Vợ người ta sáng nào cũng đợi ở cửa chờ chồng hôn tạm biệt còn tôi thì đợi ở cửa chờ từng đồng tiền chồng ban phát cho
Bữa hôm ấy tôi điên lắm cả buổi nhịn ăn để tiết kiệm tiền cho chồng, rồi những bữa sau đó tôi chỉ cho phép mình ăn ngày hai bữa cơm trắng để bớt được tí nào hay tí đó.
Tôi là cô gái xinh đẹp tự tin với công việc kế toán cho một công ty. Còn anh ấy là nhân viên kinh doanh, chúng tôi đến với nhau bằng tình yêu chân thành. Một đám cưới đơn giản cũng diễn ra dành cho hai đứa, nó không xa hoa hoành tráng nhưng lại rất hạnh phúc. Chỉ một năm sau đứa con đầu lòng của tôi ra đời khiến cho cuộc sống của chúng tôi thêm vui vẻ hơn nhưng cũng từ đó vợ chồng tôi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn.
Ngày mới sinh ra bé đã bị còi cọc nên sức đề kháng kém thường xuyên mắc hết bệnh này đến bệnh khác khiến tháng nào mẹ con tôi cũng phải vào bệnh viện. Lúc trước hai người kiếm tiền thì cuộc sống còn dư giả từ sau khi sinh thì chỉ có mình anh làm ra tiền nên kinh tế gia đình ngày càng eo hẹp. Tiền anh làm ra không đủ cho mẹ con tôi tiêu, nhiều lúc chưa đến tháng đã hết tiền khiến tôi phải đi vay bạn bè để bù lại chỗ thiếu. Nhưng không phải lúc nào họ cũng cho vay nhiều lúc tôi muốn gửi con cho người ta trông coi mà đi làm nhưng nhìn nó ốm quặt quẹo quá chẳng ai nhận trông giữ con tôi.
Từ ngày sinh con, tình cảm vợ chồng tôi không còn như trước, tôi phải ở nhà ăn bám chồng
Vậy là hàng ngày tôi ở nhà ôm con rồi chồng đi làm, lúc đầu anh cũng hiền lành dễ tính nhưng việc kiếm tiền ngày càng khó khăn nên tính cách anh cũng thay đổi hẳn. Anh không còn đưa hết tiền lương kiếm được cho tôi nữa. Vợ người ta sáng nào cũng đợi ở cửa chờ chồng hôn tạm biệt còn tôi phải tươi cười chờ anh đưa tiền sinh hoạt cho một ngày, hôm nào anh quên tôi lại nhắc khéo anh tỏ ra khó chịu:
- Thế tiền anh đưa hôm qua đã tiêu hết rồi à?
- 500 nghìn đồng của anh thì đi ăn cưới đã hết 300 rồi còn 200 nào tiền bỉm tiền sữa tiền thức ăn cho cả gia đình còn thiếu là đằng khác đấy chứ.
Mặt anh nặng nề rút trong ví ra đồng 100 và đưa cho tôi:
- Hôm nay em tiêu ít thôi tiền chứ có phải giấy đâu mà muốn bao nhiêu là có được.
Nói rồi anh khó chịu nhảy nên xe đi làm để mặc tôi nhăn nhó bực bội trong lòng. Thời buổi này thì 100 nghìn đồng đi ra chợ tôi không dám la cà nhìn chỗ nọ ngó chỗ kia chỉ nhanh chóng mua thức ăn cho nhanh rồi về kẻo tiền rơi vãi linh tinh để cả nhà chết đói mất.
Lại một sáng tôi phải chờ anh ban phát tiền, anh vẫn chỉ đưa cho tôi có 100 nghìn đồng như hôm qua, tôi vui vẻ hỏi xin thêm:
- Cho em thêm 50 nghìn đi hôm nay đến tháng rồi mà em chưa mua được băng vệ sinh để dùng khó chịu lắm anh ạ.
Video đang HOT
- Vợ người ta đi ra ngoài kiếm cả tiền triệu mỗi ngày còn vợ mình chỉ ăn bám là giỏi có mua băng vệ sinh cũng phải xin tiền chồng.
