Vợ nhắn tin với đồng nghiệp nam, tôi khó chịu nhưng không làm gì được
Ngoài việc vợ đưa tin nhắn cho xem, tôi còn bí mật cài tài khoản zalo của vợ vào máy tính. Vì thế, tôi có thể theo dõi tài khoản của vợ một cách dễ dàng.
Vợ tôi làm giáo viên, dạy xa nhà khoảng 15 km, sáng đi chiều về. Còn tôi làm việc ở gần nhà. Vợ tôi là người hiền dịu, chu đáo và sống tình cảm. Vì vậy, trong gia đình và cả ở trường, vợ được nhiều người yêu mến. Nhờ vợ biết cách sống nên gia đình luôn ấm êm, ít xảy ra mâu thuẫn.
Ảnh minh họa
Bình thường, vợ đi dạy cả ngày, tối mới về nhà. Dù dạy xa nhưng vợ vẫn chu toàn công việc nhà và chăm con. Tôi thương vợ nên luôn cố gắng về sớm để phụ giúp. Tôi sẽ chẳng có gì để phàn nàn nếu gần đây phát hiện vợ nhắn tin qua điện thoại quá nhiều.
Làm việc gì cũng cầm điện thoại bên cạnh, nhắn tin liên tục cho đến khi đi ngủ. Vấn đề là cô ấy không có ý giấu tôi mà còn đưa tôi xem. Người thường nhắn tin với vợ là một đồng nghiệp nam ở trường.
Đọc tin nhắn qua lại giữa họ thì toàn nội dung liên quan đến công việc trường, lớp, học sinh chứ không có gì mờ ám. Lời lẽ hết sức chừng mực, lịch sự. Vợ giải thích, người đó đang gặp một số trắc trở trong công việc, cần chia sẻ nên mới nhắn tin cho vợ.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tôi thấy thật vô lý nếu yêu cầu vợ ngừng nhắn tin vì chẳng có lý do chính đáng gì cả. Ngoài việc vợ đưa tin nhắn cho xem, tôi còn bí mật cài tài khoản zalo của vợ vào máy tính. Vì thế, tôi có thể theo dõi tài khoản của vợ một cách dễ dàng.
Điều khiến tôi khó chịu nhất là tần suất nhắn tin giữa vợ và người đồng nghiệp đó chứ không phải nội dung tin nhắn. Hầu như, toàn bộ thời gian rảnh ở trường, hai người đều nhắn tin cho nhau.
Đặc biệt là buổi trưa hay giờ nghỉ giải lao. Khi về nhà, vợ cũng nhắn tin đến lúc đi ngủ mới thôi. Tôi có nói gần xa với vợ, nhắn tin nhiều như thế là không nên. Nhưng vợ bảo, người đồng nghiệp đó đã giúp đỡ vợ khá nhiều, giờ họ gặp trắc trở chẳng lẽ lại bỏ mặc họ. Vợ nói tôi cứ yên tâm, cô ấy chẳng làm gì khuất tất và có lỗi với tôi cả.
Ảnh minh họa
Ngoài chuyện đó ra, vợ không có thay đổi hay biểu hiện gì khác. Phải chăng tôi quá lo lắng và thiếu tin tưởng vào vợ mình? Nhưng nếu cứ để vợ tiếp tục nhắn tin như thế với đồng nghiệp, tôi hoàn toàn không yên tâm chút nào.
Theo Báo Phụ Nữ
Bi hài chuyện anh chồng có vợ... nói quá nhiều
Tâm sự với các đồng nghiệp ở công ty, anh Hải mới hay nói nhiều là căn bệnh "thâm căn cố đế" mà đến 90% các bà vợ mắc phải. Nhưng nói nhiều đến mức như chị Lan thì các đồng nghiệp của anh Hải đều chào thua...
Ngày còn yêu nhau, anh Hải thấy chị Lan là một cô gái thật dịu dàng, e ấp, ăn nói rất nhẹ nhàng, chừng mực. Bố mẹ anh thì rất ưng sự đảm đang, khéo léo của chị, tuy nhiên đôi khi mẹ anh vẫn chép miệng: "Giá như con bé hoạt ngôn hơn một chút thì tốt!".
Chẳng là cả bố lẫn hai anh em anh Hải đều khá ít nói nên nhiều khi không khí gia đình rất trầm. Có lẽ khi nói câu ấy, bà cũng không thể ngờ rằng, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi chị Lan về làm dâu, vai trò nói nhiều nhất trong gia đình của bà đã bị "cướp" mất. Chẳng hiểu do thay đổi môi trường sống đột ngột, hay là sự đổi thay thường tình của phụ nữ sau khi kết hôn, gặp được gia đình chồng quá thoải mái, thân thiện mà cô vợ tưởng chừng như ít nói của anh Hải nhanh chóng trở thành "trung tâm phát thanh" mới của cả nhà.
Hình như với chị Lan, việc nói cả ngày ở công ty trong vai trò của một nhân viên tư vấn khách hàng vẫn là chưa đủ. Về đến nhà, bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành chủ đề để chị nói một thôi một hồi. Có hôm đi làm về, chị chào mẹ chồng, bà lỡ không chỉ "Ừ" mà hỏi thêm một câu "Hôm nay con về muộn thế?". Ôi thôi, vậy là chị tuôn ra một tràng: từ chỗ này đèn đỏ lâu, chỗ kia tắc đường mãi, đến đủ thứ chuyện chị được chứng kiến trên đường. Mẹ chồng chị hoảng quá vội xua tay: "Thôi, con đi tắm rửa còn ăn cơm!".
