất nhiều.
Là con rể nhưng tôi cũng luôn coi nhà vợ như nhà mình. Mỗi khi sang nhà, thấy nhà vợ hỏng hóc thứ này thứ kia, tôi đều sửa sang. Hay khi ông bà ốm đau, tôi đều chủ động nhắc vợ mua thuốc thang, đồ ăn tẩm bổ cho ông bà.
Nhiều người cứ nói nhà bố mẹ vợ tôi có điều kiện thế thì thiếu gì, chẳng việc gì tôi phải bỏ tiền ra mua thứ nọ, thứ kia mang sang nhưng tôi chỉ cười bởi tôi muốn trọn đạo hiếu cùng vợ.
Dù chân thành là thế nhưng tôi cũng rất băn khoăn, thậm chí tránh mỗi khi đụng chạm đến vấn đề tiền nong với bên nhà vợ.
Đã mấy năm trôi qua nhưng câu nói năm nào của mẹ vợ khi ngăn cản đám cưới “Cậu tiếp cận con gái tôi là vì tiền, là muốn đổi đời chứ gì” vẫn cứ văng vẳng và ám ảnh tôi đến tận bây giờ.
Dù đang thiếu tiền mua nhà nhưng nếu tôi nhận tiền của bố mẹ vợ, vậy chẳng phải đồng nghĩa với việc đúng là tôi hám tiền và những lời mẹ vợ nói về tôi trước kia là đúng hay sao?
Thực lòng tôi rất muốn tự làm bằng sức lực của mình để chứng minh cho mẹ vợ thấy rằng chúng tôi lấy nhau là vì tình yêu chứ không phải vì tài sản nhà bà. Bản thân tôi cũng không muốn đánh đổi lòng tự trọng, chịu lép vế trước nhà vợ để có được một căn nhà.
Thế nhưng vợ tôi thì cứ nằng nặc đòi lấy 1 tỷ bố mẹ cô ấy cho để mua nhà. Cô ấy nói tôi sĩ diện hão làm mẹ con cô ấy khổ theo chứ của bố mẹ thì cũng là của con, tội gì mà không nhận.
Tôi quyết không nhận tiền có đúng không?
Tưởng chồng có lỗi, nhưng chính vợ đã tự làm tổn thương mình
Cách duy nhất để chị vợ chữa lành được những tổn thương của mình chính là chữa lành ở gốc rễ.
Chị ấy cần dẹp bỏ đi những nhu cầu, kỳ vọng, mong đợi của chính mình và đón nhận người chồng như anh ta vốn thế.
Một phụ nữ nhờ tư vấn trước khi quyết định "đường ai nấy đi" của mình. Chị chia sẻ nỗi niềm 5 năm làm rể trong nhà, nhưng chàng rể đã không tôn trọng ba mẹ vợ.
Cái "không tôn trọng ba mẹ vợ" được mô tả là 5 năm làm rể nhưng anh rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi ba mẹ chị, kể cả lễ tết không đưa được vợ con về thì ba mẹ vợ là người chủ động gọi điện thăm hỏi chàng rể.
Bố mẹ vợ muốn làm gương để chàng rể dần ứng xử lễ độ và tự nhiên hơn, nhưng chị thì khó chịu với thái độ thiếu quan tâm, tôn trọng bố mẹ mình như thế. Lâu lâu có dịp cả nhà về ngoại, trong khi mọi người tíu tít đi thăm hỏi họ hàng, hay trò chuyện hát hò vui vẻ cùng nhau... thì chồng chị cứ ru rú trong phòng, không giao tiếp với ai cả...
Bao nhiêu lần chị kéo anh ra chung vui với cả nhà, rồi thủ thỉ bên gối, nhỏ to phân tích... và chồng hứa sẽ thay đổi... và 5 năm rồi anh vẫn thế. Sau dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua chị thất vọng hoàn toàn và không muốn bỏ qua "tội" không giao lưu với nhà vợ của chồng nữa.
Cách duy nhất để chữa lành những tổn thương là vợ cần đón nhận người chồng như anh ta vốn thế. Ảnh minh họa.
Tôi tỏ ý đồng cảm với chị về việc "chồng không giữ lời hứa sẽ thay đổi cách hành xử với nhà vợ". Với cách nghĩ thông thường ai cũng thấy anh chồng ít nhiều có lỗi, nhưng ở góc nhìn "nguyên nhân cốt lõi" sẽ thấy tổn thương này do chính người vợ gây nên vì chị không biết tha thứ, chị khao khát, mong cầu chồng thay đổi cách ứng xử với ba mẹ đẻ - và khi sự mong cầu, khao khát đó không được chồng đáp ứng thì chị cảm thấy bị đau đớn, tổn thương.