Nghe câu nói của anh tôi ức chế lắm nhưng vẫn phải cười xòa để anh đưa tiền cho. Bữa hôm ấy tôi điên lắm cả buổi nhịn ăn để tiết kiệm tiền cho chồng. Rồi những bữa sau đó tôi chỉ cho phép mình ăn ngày hai bữa cơm trắng để bớt được tí nào hay tí đó. Quần áo tôi mặc toàn những bộ đi ăn xin hay cũ kỹ mỗi chỗ rách một tí. Nhưng dù có tiết kiệm thế nào thì với một đứa trẻ không thể tiết kiệm được, con đang tuổi ăn tuổi lớn lên tôi vẫn phải tiếp tục ngửa tay xin tiền cho đến một ngày như mọi ngày, tôi ngửa tay xin tiền chồng để rồi anh quát ầm ĩ lên:
- Sao sáng nào cũng nhìn thấy cái mặt cô mà tôi muốn ói vậy, cô đúng là quỷ ám khiến nhiều ngày nay hàng của tôi ế ẩm chẳng ma nào mua. Tránh ra cho tôi hơ vía để hôm nay bán hàng được thuận buồm cái.
- Anh định đốt cháy em đấy à, anh tưởng em hạnh phúc thoải mái khi sáng nào cũng ngửa tay lên xin anh từng đồng để mua đồ cho gia đình không, em mệt mỏi lắm rồi.
- Đã ở nhà ăn bám rồi mà còn to mồm với chồng à, cô chán sống rồi à.
Nói rồi anh đấm đá cho tôi mấy cái rồi mới đi làm, dường như đánh được một lần thì sẽ có lần hai lần ba. Và từ đó tôi còn chịu thêm những cú đấm đá của chồng mỗi khi anh thấy khó chịu bức bối trong lòng. Ngồi nhà ôm con nghĩ ngợi lung tung khiến tôi như con ngố con điên vậy, rồi lâu lâu lại khóc lóc cho vơi đi nỗi uất hận về cách đối xử ngày càng quá đáng của chồng.
(Ảnh minh họa)
Đã vài lần tôi gửi con để đi kiếm việc nhưng người đông việc khó tôi không thể kiếm nổi cho mình công việc bàn giấy chẳng nhẽ lại cất bằng đi làm một công nhân sao. Sau nhiều đêm đắn đo dù làm công nhân tôi cũng thấy thoải mái hơn là ở nhà ăn bám chồng thế này.
Dù con mới có 8 tháng rất hay ốm nhưng tôi vẫn phải gửi về cho ông bà ngoại ở quê trông coi để đi làm lấy lại danh dự cho bản thân chứ không thể sống phụ thuộc vào đồng tiền của chồng mãi được.
Được cầm trở lại những đồng tiền do chính mình làm ra tôi thật hạnh phúc dù nó không nhiều nhưng cũng khẳng định được giá trị bản thân. Vì vậy là phụ nữ chúng mình đừng bao giờ nghĩ là ăn bám chồng là sướng mà thực chất chúng ta đang là nô lệ cho anh ta đấy, hãy ra đường kiếm tiền dù hơn triệu một tháng thì cũng chứng tỏ với chồng là mình không phải là kẻ bỏ đi.
Theo Ngoisao
Câu chuyện người mẹ nghèo nhịn ăn 3 ngày rồi trút hơi thở cuối cùng bên mâm cơm đợi con trai khiến ai đọc cũng phải nhòa lệ
Trước khi nhắm mắt bà Hòa vẫn thều thào nói với ông trưởng xóm: "Ông... gọi giúp... tôi... thằng Đại... về ăn cơm...tôi...vẫn đợi...".
Bà Hòa sinh ra đã bị dị tật khoèo chân, nên dù thời con gái rất xinh xắn trắng trẻo vẫn không có chàng trai nào chịu hỏi bà về làm vợ. Họ sợ, đứa con sinh ra sau này sẽ giống mẹ. Mãi tới ngoài 30 tuổi bà mới được một người đàn ông góa vợ trong làng hỏi cưới. Bà đồng ý lấy ông để mong có chỗ dựa lúc về già.
