Vợ muốn nhận con nuôi ở tuổi xế chiều
Vợ tôi muốn nhận một đứa con nuôi nhưng tôi lưỡng lự, bởi chúng tôi không còn trẻ cho việc chăm sóc một đứa trẻ mới chào đời…
Vợ chồng tôi cưới nhau gần 22 năm, do hiếm muộn nên chưa có con. Suốt chừng đó thời gian, chúng tôi đã nỗ lực tìm cách chạy chữa khắp nơi nhưng đều vô vọng. Hầu như tiền bạc làm được dồn hết cả vào việc kiếm một đứa con mà không thành.
Cách đây năm năm, tôi bàn với vợ sẽ dừng việc chữa trị hiếm muộn bởi tốn tiền mà không có kết quả gì. Tiền bạc và thời gian đó dùng để tận hưởng cuộc sống có lẽ chúng tôi sẽ hạnh phúc hơn.
Vợ chồng tôi đã tốn nhiều thời gian và tiền bạc để kiếm một mụn con nhưng không có kết quả. Ảnh minh hoạ
Tôi nghĩ, một đứa con không phải là yêu cầu bắt buộc đối với một cuộc hôn nhân nếu người trong cuộc không suy nghĩ nặng nề và có đủ tình yêu thương. Vợ tôi cũng đồng ý với phương án đó.
Từ đó, cuộc sống của vợ chồng tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, không phải lo âu tính toán tiền bạc, tất tưởi tìm đến những địa chỉ chữa hiếm muộn được giới thiệu. Tôi đưa vợ đi du lịch nhiều hơn, dành thời gian cho những sở thích cá nhân lâu nay bị bỏ quên. Tôi dự định sẽ tiết kiệm tiền để dưỡng già và lo hậu sự sau này là ổn.
Tưởng chừng, vợ tôi sẽ hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng ba tháng trước, cô ấy lại thay đổi ý định muốn nhận một đứa bé làm con nuôi. Vợ bảo, chúng tôi có thể tìm một đứa bé mới sinh rồi làm thủ tục nhận con. Nuôi dưỡng một đứa trẻ từ lúc mới lọt lòng thì khi chúng lớn lên sẽ xem mình chẳng khác gì cha mẹ ruột.
Video đang HOT
Thật sự, tôi rất lo, bởi chúng tôi không còn trẻ cho việc bắt đầu nhận nuôi một đứa trẻ mới chào đời. Vả lại việc nhận con nuôi cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.
Ngay trong dòng họ, chú tôi cũng bị hiếm muộn có nhận nuôi một đứa bé trai từ khi mới được năm ngày tuổi. Chú thím đón con từ bệnh viện ở một tỉnh xa ngàn cây số qua lời giới thiệu của người quen với hy vọng khi lớn lên, con sẽ không nghĩ đến việc tìm lại ba mẹ ruột.
Khi ấy, vợ chồng chú thím mới hơn 30 tuổi nhưng khá vất vả nuôi con vì đứa bé sức khoẻ yếu. Sau này, đến tuổi đi học, chú thím nhiều lần lao đao vì nó nghịch ngợm đủ đường. Nhờ có địa vị và tiền bạc, chú lo được một việc làm ổn định rồi cưới vợ cho nó yên bề gia thất.
Chú thím cứ hy vọng sẽ được nhờ con và vui mừng khi con chưa một lần hỏi han về gốc gác của mình. Nhưng con trai lấy vợ rồi, chẳng thèm đoái hoài gì đến ba mẹ nuôi nữa. Con nghe lời vợ, nhất quyết đòi ra ở riêng cho tự do. Chú thím khuyên can không được đành bỏ tiền mua nhà cho con.
Từ ngày ra riêng, con ít khi về nhà, chú thím có đau ốm cũng không có một lời hỏi thăm chứ đừng nói chăm nom. Về già, chú thím tôi tự chăm nhau rồi thuê người giúp việc đỡ đần và vai trò của đứa con nuôi gần như không tồn tại.
Vợ tôi bỗng dưng muốn nhận con nuôi khi đã bước sang tuổi ngũ tuần. Ảnh minh hoạ
Nhìn thấy cảnh đó nên chưa bao giờ trong suy nghĩ của tôi có ý định sẽ xin con nuôi. Không phải tất cả các trường hợp nhận con nuôi đều vậy, nhưng tôi nghĩ câu “ khác máu tanh lòng” có lý.
Tôi cũng phân tích cho vợ như thế nhưng cô ấy không đồng tình còn trách tôi không lo cho tương lai. Vợ tôi muốn có cảm giác làm mẹ, bế ẵm chăm sóc nuôi nấng một đứa trẻ và để nhờ vả sau này.
Tôi rất hiểu và thương vợ nhưng không muốn tự chuốc nỗi khổ vào mình. Nhiều người có con cái đuề huề đến khi về già cũng tự lo lấy thân, đâu có nương tựa được gì. Tôi không biết phải nói thế nào để vợ tôi hiểu. Cô ấy đang xúc tiến việc tìm một đứa trẻ sơ sinh khi sắp bước qua tuổi ngũ tuần.
Tôi chết lặng khi vô tình biết bí mật của bố mẹ về người anh nuôi
Tôi thấy cách mẹ đối xử với anh nuôi chẳng khác gì con đẻ, thậm chí còn tốt hơn cả tôi. Nhưng đến khi bí mật bị lộ, tôi càng bàng hoàng, sửng sốt.
