Vợ nhìn đâu cũng thấy sai
Tôi rất nể vợ nhưng tôi không bao giờ làm vừa lòng cô ấy, làm gì cũng bị chê, đặc biệt là mỗi khi phụ làm bếp. Cô ấy hay càm ràm “biết ngay mà” – cứ như nhìn thấy trước sự việc…
Thưa chị Hạnh Dung,
Thú thật với chị, tôi rất nể vợ. Cô ấy đóng góp nhiều sức lực cho gia đình, chăm con thì khó ai bằng. Nhưng hầu như, tôi không bao giờ làm vừa lòng cô ấy, làm gì cũng bị chê, đặc biệt là mỗi khi phụ làm bếp. Không chỉ chê tôi, cô chê cả con. Hai bên nội ngoại, ai có gì sai trái là cô ấy biết liền, chả giấu được. Cô ấy càm ràm “biết ngay mà” – cứ như nhìn thấy trước sự việc. Trên báo đài, trên mạng có gì sai cô ấy cũng phê ngay.
Ảnh minh họa
Tôi bảo, “ sao em nhạy với cái xấu thế, nhìn đâu cũng thấy sai. Cho em làm… thanh tra hay kiểm sát viên mới phải”. Thế là cô ấy giận, bảo cô toàn nói đúng nên không thể nhân nhượng trước những sai trái. Nhiều lúc khổ sở quá, tôi đành tự an ủi, thôi thì bỏ qua, sống cho yên, vì suy cho cùng, cô ấy lo cho chồng con nội ngoại khá tốt; ai cũng nể, nhưng vừa nể vừa… sợ.
Được cái là với các con, cô ấy chê thì chê, nhưng không bực bội, sẵn sàng thay con làm lại những gì chúng sai sót. Khác hẳn cách cô chê người lớn. Chắc chả có cách gì khác ngoài cố chịu đựng đâu chị nhỉ?
Trần Văn Đình (TP.HCM)
Anh Đình kính mến,
Phụ nữ mà cầu toàn, kỹ lưỡng quá thì thường chẳng bằng lòng cái gì, rất nhạy bén trong việc “phát hiện” sai sót. Người như thế mà lấy phải ông chồng cẩu thả nữa thì… thôi rồi. Chẳng biết anh có cẩu thả không hay chỉ… hơi hơi thôi, như tất cả đàn ông. Thường đàn ông vào bếp xong là như một… bãi chiến trường, vợ phải dọn, vừa dọn vừa kể tội.
Video đang HOT
Hạnh Dung có bà bạn còn bực tức bảo, chắc phải đuổi chồng sang Nhật để học tính quy củ. Con gái của bà cũng… giống bố. Sinh nhật ai trong nhà, cô vào bếp làm một kiểu bánh, bà hớn hở cảm động, hãnh diện khen và khoe ngay hình bánh lên “phây”, dù sau đó phải đi dọn cả căn bếp với tá lả dao thớt, xoong nồi, chai lọ. Lạ là bà chả kêu ca gì hoặc chỉ kêu ngoài miệng thôi, như kiểu mắng yêu.
Đôi khi ta thấy, ở nhiều gia đình, con gái đi vắng, mẹ vào phòng riêng của con và hỡi ôi… mẹ chỉn chu bao nhiêu thì con bừa bãi bấy nhiêu. Nhìn cái kệ giày của con là đủ để mẹ sởn gai ốc, sao mà nhiều thế, cái con này, chỉ có một đôi chân, chừng này giày, có mang cả khi ngủ cũng chẳng hết. Rồi mẹ ra sức dọn. Tối về, con gái càu nhàu, “mẹ vào làm lộn xộn hết, tìm không ra thứ cần”. Mẹ vẫn vui vẻ.
