Vỏ ngao, hến ngổn ngang khắp bờ đê, khu dân cư ở Lộc Hà
Vỏ sò, ngao, hến, hàu được vứt thành từng đống đủ loại lớn, nhỏ, nằm khắp các lề đường, chân đê, cổng chợ, góc vườn… ở các xã ven biển huyện Lộc Hà ( Hà Tĩnh).
Một số cơ sở kinh doanh ăn uống thường xuyên đổ rác và vỏ hến, hàu trên thân đê Tả Nghè (đoạn giáp ranh giữa xã Mai Phụ và Hộ Độ)
Vỏ các loài nhuyễn thể chất thành đống trên mặt kênh C2, đoạn qua thôn Đông Vĩnh (xã Mai Phụ)…
Những đống vỏ nhuyễn thể trắng xóa, ngày một lớn, nằm dày đặc ven bờ kênh lấy nước phục vụ nuôi trồng thủy sản ở TDP Xuân Hòa (thị trấn Lộc Hà)…
Các hộ dân ở khu vực đầu thôn thôn Vĩnh Phú (Hộ Độ) có thói quen ăn các ngao, sò, ốc, hến… rồi mang vỏ ra ven đường, bờ kênh đổ bừa bãi
Vỏ hàu, hến, ốc được vứt lẫn lộn với rác thải sinh hoạt thành từng đống ở khu vực giáp ranh giữa thôn Vĩnh Phú với thôn Vĩnh Phong (xã Hộ Độ)…
Vỏ hàu hết đổ ngay giữa điểm giao nhau của các trục đường liên thôn ở thôn Châu Hạ (xã Thạch Châu)
Nhiều bờ bụi, góc khuất ở các xã ven biển như Thạch Kim, Thịnh Lộc cũng chung tình trạng ngập tràn vỏ hàu, hết
Video đang HOT
Sóc Sơn vượt khó như thế nào mà được đề nghị công nhận huyện nông thôn mới?
Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 - 2020 (NTM), đến nay, huyện Sóc Sơn đã có 25/25 xã đạt chuẩn NTM, huyện đạt 9/9 tiêu chí, đủ điều kiện để UBND thành phố Hà Nội đề nghị Trung ương công nhận đạt huyện NTM.
Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,7%
Theo báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn, đến nay, huyện đã có 25/25 xã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Tại huyện này, 100% hệ thống đường trục đường xã, liên xã, đường trục thôn, đường liên thôn, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa; trên 85% kênh mương chính được cứng hóa, 100% diện tích đất nông nghiệp được tưới tiêu chủ động.
Mô hình trồng dưa lưới và măng tây của HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến, tại xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn.
Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 87,06%. 26/26 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 - 2020. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 0,7%.
Đặc biệt, các mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sinh thái theo hướng áp dụng công nghệ cao phát triển về quy mô và sản phẩm. Sóc Sơn đã hình thành thêm 9 chuỗi liên kết, 2 nhãn hiệu tập thể trong sản xuất, 7 nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông nghiệp, 27 sản phẩm được xếp hạng OCOP 4 sao, trên 100 sản phẩm nông sản được đăng ký truy xuất nguồn gốc QRcode.
Những bức tranh bích họa tại thị trấn Sóc Sơn góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông, ghi dấu ấn quá trình phát triển, đô thị hóa của huyện Sóc Sơn.
Ông Phan Đức Bình - Giám đốc HTX nông nghiệp cao nghệ cao Quyết Tiến (xã Minh Trí) chia sẻ: "Kết quả của Chương trình xây dựng NTM mang lại, đó là, đời sống của người dân ở vùng nông thôn không ngừng được tăng lên, hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại. Nông nghiệp có nhiều chuyển biến, xuất hiện nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng, chất lượng".
Hiện, HTX nông nghiệp công nghệ cao Quyết Tiến đang trồng dưa lưới và măng tây, với diện tích 3ha. Sản phẩm dưa lưới của HTX đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, sản lượng ban đầu đã cho thu hoạch 15 tấn dưa.
"Trong thời gian tới đây, HTX sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, với mục tiêu hướng đến cung cấp sản phẩm sạch, chất lượng tới người tiêu dùng" - ông Bình chia sẻ.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã phát triển nhiều mô hình kinh tế mang lại giá trị cao. Đơn cử, là mô hình kinh tế tổng hợp chăn nuôi ếch và nghề mộc của gia đình ông Hoàng Văn Mùi, thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu là một trong những mô hình tiêu biểu.
Đạt tới 98,5 điểm
Một trong số những xã điển hình về sự nỗ lực vượt khó vươn lên xây dựng NTM của huyện Sóc Sơn là xã Minh Phú, đây cũng là một trong những xã về đích NTM cuối cùng của huyện. Sau gần 10 năm xây dựng NTM, từ một xã chỉ có 2/19 tiêu chí cơ bản đạt (thông tin và truyền thông, giáo dục - đào tạo), đến nay, xã Minh Phú đã hoàn thành 19/19 tiêu chí.
Qua lấy ý kiến trực tiếp người dân, có 70,55% số hộ trả lời phiếu, trong đó 99,1% số phiếu hài lòng với kết quả xây dựng NTM của xã. Nhờ đó, tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn NTM TP Hà Nội đã thống nhất chấm xã Minh Phú đạt 97,25 điểm, đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn NTM năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú cho biết, tính đến nay, xã Minh Phú đã cơ bản hoàn thành dồn điền đổi thửa tại 7/7 thôn, tạo điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập cao như: Mô hình trồng nấm theo công nghệ Hàn Quốc sản xuất 1,2 tấn/ngày, cho doanh thu lên đến 43 tỷ đồng (năm 2019), mô hình liên kết chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn, mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp, mô hình sản xuất rau an toàn VietGAP..., cho thu nhập vài trăm triệu đồng/năm.
Trong những năm qua, nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao được xây dựng ở huyện Sóc Sơn.
Với việc triển khai tích cực xây dựng nông thôn mới, ban hành những chủ trương, chính sách tạo đột phá cho sản xuất, đến nay Sóc Sơn đã hình thành thêm 32 vùng sản xuất, hoàn thành quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.
Toàn huyện có 219 HTX, trong đó 155 HTX nông nghiệp, thành lập 76 tổ hợp tác, 30 nhóm sản xuất tăng cường liên kết nông dân phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đối với vấn đề môi trường, Sóc Sơn đã xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải rắn. Theo đó, 100% các xã thành lập tổ tự quản bảo vệ môi trường, kết quả là 98% lượng rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gom xử lý tại bãi rác tập trung.
Nhân dân xã Nam Sơn hưởng ứng trồng hoa trên các tuyến đường do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Sóc Sơn phát động.
Chủ quán cà phê ở Vũng Tàu lý giải việc nhân viên vứt loạt bao rác xuống biển Liên quan đến vụ nhân viên quán cà phê Heaven có hành vi vứt hàng loạt bao tải rác xuống biển, cơ quan chức năng TP. Vũng Tàu đã làm việc với chủ cơ sở. Ông Nguyễn Ngọc Hiền - chủ quán cà phê cho biết, rác trôi vào kè của quán nên cho nhân viên thu gom vào các bao tải đen....