May mắn đứa con gái đầu tiên của bà và chồng sinh ra lành lặn. 2 năm sau bà sinh tiếp cậu con trai thứ hai, bà tưởng cuộc đời như thế là đã ưu ái với mình lắm rồi nào ngờ ngày đứa con trai chào đời thì chồng bà bị tai nạn lao động mất. Từ đó một mình bà Hoa, chèo chống nuôi 2 đứa con còn nhỏ dại.
Chồng mất đột ngột, lại vừa mới đẻ bố mẹ thì không còn để nhờ vả nên khi con mới tròn 1 tháng bà Hoa đã phải một tay bồng đứa nhỏ, một tay dắt đứa bé đi xin ăn quanh làng. Ngày đó ở quê hầu như nhà nào cũng nghèo khó, giáp hạt là phải ăn độn sắn độn khoai rồi thế nên cũng chẳng ai dư dả mà cho nhiều.
Họ cũng cố gắng bao bọc mẹ con bà được vài tháng chứ không thể bao bọc lâu hơn. Không thể để con đói được, bà Hoa đành đánh liều để đứa con nhỏ 1 tuổi ở nhà cho đứa con gái lớn chưa đầy 3 tuổi trông em, lúc em ngủ. Còn bà trầm mình xuống con sông trước nhà mò con ốc con cáy về bán lấy tiền nuôi hai con.
Không thể để con đói được, bà Hoa đành đánh liều để đứa con nhỏ 1 tuổi ở nhà cho đứa con gái lớn chưa đầy 3 tuổi trông em, lúc em ngủ. (Ảnh minh họa)
May mắn, bà đã kiếm ra tiền nuôi 2 đứa con thơ dại. Nhưng tới năm đó trời mưa rất to và kéo dài, con sông trước nhà ngập nước mênh mông, bà không thể nào xuống đó mà mò cua bắt ốc như trước được nữa. Vài lon gạo dự trữ đã hết, giờ biết kiếm đâu ra tiền mà mua gạo cho hai con đây? Nhìn đứa con nhỏ khóc ngằn ngặt mà bà không cầm được nước mắt.
Bà vét hết gạo trong chum chỉ được một nắm nhỏ, bà bắc mấy cái củi ướt hì hụi nấu nồi cháo. Lúc đổ ra được một bát cháo nhỏ lõng bõng nước, đứa con gái lớn món men lại gần nó phải nhịn ăn từ trưa qua tới giờ rồi, nhưng thằng bé cũng đang khóc mãi không thôi vì đói: "Con để mẹ cho em ăn trước con nhé, em đói quá con à. Rồi mẹ sang nhà bác Mít vay ít gạo về nấu cho con ăn sau nhé". Đứa con gái lớn của bà khi đó mới hơn 3 tuổi nhưng dường như đã hiểu hết câu nói của mẹ, con gật đầu và ngồi ngoan ngoãn nhìn mẹ cho em ăn.
Thằng bé được ăn đã nín và ngủ ngay lập tức. Bà Hoa lại để chị trông em còn mình đội mưa đi vay gạo, nhưng bà sang 5 nhà mà vẫn chỉ nhận được cái lắc đầu. Mưa cả tuần trời, chẳng nhà nào đi kiếm được cái ăn và họ cũng chỉ còn chút dạo dành cho trẻ nhỏ, họ không thể san sẻ cho bà được. Bà đi 2 tiếng mới vay được 1 lon gạo, bà tất tả chạy về nhà.
Về đến nhà thấy đứa con nhỏ đã tỉnh ngồi chơi trên phản còn con gái lớn vẫn nằm im trên, nghĩ con ngủ bà không đánh thức con mà đi nấu cháo. Nhưng lúc gọi con dậy thì bà hốt hoảng tột độ khi thấy người con gái nóng bừng bừng, con bà sốt cao, mẹ gọi lay mãi vẫn không mở mắt ra được. Sau đó con bé lên cơn co giật, bà cố gắng gọi con dậy bón cho con vài thìa cháo nhưng sự cố gắng của người mẹ đã trở nên vô nghĩa, ngày hôm sau đứa con gái của bà trút hơi thở cuối cùng. Bà đau đớn hận bản thân mình đã không lo được cho con, đã để đứa con tội nghiệp phải chết vì đói.
