Vợ muốn tìm cách để chồng năng động, thay đổi
Chồng em vốn không năng động, công việc của cơ quan thì ít nhưng chấp nhận sự an nhàn với đồng lương 6 triệu đồng/tháng. Thực ra em đã ngán ngẩm từ lâu nhưng dù góp ý ra sao, chồng em cũng không thay đổi.
Chị Thanh Tâm thân mến!
Nhiều lúc em thấy tủi thân. Em cứ nghĩ, vì 2 con, em sẽ vượt qua tất cả, tiếp tục chung sống với chồng. Em vẫn muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này. Em mong sẽ có một điều thần kì xuất hiện để thay đổi cuộc hôn nhân hiện tại.
Hôm trước, tình cờ 1 chị đồng nghiệp ngồi cạnh phát hiện ra việc em và chồng xưng hô với nhau là “tôi – anh”. Chị ấy tỏ ra rất ngạc nhiên, vì vợ chồng chị lấy nhau hơn 20 năm, từng “cơm không lành, canh không ngọt” nhưng anh chị chưa từng nghĩ tới chuyện gọi nhau là “anh” và “tôi”. Tình cảm đã không còn, nên với em, dù gọi nhau là gì cũng thấy chẳng còn ý nghĩa. Nhưng khi nhìn các gia đình khác, em lại thấy cuộc sống vợ chồng của mình thật nhạt nhẽo.
Lý do tại ai? Tại cả hai. Tại không hợp tính cách, mẹ chồng nàng dâu không hợp, tại đủ thứ trên trời và tóm lại, 2 vợ chồng em khắc khẩu nên việc gọi nhau là “tôi” và “anh” cho tiện… cãi nhau. Em và chồng đều là người có học, công tác ở cơ quan nhà nước nhiều năm. Vậy mà, chồng em cứ mở miệng là nói: “Cô thì biết cái gì”. Mẹ chồng em cũng thêm vào câu: “Đúng là cái đồ vô học!”. Những câu nói làm tổn thương nhau, chẳng phải chỉ nói trong một vài lần cãi vã mà nó xuất hiện hàng ngày. Chồng thì nói vợ, mẹ chồng thì bênh con mình chằm chặp, can thiệp vào mọi việc, từ quản lý tài chính: “Mày đưa hết tiền cho cái con vô học ý, rồi ngửa tay xin từng đồng vậy mà không thấy nhục à?”. Trong khi chị biết không, em là người gánh vác, lo toan mọi việc trong gia đình, từ giỗ chạp tới thăm hỏi… Rồi tiền chi tiêu ăn uống, điện nước trong gia đình. Vậy em lấy lương của chồng để đóng học cho con, đi chợ… thì có gì là sai? Chồng em vốn không năng động, công việc của cơ quan thì ít, nhưng chấp nhận sự an nhàn với đồng lương 6 triệu đồng/tháng ấy. Thực ra em đã ngán ngẩm từ lâu nhưng dù góp ý ra sao, chồng em cũng không thay đổi. Em chấp nhận việc có nhiều góp nhiều, có ít góp ít. Vậy mà mỗi khi mẹ chồng tham gia, chồng em được đà mắng em, đòi giữ lương để chi tiêu cá nhân.
Rồi như việc, chồng em đi làm cả tuần, chỉ cuối tuần là có thời gian nghỉ ngơi. Hai con đều đang ở độ tuổi cần dạy dỗ. Nhưng cứ nhoắng cái bố nó đã ra đầu ngõ uống bia với bạn. Đến khi em nói thì chồng lại biện minh: “Thằng Hiếu nó cứ gọi tôi ra, không ra nó nói lại ngại”. Em bực quá mới nói: “Lão ấy có phải bố anh đâu mà bảo gì cũng phải nghe!”. Vậy là chúng em lại cãi nhau.
Cuộc sống của em cứ vậy đấy. Em không muốn sống cùng chồng nữa. Nhưng 2 đứa con, 1 đứa sắp vào cấp ba, 1 đứa chuẩn bị lên lớp 1, em vẫn mong muốn chúng có 1 gia đình. Mẹ chồng tuy không ưa gì em nhưng vẫn rất quý các cháu. Nên em cố ngậm ngùi sống tiếp, hạn chế gây mâu thuẫn. Đã từ rất lâu, khéo phải 5 năm rồi, chúng em gọi nhau là “Cô – tôi/ Anh – tôi” để khi cãi nhau, đỡ mất công thay đổi chủ ngữ. Tại sao em đã rất cố gắng, nhưng kết quả vẫn khiến trái tim mình bị tổn thương?