Với cách nghĩ thông thường nữa thì để chữa lành tổn thương cho vợ thì anh chồng cần thay đổi, và chị ấy cần tha thứ những thiếu sót của chồng suốt 5 năm vừa qua. Nhưng một lúc nào đó anh chồng sơ sót, vô tình hay hữu ý "tái phạm" lời hứa này với vợ thì chắc chắn sự tổn thương trong người vợ sẽ tăng gấp bội phần. Đó là vì tổn thương chưa từng được chữa lành, chỉ là chị ấy tạm bỏ qua và tiếp tục đặt thêm một kỳ vọng "chồng sẽ thay đổi". Nghĩa là sự tha thứ của người vợ là không nhìn vào nó nữa, ngó lơ với nó, hoặc "bọc" nó lại bằng một kỳ vọng khác (và sẽ đến lúc kỳ vọng mới lại sụp đổ khiến người vợ lại tổn thương hơn).
Cách duy nhất là chữa lành ở gốc rễ, người vợ cần dẹp bỏ đi những nhu cầu, kỳ vọng, mong đợi của chính mình và đón nhận người chồng như anh ta vốn thế.
Nhưng có "cái bẫy" rất dễ bị sập vào, đó là: Khi bạn bằng lòng chấp nhận bỏ đi những mong cầu của mình nơi chồng/vợ của mình (vì vô vọng và tổn thương quá) mà gọi đó là tha thứ - bạn sẽ có xu hướng đem nhu cầu ấy đi nơi khác để đáp ứng (vì nhu cầu của bạn luôn hiện diện, không tự mất đi, bạn cũng bất lực trong chuyện triệt tiêu nó). Vì vậy bạn mới có xu hướng đem sang con cái, bạn bè, đồng nghiệp, hay người thứ ba, thứ tư gì đó.
Ví dụ chồng bạn không tôn trọng bạn như mong muốn, bạn sẽ đi tìm sự tôn trọng đó từ con cái. Hay khi vợ không đề cao người chồng như kỳ vọng, thì người chồng sẽ đi tìm sự đề cao ấy từ nhân viên, bạn bè, thậm chí từ người phụ nữ khác.
Nghĩa là bạn không thật sự tha thứ cho người kia, cũng chẳng phải dẹp bỏ nhu cầu của mình, mà chỉ là khỏa lấp, hoặc "dời" sang chỗ khác, và không sớm thì muộn bạn lại tiếp tục thất vọng và đớn đau.
Ảnh minh họa.
Xét cho cùng bạn không có quyền tha thứ cho ai cả, vì bạn cũng ít nhiều có lỗi, cũng cần được tha thứ rất nhiều lần trong đời vì những thiếu sót, sai phạm, lỗi lầm của mình.
Về nhận thức thì tha thứ cho nhau chính là tự giải thoát cho chính mình. Nhưng việc thực hành tha thứ lại không mấy dễ dàng (dù không phải do bạn chưa thật sự cố gắng mở lòng để buông bỏ, để bao dung, để đón nhận, để chuyển hóa những nỗi đau của mình).
Vấn đề là bạn chưa biết tổn thương ai đó đã gây ra cho mình bắt nguồn từ đâu? Và khi chưa nhìn ra tận cùng nguyên nhân gốc rễ thì bạn khó có thể tha thứ đúng nghĩa, mà chỉ đổi góc nhìn và chỉ "khoác" lên màu sắc tích cực cho vấn đề mà thôi.
Vậy nguyên nhân gốc rễ thật sự của những tổn thương mà người khác gây ra cho bạn ở đâu?
Bạn hãy thử bước ra khỏi những tổn thương, nỗi đau của mình để quan sát. Bạn sẽ thấy chính sự mong cầu, kỳ vọng, hay nhu cầu của bạn không được một ai đó thỏa mãn, đáp ứng, hay một điều gì đó diễn ra không như ý của mình thì bạn sẽ dỗi hờn, bực bội, nặng nề hơn là tức giận, hận thù...
Bạn không thể tha thứ cho người khác và đương nhiên sẽ không thể giải thoát cho chính mình. Và nếu bạn cố ra sức tìm kiếm những điều thiếu hụt ở chồng, ở những người đang đầy thiếu hụt, đầy tổn thương và nỗi đau... thì sẽ không thể chữa lành tổn thương được.
Đi làm về mệt, thấy mâm cơm gà, tôi háo hức ăn rồi té ngửa khi biết nguồn gốc món ăn Tôi chán nản và bực mình vợ khủng khiếp. Dốc hết trái tim - Tổng đài "lắng nghe và giải đáp" tất tần tật về phụ nữ. Ở đây, phụ nữ có một nơi để trút bỏ không chỉ những tâm sự về tình yêu - hôn nhân, mà còn có thể nói về những ước mơ, hoài bão; bày tỏ quan điểm,...