Từ đó bản thân bà đã thề với lòng mình, dù bà có khổ thế nào thì bà cũng phải nuôi đứa con trai của bà thành người để chuộc lại lỗi lầm của mình với các con. Và cuối cùng một đời tần tảo của bà đã được đền đáp xứng đáng. Đứa con trai tên Đại của bà đã được học đại học đàng hoàng nhờ những đồng tiền mà bà phải vất vả làm thuê ở ngoài bãi sông từ 4 giờ sáng cho tới 10 giờ đêm cho người ta.
Nhờ có trí thông minh, lại khôn khéo mà anh ta đã tự đứng được trên đôi chân của mình sau khi ra trường. Và rồi anh ấy lấy vợ trên thành phố, bà lúc đó vẫn ở căn nhà vách đất ở quê, lúc này bà đã già lắm rồi, không làm thuê được nữa mà chỉ cặm cụi bắt con trai, con hến ở con sông trước nhà bán lấy tiền mua gạo ăn qua ngày. Người ta bảo bà sao không lên với thằng Đại để nó nuôi mẹ, con trai bà giờ cũng là người thành đạt mà. Bà chỉ cười: "Thôi tôi ở đây 60 năm tôi quen rồi chẳng xa được. Với lại ở đây còn có mồ mả ông nhà tôi và cái gái, tôi phải ở nhà thắp hương cho bố con ông ấy chứ".
Từ đó bản thân bà đã thề với lòng mình, dù bà có khổ thế nào thì bà cũng phải nuôi đứa con trai của bà thành người để chuộc lại lỗi lầm của mình với các con. (Ảnh minh họa)
Năm đó trời lại mưa như trút nước, mưa dai dẳng y như cái năm mà bà mất đứa con gái lớn. Bà cũng không xuống sông bắt ôc bắt hến được, nhà tranh vách đất nên dột khắp nơi. Ông trưởng xóm đến thăm cho bà ít gạo, nhìn cảnh bà lầm lũi trong căn nhà dột mà không đành, ông gọi điện cho đứa con trai của bà bảo nó về lợp lại cho mẹ cái mái nhà.
Con trai bà Hoa về đúng ngày trời nắng tạnh, nhìn thấy con bà mừng rơi nước mắt. Biết con công việc bận nên chẳng bao giờ bà dám gọi điện trách móc hay bắt con phải đưa vợ con về. Với lại nhà bà là nhà đất muỗi mát nhiều lại cắn cháu thì khổ các cháu lắm. Đại từ khi học xong lấy vợ thành phố đã chục năm nay, một năm anh chỉ về 1 -2 lần cho mẹ ít tiền rồi đi ngay trong ngày.
Lần này vì ông trưởng xóm gọi điện, anh miễn cưỡng về và cũng chỉ định làm cái việc đó. Thấy con bà Hoa rối rít bảo con vào nhà ngồi uống nước để bà đi nấu cơm. Cái nền nhà đất lại mưa dột mấy hôm nhấm nhoét, khiến Đại bị trơn suýt trượt ngã làm anh bực bội nhưng cũng bước vào thắm cho bố và chị nén hương. Chỉ 30 phút bà Hoa đã dọn ra mâm cơm trước mặt con trai.
Bà Hoa vừa xới cơm vừa vui vẻ nói với con: "Cơm chẳng có gì vì con về không báo trước, nhưng mẹ vẫn có món cà muối và rau muống luộc chấm tương ngày xưa con vẫn thích đây". Nhìn thấy bát cơm trước mặt bốc mùi khó chịu, Đại nhăn mặt nhìn vào bát cơm rồi quát ầm lên: "Mẹ cho con ăn cơm gì thế này. Cơm mốc đỏ cả nên mùi không tả nổi mà còn ăn à. Đây mẹ cầm lấy tiền mà đong gạo và bảo người ta lợp lại mái nhà cho, giờ con bận con phải đi đây".