Video đang HOT
Thanh Huyền (Phú Thọ)
Thanh Huyền thân mến!
Hai em đã đến với nhau, gắn bó và có 2 đứa con. Con cái đều đang ở độ tuổi nhạy cảm, 1 bạn lên cấp 3 đang tuổi dậy thì, 1 bạn cần chăm chút, dạy dỗ để bước vào lớp 1. Cả 2 con đều cần sự chăm sóc và quan tâm của bố mẹ. Đây là sợi dây gắn kết gia đình em. Vì thế hãy cùng làm những điều tốt nhất dành cho 2 con.
Con người thường không muốn thừa nhận sự lép vế của mình trong gia đình, nhất là trong thu nhập. Người mẹ chồng càng không muốn mình bị đánh giá là sống phụ thuộc vào con dâu. Có khi nào em nghĩ, chồng của em – anh ấy cũng đang có nhiều nỗi lòng và sự tổn thương không kém? Có khi nào cả 2 chia sẻ cho nhau những suy nghĩ thật lòng mình mà không có sự chì chiết hay tức giận? Thanh Tâm nghĩ, khi cả 2 đều muốn tốt cho gia đình, muốn tốt cho nhau và cho bản thân mình, họ sẽ cùng thay đổi.
Chúc các em sớm tìm được sự sẻ chia, đồng cảm. Đến lúc đó, tự khắc mẹ chồng em không còn chêm vào những câu khó nghe nữa.
Nửa năm chồng đòi thay đến 4 người giúp việc, biết nguồn cơn thật sự phía sau, cô vợ có quyết định đanh thép khiến anh cuống quýt hối lỗi
Chẳng người giúp việc nào trụ được quá 2 tháng vì Long vô cùng khó tính và bắt bẻ. Nhiều lần Ánh góp ý với chồng mà Long không thay đổi.
Xưa nay nhiều người đàn ông luôn mặc định việc nhà và chăm sóc con cái là phận sự của phụ nữ. Nhưng căn cứ vào đâu để họ đưa ra nhận định như vậy thì dường như chẳng ai nói rõ được. Khi mà gia đình là của hai người, hôn nhân cũng phải mỗi người đóng góp một nửa.
Ánh (27 tuổi) chia sẻ cô và Long kết hôn được nửa năm nay nhưng hai người đã vừa trải qua một cuộc "cách mạng hôn nhân".
"Kết thúc chuyến du lịch trăng mật trở về, tôi lập tức bàn với chồng chuyện thuê người giúp việc. Anh bảo không muốn sống chung với người lạ trong nhà, sợ những phiền phức và rắc rối sẽ gặp phải khi thuê người giúp việc. Tôi thì kiên quyết thuê người vì công việc khá bận, hết giờ làm tôi muốn được nghỉ ngơi, dành thời gian cho bản thân", Ánh nói.
Long không thuyết phục được vợ, đành phải đồng ý. Nhưng chẳng người giúp việc nào trụ được quá 2 tháng vì Long vô cùng khó tính và bắt bẻ. Nhiều lần Ánh góp ý với chồng mà Long không thay đổi.
Ảnh minh họa
Cuối cùng quá mệt mỏi Long bảo Ánh không tìm người nữa mà tự làm việc nhà. Cô nghĩ một lúc lâu rồi chấp nhận đề nghị của chồng. Cô bắt tay vào phân chia việc nhà, ai ngờ chưa kịp nói hết câu thì Long đã giật mình sửng sốt:
"Ơ em buồn cười nhỉ. Việc nhà, nội trợ, bếp núc vốn là của phụ nữ. Anh rảnh anh giúp được chừng nào hay chừng đó, mà anh không giúp thì em cũng phải tự làm cho chu toàn chứ? Làm gì có chuyện chia chác, san đôi ở đây".
Lần này đến lượt Ánh ngạc nhiên. Long có thời gian tu nghiệp ở nước ngoài 2 năm, cô chưa bao giờ nghĩ anh còn giữ suy nghĩ và quan niệm cổ hủ đến thế. Cũng đến lúc này Ánh mới biết Long cố tình đuổi khéo người giúp việc. Khi trước mới cưới anh không muốn làm mất lòng vợ, đành cố chiều theo ý Ánh. Thực tâm trong lòng anh vẫn luôn cho rằng việc nhà và chăm sóc con cái là trách nhiệm của phụ nữ. Ánh đòi thuê người nghĩa là đang muốn lười biếng, trốn tránh trách nhiệm.