Rất bất công phải không anh? Nhưng sự thật là, vợ anh cầu toàn, kỹ tính, nhưng giàu đức hy sinh. Đó là điều quan trọng để chồng con có thể vượt qua những “cơn trái tính”. Giống như chị ấy đã vượt qua và… chịu thua con cái, đó là vì tình thương yêu của người mẹ. Điều đó giúp chịu đựng người khác dễ hơn. Nhưng “người khác” cũng nên hiểu: mình có thói xấu bừa bãi thì phải tập sửa bớt, vì chính mình cũng “tra tấn” người có tính cầu toàn. Nhiều người bị “xì trét” vì sự bừa bãi của người sống chung. Họ sẽ vui vẻ, dễ tính khi nhà cửa gọn gàng.
Chúc anh vui mạnh, sửa bớt mình để “sửa bớt” cho vợ.
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Bạn có phải là người phụ nữ cầu toàn?
Bắt buộc các thành viên trong nhà làm mọi thứ hoàn hảo theo ý mình. Đó là tính cách của đa số các "nội tướng". Lời khuyên nào cho các vị?
Nhắc đến chị Thủy, kế toán tổng hợp một công ty thực phẩm ở Tân Phú, ai cũng nghiêng mình nể phục. Nể phục ở cái tài nội tướng. Trong nhà ai cũng răm rắp tuân theo ý chị bất kể vấn đề nào, dù hai đứa con đã có gia đình, còn ông chồng là giám đốc một công ty xây dựng với hàng trăm nhân viên.
Từ chuyện quần áo, ăn mặc, tóc tai cho đến xe cộ, đi đứng, học hành, làm việc đều do một tay chị lo liệu, thu xếp. Mỗi lần ai làm trái ý là chị làm mặt lạnh, giận hờn có khi đến cả tuần. Chị nói tại cái số mình hay lo nên quanh năm suốt tháng phải nhọc nhằn như vậy, nhiều khi cũng muốn buông bớt lắm chứ, nhưng cứ sợ hư bột, hư đường nên thôi còn lo được bao lâu thì gắng sức mà lo vậy.
Hãy buông bỏ bớt để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp hơn là cả đời cứ phải gắng gượng trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người.
Đó cũng là tâm trạng, nỗi ưu tư nặng trĩu trong lòng chị Nguyệt, chuyên viên thẩm định dự án, mỗi khi có việc phải đi xa nhà, mặc dù hai cô con gái trong nhà cũng khéo léo không thua gì mẹ.
Lần nào cũng vậy, trước chuyến công tác cả tuần chị đã phải tất bật với hằng trăm thứ việc không tên tuổi. Nào là chợ búa, mua sắm thực phẩm, chế biến thức ăn rồi phân ra từng hộp nhựa, dán nhãn cẩn thận từng loại để mấy cha con ở nhà cứ theo thực đơn dán sẵn trên tủ lạnh biết ngày nào phải ăn món gì. Đó là chưa kể hàng chục sticker với đủ màu sắc dán khắp nơi từ phòng khách, phòng ngủ, cho đến gian bếp, bàn ăn thậm chí cả trong... nhà tắm nữa. Vậy mà đã yên tâm được đâu, vừa đặt chân đến nơi là gọi ngay video call cho chồng con để nắm tình hình ở nhà.
Nghe qua ai cũng cảm thông cho các chị, những người phụ nữ đảm đang quá sức tưởng tượng. Mà nhìn rộng ra, đâu phải hiếm gặp những người như các chị. Bao đời nay phụ nữ cứ tận tụy, cứ hy sinh, miếng ăn ngon đến miệng vẫn lo chồng con ở nhà đói. Khi người ta lo tận hưởng, lo vui chơi thì lòng dạ người phụ nữ lúc nào cũng không yên vì bao chuyện phải sắp xếp, lo lắng...