Đại đứng phắt dậy tỏ thái độ giận giữ bước đi, bà Hoa níu tay con lại nhưng Đại dã gỡ tay mẹ ra. Cái tay anh chẳng may quệt vào bát cơm khiến bát cơm rơi xuống nền nhà tung tóe. Con đi rồi bà Hoa ngồi khóc hết nước mắt, bà nhớ lại cảnh đứa con gái mất năm đó. Bà thương các con vô cùng, hôm nay cũng vì bà không chuẩn bị cơm chu đáo mà con trai bà giận dỗi bỏ đi. Bà sẽ đi mua nhiều đồ ăn và nấu một bữa cơm thật ngon rồi gọi con trai về.
Nhĩ là làm, bà lấy hết số tiền còn lại của mình ra chợ mua thịt và rất nhiều đồ ăn khác. Bà nhờ ông trưởng xóm gọi điện bảo con trai quay lại ăn cơm, bà nghĩ con bà cũng chưa đi được xa và ông trưởng xóm đồng ý giúp bà. Thế nhưng khi bà đã nấu nướng xong xuôi vẫn chưa thấy con trai về. Bà Hoa vẫn vui vẻ ngồi đợi con, con về bà mới ăn.
Bà Hoa vẫn vui vẻ ngồi đợi con, con về bà mới ăn. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng tới tối Đại vẫn không về, bà Hoa buồn bã đứng dậy hâm lại đồ ăn. Chắc là con bà bận, có lẽ ngày mai nó sẽ về. 1 ngày rồi 2 ngày trôi qua, bà vẫn ngồi đợi con bên mâm cơm mà không ăn một thứ nào. Cứ tới bữa bà lại đứng dậy hâm lại đồ ăn tới mức những miếng thịt được đun đi đun lại teo như tóp mỡ, canh thì đã đổi màu.
Chiều tối ngày thứ 3 ông trưởng xóm sang chơi, tưởng con bà đã về thì thấy bà Hoa nằm bất động bên mâm cơm. Bà đã nhịn ăn 3 ngày nay, chỉ còn thở thoi thóp. Ông vội gọi người đưa bà đi cấp cứu và gọi đứa con tội lỗi của bà về. Nhưng chưa kịp ăn với con bữa cơm cuối cùng thì bà Hoa đã trút hơi thở cuối cùng. Trước khi nhắm mắt bà Hòa vẫn thều thào nói với ông trưởng xóm: "Ông... gọi giúp... tôi... thằng Đại... về ăn cơm...tôi...vẫn đợi...".
Đại về nhà, thì khắp căn nhà đất của mẹ anh đã vang tiếng khóc thương. Chẳng ai muốn nói với người con bất hiếu đó một lời nào. Sẽ không bao giờ anh có thể gột rửa hết được tội lỗi mà mình đã gây ra với chính người đã sinh thành ra mình.
Mẹ đã mang nặng đẻ đau, hi sinh cả cuộc đời để lo cho chúng ta, và khi chúng ta hiểu được công lao của mẹ thì mẹ đã không còn sống trên cõi đời này được bao lâu nữa. Công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ là vô bờ bến, "Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc" đừng để như người con trai trong câu chuyện này, tới khi nhỏ giọt nước mắt ân hận thì đã mất mẹ mãi mãi rồi.
Theo Một thế giới
Bị chiếc váy cưới làm cho xấu mặt, vợ đưa ra tuyên bố động trời khiến tôi phát hoảng Vì cúi xuống nhặt bó hoa cưới bị rơi trong lúc mải tiếp khách mà chiếc váy Hoài phải cố gắng lắm mới mặc vào được đã không chịu đựng được vòng eo ngấn mỡ của Hoài mà bục chỉ và rách theo một đường cơ bản. Hoài và Vũ quen nhau cũng thật tình cờ. Trong một lần dừng đèn đỏ, vì...