"Chẳng phải phụ nữ các em sẽ thấy hạnh phúc và vui vẻ khi được tự tay chăm sóc cho người mình yêu thương hay sao? Anh chỉ mong được ăn những bữa cơm vợ đích thân nấu, được ở trong ngôi nhà có bàn tay sắp xếp, lau chùi của vợ...", Long thuyết phục Ánh bằng những lý lẽ hoa mỹ và lãng mạn.
Hiểu thấu suy nghĩ thật sự trong lòng chồng, Ánh thẳng thắn đưa ra quan điểm:
"Thôi anh ạ, em không bị lừa bởi mấy lời đường mật ấy đâu. Điều gì cũng phải đến từ hai phía. Anh muốn được vợ chăm lo thì em cũng muốn được chồng săn sóc, quan tâm. Căn nhà này là của chung, trách nhiệm và tình cảm mà chúng ta đặt vào phải là ngang nhau. Em cũng muốn nấu cho chồng ăn, muốn tự tay trang trí nhà cửa, cắm bình hoa, làm mẻ bánh... Với điều kiện là em phải được yêu thương, san sẻ và tôn trọng.
Em nói lần này là lần cuối cùng nhé. Phận sự của phụ nữ, ngoài duy nhất chuyện mang thai, sinh con và cho con bú - đó là những việc mà trời sinh đàn ông không thể làm - còn lại mọi chuyện trong nhà đều thuộc trách nhiệm chung của hai vợ chồng không riêng một ai. Em và anh đều đi làm kiếm tiền, nửa đêm anh hoàn toàn có thể dậy pha sữa cho con, tan tầm về anh hoàn toàn có thể bò ra lau nhà, lao vào bếp nấu nướng nhễ nhại mồ hôi".
Ảnh minh họa
Ánh chia sẻ có thể mọi người sẽ cho rằng cô quá gay gắt và quyết liệt. Nhưng cô tin rằng tìm ra cách thức chung sống với nhau ngay từ đầu sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều cho hôn nhân. Hiện tại cô nhân nhượng và nhún nhường chồng, chấp nhận làm việc nhà với hy vọng dần dần anh sẽ đổi khác, sợ rằng sau này mọi thứ sẽ càng rối ren hơn nữa.
Sau tuyên bố ấy Ánh tạm thời dọn đồ ra ngoài để cả cô và Long có thời gian yên tĩnh suy nghĩ, sắp xếp lại mọi thứ. Một tuần sau, Long chủ động đề nghị một cuộc nói chuyện nghiêm túc và thẳng thắn. Anh thừa nhận điều Ánh nói là đúng, đồng thời xin lỗi và mong cô trở về.
Thiết nghĩ sự gay gắt, cứng rắn ngay từ đầu của Ánh không hề sai. Có một sự thật là nhiều người phụ nữ vì tình yêu với chồng, họ nghĩ "chỉ chút chuyện nhà, vợ chồng cần gì phải so bì, tị nạnh với nhau". Và những người vợ ấy luôn nhận hết phần việc về mình.
Một tháng, vài tháng không sao, qua một năm, vài năm, vừa đi làm vừa chăm sóc con nhỏ lại đủ thứ việc không tên dồn lên người, liệu ai còn có thể vui vẻ? Lúc này thì người chồng đã quen với cảnh tượng vợ cáng đáng tất cả. Cuộc sống lúc ấy đối với người vợ sẽ chỉ là tủi thân và nước mắt. Nội trợ, cơm nước, chăm con - đúng là những việc không lớn thật nhưng lại thực sự đủ sức nhấn chìm một người phụ nữ.
Hoảng hốt khi vợ tương lai lên kế hoạch tổ chức đám cưới với chi phí 500 triệu đồng mà trong tay không có đồng nào Trong khi tôi chủ trương chuyện cưới xin đơn giản tiết kiệm thì vợ tương lai lại muốn có một đám cưới thật hoành tráng làm tôi phát hoảng. Tôi và Tuyết yêu nhau được 3 năm nay, tình yêu của hai đứa rất sâu đậm. Chúng tôi cùng sống ở thành phố sầm uất nhưng gia cảnh của cả hai bên gia...