Ảnh minh họa
Và rồi trong bữa cơm, khi mẹ anh Hải nhỡ tay nấu món canh hơi mặn một tí, hoặc con cá rán có hơi cháy một tí, cả nhà lại được dịp "tư vẫn miễn phí" về dinh dưỡng và sức khỏe. Còn nếu các món đã "chuẩn vị", không có gì phải phàn nàn, mọi người sẽ được biết tường tận hôm nay công ty chị có chuyện gì, chị gặp những khách hàng như thế nào, tư vấn cho từng người ra sao...
Có lẽ vì chị nói hơi nhiều nên hai vợ chồng được cho ra ở riêng sớm, thay vì dự định "Nhà mình rộng rãi, các con cứ ở chung với bố mẹ cho tiện" như ban đầu. Thế là từ đó trở đi, anh Hải một mình "chịu trận". Đến khi tổ ấm nhỏ có thêm hai thành viên, anh chưa kịp mừng vì có thêm người "chịu chung nỗi khổ" thì tần suất nói nhiều của chị đã tăng lên "theo cấp số nhân", khiến anh ngày càng thêm đau đầu, nhức óc.
Hàng ngày đi làm về, vừa thoát khỏi tiếng ồn ào inh ỏi ngoài đường phố, anh lại thấy khổ sở vì tiếng vợ. Nào là quát con để đồ chơi bừa bãi, nào là giục con đi tắm rửa, nào là nhắc anh để giầy gọn gàng, vứt quần áo bẩn vào chậu... Mà mỗi việc ấy chị Lan đâu chỉ nói một câu, kèm theo mỗi câu nhắc có năm bảy câu phàn nàn, kể lể, trách móc là ít. Thế cho nên nhiều hôm anh phải tính kế "tẩu vi thượng sách", giả vờ công ty có việc bận phải ở lại hoặc kiếm cớ đi gặp đối tác, bạn bè để đỡ phải nghe vợ nói lúc nào hay lúc ấy!
Anh biết chị phần vì mệt mỏi căng thẳng do công việc, phần vì muốn tốt cho chồng con, nhưng không thể lí giải được sau cả ngày nói ở công ty, chị lấy đâu sức mà về nhà vẫn nói nhiều thế. Chị nói liên tục đến mức bữa ăn dù toàn là món ngon, ba bố con cũng phải nhăn nhó cố ăn nhanh nhanh chóng chóng. Mà ăn xong, các con lên học bài, anh cũng không được yên khi ngồi xem ti vi với chị. Hết bình luận về các kiểu váy áo hay cách ăn nói của người chơi trong các gameshow truyền hình, chị lại chuyện trò với anh về các tình huống trong những bộ phim. Nhiều lúc anh phải giả vờ bật máy tính lên làm việc để cho chị... bớt nói!
Ảnh minh họa
Tâm sự với các đồng nghiệp ở công ty, anh Hải mới hay nói nhiều là căn bệnh "thâm căn cố đế" mà đến 90% các bà vợ mắc phải. Phần lớn các ông chồng đều mặc định nói nhiều là "đặc tính tự nhiên" của phụ nữ, nên chấp nhận "sống chung với lũ". Tuy vậy, nói nhiều đến mức như chị Lan thì các đồng nghiệp của anh Hải đều chào thua.
Chẳng là hôm trước, anh Hải có mời mấy anh em thân thiết ở cơ quan đến nhà ăn cơm. Đồ ăn chị Lan nấu rất ngon, đồng nghiệp của anh khen tấm tắc. Thế nhưng đến khi mời chị nhấp môi một ly cho "phải phép", ai nấy đều mắt tròn mắt dẹt khi chị "chiếm sóng" luôn cả bữa ăn. Hết hỏi han gia đình của anh này anh kia, chị quay sang "thuyết trình" về tác hại của bia rượu và thói xấu nhậu nhẹt của đàn ông, khiến cho anh Hải và đồng nghiệp đầu óc quay cuồng, dù mỗi người mới chỉ uống có một ly nhỏ. Anh dở khóc dở cười khi mấy người bạn phải nhấm nháy nhau "ăn lẹ rồi chuồn"!
Từ hôm đó trở đi, mỗi khi đến công ty, anh lại nhận được những ánh nhìn "đầy thông cảm"! Còn ở nhà, chuyện bố mẹ anh lần nào đến chơi với con cháu cũng than đau đầu đã là quá thường xuyên!
Trong khi anh Hải còn đang gian nan tìm kế sách đối phó với bệnh nói nhiều của vợ, chị Lan đột ngột phải đi cắt amidan. Ngày đầu sau cắt, chị phải kiêng nói chuyện, bố con anh cảm thấy bình yên đến lạ. Ngày thứ hai, thứ ba và nhiều ngày sau đó, chị vẫn phải hạn chế nói, bố con anh bắt đầu cảm thấy buồn buồn, căn nhà như thiếu vắng một thứ gì đó thân thuộc. Có lẽ một thứ âm thanh khi xuất hiện quá nhiều khiến cho ai nấy khó chịu, nhưng thiếu một vài hôm đã thấy cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị hẳn đi!
Theo Afamily
Bồ nhắn tin khích vợ: "Chiến tích em để ở túi quần chồng chị đấy, vứt hộ em nhé", vợ đã... Ngồi nhìn mâm cơm đã nguội lạnh, chị thở dài thườn thượt: &'Hôm nay anh ấy lại về muộn sao??". Nói rồi chị đến ghế sô pha nằm xem phim rồi ngủ quên lúc nào không rõ, đến lúc về thấy chị nằm đó anh lại cau có: ảnh minh họa - Sao không vào phòng mà ngủ, ti vi thì không tắt...