Vô nhà lồng chợ Gò ăn bánh vá Gò Công
Món ngon trong thiên hạ là vô số, nhưng đơn giản như bánh vá mà trở thành món để người xứ Gò luôn thèm nhớ thì đáng là món khiến người ta sống để ăn.
Với khách phương xa, trong những món ngon ở xứ Gò Công như mắm tôm chà, chả cua… món bánh vá ít nỗi tiếng hơn, nhưng với người xứ Gò nếu không nhớ thì thôi, lỡ nhớ rồi thì không thể cầm lòng được.
Ăn bánh vá trơn đã là ngon nhưng ăn với bún, rau sống, huyết heo luộc, nước mắm tỏi ớt còn ngon miệng hơn nữa – Ảnh: Tấn TớiTrước biến cố 1975, người ta đồn bánh giá chợ Giồng, Vĩnh Bình, Gò Công là nhất, nhưng với nhiều thị dân sống ở thị xã Gò Công thì món bánh vá do tay bà Chính Hải làm mới đúng là số một.
Ngày trước, ai có dịp thấy cả dãy sạp chuyên bán bánh vá ở chợ Gò mới biết dân tỉnh này ưa bánh vá cỡ nào. Lúc chúng tôi còn nhỏ, có khi đi chợ đứng cả tiếng đồng hồ coi mấy bà bán bánh vá chiên bánh, rồi hít ngửi khói bánh thơm cho đã thèm.
Về chuyện tên là “bánh giá” hay “bánh vá”, cá nhân tôi nhất định gọi là bánh vá, bởi ai từng thấy chiên bánh vá mới biết, nếu thiếu cái vá (loại vá bự để múc thức ăn) thì không ra hình thù cái bánh vá xứ Gò, như bánh cống mà không có cái cống thì đâu ra bánh cống Sóc Trăng.
Ngày xưa người bán bánh vá chiên bánh bằng chảo gang, vá gang, lửa củi có lẽ nhờ vậy mà độ giòn của bánh vá ngon hơn thời nay. Khi bột gạo được cho vào vá, người ta cho thịt heo, gan heo xắt miếng, nấm rơm, nấm mèo vào, rồi phủ lên một lớp giá đậu xanh, sau đó phủ tiếp một lớp bột gạo rồi bỏ mấy con tôm tươi lên mặt bánh trước khi cho vào chảo mỡ heo để chiên.
Cá nhân tôi nhất định gọi là “bánh vá”, bởi ai từng thấy chiên bánh vá mới biết, nếu thiếu cái vá (loại vá bự để múc thức ăn) thì không ra hình thù cái bánh vá xứ Gò – Ảnh: Tấn Tới
Nhìn cái chảo mỡ chiên bánh vá sôi vàng ươm, rồi chờ cái bánh vừa chín tách khỏi cái vá nổi trên thấy mà thèm. Bánh vá vừa chín được vớt ra để ráo mỡ, chờ nguội, rồi gói trong lá chuối hoặc giấy dầu cho khách cầm ăn.
Video đang HOT
Đời nay, ai ăn món nhiều mỡ đều sợ cholesterol, nhưng ngày xưa người nghèo thì thiếu đạm nên chuyện tay cầm bánh vá, môi miệng dính đầy mỡ heo là cách thưởng thức món ngon ở đời. Hơn nữa bánh vá ngày trước làm bằng bột gạo mới xay, thịt mới ra lò, tôm tươi nhảy lờ, mỡ heo ta, giá đậu không hóa chất thì phải nói ngon hết biết.
Ăn bánh vá trơn đã là ngon nhưng ăn với bún, rau sống, huyết heo luộc, nước mắm tỏi ớt còn ngon miệng hơn nữa. Ở chợ Gò Gông ngày trước có mấy sạp chuyên bán món bánh vá ăn với bún; nhưng đa phần dân quê đi chợ tỉnh tự mua bánh vá, bún rồi về vườn nhà hái rau sống, đâm nước mắm tỏi ớt để ăn.
Món này phổ biến đến nỗi các tiệm hủ tíu của mấy ông Các Chú cũng phải ghen tị, ai đi chợ Gò mà không mua bánh vá bún về làm vài tô trước cúng ông bà sau mời cả nhà ăn thì chắc là gia cảnh người đó đang lúc ngặt nghèo.