Đừng cố gắng làm một người hoàn hảo, chuyện gì cũng cố gắng làm hết sức để rồi chẳng có giây phút nào rảnh rang thư giãn. Đầu bù tóc rối cả ngày, khi ngẩng lên thì gia tài của mình chẳng có gì ngoài những lời khen đầu môi của thiên hạ. Hi sinh tận tụy nhưng đâu phải lúc nào công lao của người phụ nữ cũng được đề cao, lắm khi đàn ông xem những việc đó là điều người vợ, người mẹ bắt buộc phải làm.
Đừng mãi cố gắng trở nên hoàn hảo bằng mọi giá
Đừng mãi cố gắng trở nên hoàn hảo bằng mọi giá, điều cần thiết hơn, đó là:
Đừng để cảm xúc đè nặng: Những người theo đuổi sự hoàn hảo lúc nào cũng mang theo những gánh nặng về cảm xúc hơn người khác, điều này bắt nguồn từ chính kỳ vọng của bản thân, khiến họ trở nên kiệt sức, bế tắt khi không đạt được mục tiêu của mình.
Dễ chấp nhận sai lầm hơn: Trong thâm tâm của người được coi là hoàn hảo, sai lầm trong bất kỳ điều gì cũng thật kinh khủng, khó chấp nhận. Do đó, bạn hãy xem những sai lầm như những bài học quý báu thay vì kết tội chúng. Hãy nhìn nhận sai lầm một cách khách quan, đón nhận như những cơ hội giúp ta cải thiện bản thân.
Đừng đặt mục tiêu quá cao: Cần lượng sức mình trước khi quyết định làm một việc nào đó. Bạn nên nhớ rằng "Càng cao danh vọng, càng dày gian nan", do đó một mục tiêu vừa sức lúc nào cũng sẽ tốt hơn.
Nâng cao lòng tự trọng: Khi quá tập trung, số gắng để trở nên hoàn hảo chúng ta thường có xu hướng luôn cảm thấy thiếu sót, tội lỗi do những gì mình không đạt được. Ngược lại những người tự tin sẽ không cảm thấy xấu hổ chỉ vì bản thân họ không hoàn hảo.
Cuộc sống sẽ thuận lợi hơn: Khi bạn đang sống một cách chật vật để có thể hướng tới những mục tiêu mà mình khó đạt được, chúng ta sẽ bỏ lỡ đi những khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc sống, do chúng ta bận rộn tập trung trí, sức lực vào sự hoàn hảo.
Tiến sĩ tâm lý học Adrian Furnham cho rằng những người theo chủ trương hoàn hảo thường thấy bản thân mình rất dễ bị tổn thương và họ thường bị ám ảnh bởi sự thất bại, thiếu quyết đoán và từ đó sẽ thường gặp thất bại nhiều hơn.
Đừng đòi hỏi quá mức nơi mình cũng như những người thân thuộc luôn phải toàn vẹn trong mọi chuyện, mọi vấn đề.
Thực tế trong cuộc sống cho thấy không ai là người hoàn hảo tương tự như cây bút chì luôn sử dụng cùng cục tẩy. Cho nên đừng đòi hỏi quá mức nơi mình cũng như những người thân thuộc luôn phải toàn vẹn trong mọi chuyện, mọi vấn đề.
Chỉ nên nắm giữ vài điều cần thiết là quan trọng, còn lại hãy buông bỏ bớt để tận hưởng cuộc sống tươi đẹp hơn là cả đời cứ phải gắng gượng trở nên hoàn hảo trong mắt mọi người.
Theo thegioitiepthi.vn
'Liều thuốc' kích tinh thần cho người mẹ ung thư Chị Nga vốn là người chăm lo mọi việc trong gia đình, từ việc gọi gas, sửa điện đến nấu cơm, gọt hoa quả. Hai cô con gái được bố mẹ ưu tiên tập trung cho học hành nên giờ đều đã tốt nghiệp đại học vẫn được bố dọn phòng, cọ toilet, mẹ pha nước cam mang đến tận bàn học. Ngày...