Quả thật món ngon trong thiên hạ là vô số, nhưng một món ngon đơn giản như bánh vá và bún bánh vá mà trở thành món để người xứ Gò luôn thèm nhớ thì đáng là món khiến người ta sống để ăn – Ảnh: Tấn Tới
Về cái chuyện người xứ Gò Công ưa ăn bún thì nhiều người nhận định là do dân Gò nặng gốc Huế, gốc Quảng. Bún tươi làm ở xứ Gò ngày xưa có màu trắng ngà, từng cọng bún ráo khô không trắng tinh vì chất tẩy hay ướt nhèm nhẹp.
Bún Sài Gòn ngày nay dù là thời tiết nóng nực hay mát mẻ, để ế vài tiếng đồng hồ là thiu, còn bún Gò Công ngày trước để cả ngày vẫn tươi. Người Gò Công nghèo thì ăn bún với rau sống chan nước mắm tỏi ớt, khá thì kèm theo miếng huyết heo luộc, giàu thì tô bún đủ thịt luộc; còn người sành ăn thì bất kể giàu nghèo cứ thèm là trong tô bún có đủ bánh vá, huyết heo.
Có một bà Việt kiều từ Canada tâm sự: “Về cả tháng rồi thèm tô bún bánh vá với huyết heo muốn chết, nhưng mỗi lần cả nhà bày ra ăn chỉ gắp vài đũa rồi ngồi ngó bà con ăn cho đã con mắt.”
Chúng tôi được nghe kể nhiều câu chuyện về người Gò Công tha hương thèm nhớ bánh vá và cả những người lớn tuổi cả đời không rời chân khỏi xứ Gò nhưng vẫn chọn ăn vài đũa bún bánh vá trước khi lìa đời.
Quả thật món ngon trong thiên hạ là vô số, nhưng một món ngon đơn giản như bánh vá và bún bánh vá mà trở thành món để người xứ Gò luôn thèm nhớ thì đáng là món khiến người ta sống để ăn.
"Công thức vàng" để pha nước mắm tỏi ớt, đảm bảo chấm bất kể món gì cũng thơm ngon chuẩn vị
Nước mắm chanh tỏi ớt mang một chút vị chua của chanh, ngọt dịu của đường, cay nồng của ớt và vị mặn không lẫn được của nước mắm. Chính hương vị hài hòa này tạo nên hương vị thơm ngon rất lạ miệng, bất cứ ai sau khi ăn đều mê tít.
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
- 1 muỗng nước cốt chanh
- 4 muỗng đường
- 5 muỗng nước mắm (Mộc mạc tinh túy hương và sắc)
- 6 muỗng nước lọc
- tỏi, ớt băm tùy ý
Cách làm như sau:
Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, băm nhỏ.
Hòa tan 3 muỗng canh nước mắm, 1,5 muỗng canh đường trắng, 1 muỗng canh nước cốt chanh, 1 muỗng canh nước lọc, 1/4 muỗng cà phê bột ngọt vào trong chén, khuấy đều.
Tiếp theo, cho tỏi băm, ớt băm vào, khuấy cùng.
Mẹo nhỏ mách bạn:
Tỏi giã nhuyễn thay vì băm để tỏi nổi lên trên mặt nước mắm nhìn bắt mắt hơn.
Nặn chanh cuối cùng, như vậy tép chanh sẽ nổi lên bề mặt nước chấm rất hấp dẫn. Các bạn nhớ vớt hạt ra để nước chấm không bị đắng.
Cho nước mắm (Nếu là nước mắm nhỉ thì bạn cho lượng ít hơn nhưng nhớ pha lại nhé) vào sau khi đường tan. Nếu có thêm nhiều thời gian, bạn nên đun sôi đường và nước mắm đến khi đường tan hết theo tỷ lệ 1 chén đường: 1/2 chén nước mắm. Nước mắm đường nấu lên sẽ cho một hỗn hợp keo lại sền sệt rất ngon, dùng để trộn gỏi hoặc pha nước mắm chấm cực ngon.
Cho nước lọc nhiều hay ít tùy theo bạn muốn nước chấm loãng hay hơi cô đặc.
Chúc bạn thành công với công thức pha nước mắm chanh tỏi ớt cực ngon trên đây!
Mộc
Chuyện kể trong bếp giữa mùa dịch Hà Nội lại vừa có thêm 1 tuần giãn cách xã hội, những mặt hàng được xếp vào diện không thiết yếu buộc phải đóng cửa để thực hiện tốt chủ trương phòng dịch. Thế là những bún, phở, miến, cháo, bánh mỳ... cùng những thứ quà vặt cũng buộc phải giãn cách. Tuy vậy, chuyện ăn thì vẫn tính đến hàng ngày....