Tôi không biết bố mẹ nhận nuôi anh từ khi nào, chỉ biết khi tôi lớn lên thì đã có anh bên cạnh rồi. Bố mẹ tôi cũng chẳng sinh thêm con, chỉ nuôi mỗi anh em tôi và chăm sóc, bảo vệ rất chu đáo. Nhưng giới hạn của chúng tôi cũng được phân chia rất rõ. Tôi vẫn nhớ như in cái cách mà bố luôn bảo với tôi rằng đấy không phải anh ruột tôi, chỉ là anh nuôi, là một đứa trẻ tội nghiệp được bố mẹ nhận nuôi mà thôi. Và đứa trẻ ấy không có cha mẹ ruột. Bố nói một cách hằn học, còn mẹ lặng thinh ngồi bên cạnh.
Càng trưởng thành, tôi càng cảm thấy cách bố mẹ đối xử với chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Mẹ luôn bảo vệ, cưng chiều anh hơn tôi. Còn bố thì ngược lại. Nhưng tôi nghĩ đơn giản rằng chắc mẹ thấy thương anh vì hoàn cảnh anh đặc biệt, tội nghiệp. Còn bố là đàn ông, bố thương con gái hơn cũng là điều dễ hiểu.
Chỉ là càng lúc, mẹ càng phân biệt đối xử hơn. Bà lúc nào cũng lo nghĩ cho con trai nuôi thay vì con ruột. Anh tôi đậu đại học, mẹ đi lên tận thành phố, tìm chỗ trọ, mua đầy đủ vật dụng cần thiết cho anh. Tôi còn thấy mẹ lấy tiền giấu giếm bố mua cho anh cái xe tay ga cho bằng bạn bằng bè. Mỗi tuần, anh về chơi, mẹ cũng chẳng cho anh đụng vào công việc nhà mà luôn bắt tôi làm hết. Bố mẹ nhiều lần cãi nhau vì điều đó.
Trong khi đó, tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. (Ảnh minh họa)
Anh nuôi cũng biết thân biết phận lắm. Anh không bao giờ vòi vĩnh bất cứ thứ gì. Thậm chí anh còn có cuốn sổ, ghi chép tỉ mỉ những khoản tiền mà bố mẹ bỏ ra cho anh. Anh nói rằng sau này đi làm kiếm tiền sẽ trả dần dần số tiền ấy.
Dù đang học năm 4, anh vẫn đi làm thêm, kiếm tiền tự trang trải cuộc sống và gửi cho tôi một triệu tiêu vặt. Anh nói với anh, tôi chính là ruột thịt, là người thân thiết, là em gái ruột chứ không phải người dưng như bố tôi vẫn hay nhắc nhở. Tôi thương anh mình lắm. Anh trưởng thành quá khiến tôi chạnh lòng.
Nhưng tôi không thích cách mẹ giấu tiền gửi cho anh. Trong khi đó tôi xin tiền mua tài liệu, hoặc đi học thêm, mẹ đều không cho. Bà nói tôi tự đi làm thêm kiếm tiền như anh rồi muốn làm gì thì làm. Tôi xin chiếc xe ga, mẹ chỉ mua cho chiếc xe số. Bố tôi bực mình quá đem chiếc xe đi đổi lại, chấp nhận mất tiền oan. Cách mẹ đối xử với anh cứ như anh là con ruột, còn tôi mới là con nuôi vậy.
Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa? (Ảnh minh họa)
Cho đến đêm qua, nửa đêm khát nước, tôi xuống tầng dưới uống nước thì vô tình nghe cuộc nói chuyện khá gay gắt giữa mẹ và bố. Bố giận dữ bảo mẹ để anh nuôi ra trường rồi tự thuê nhà ở riêng, ông không muốn thấy anh nữa. "Cứ thấy nó càng lớn càng giống gã đàn ông đó, tôi không chịu được". Bố to tiếng. Mẹ tôi khóc sụt sùi, trách bố không chịu bỏ qua lỗi lầm cũ của mẹ, dằn vặt mẹ suốt mấy chục năm qua. Bố tôi cay cú hỏi vặn lại mẹ cách bà đối xử giữa tôi với con riêng của mình, có thấy quá phân biệt không?
Tôi điếng người. Gì thế này? Vậy là anh nuôi không phải con nuôi, không phải đứa trẻ nào bị bỏ rơi, mà là con riêng của mẹ. Và bố đã chấp nhận điều đó, nuôi dưỡng anh suốt 22 năm qua.
Tôi về phòng, trong đầu rối bời. Không biết anh tôi có biết chuyện này hay không? Tự dưng tôi lại thấy thương anh nhiều hơn. Tôi cũng thương bố. Còn mẹ, tôi vừa thương vừa giận. Nếu bà đối xử công bằng hơn với tôi, có lẽ bố đã không gay gắt với anh. Và một phần, có lẽ nỗi đau bị phản bội vẫn còn nhói đau trong tim ông suốt mấy chục năm qua. Trong chuyện này, ai mới là người có lỗi? Tôi không biết sẽ đối diện thế nào với anh nuôi của mình nữa?
Chồng thay đổi chóng mặt những ngày ở nhà cách ly toàn xã hội, vợ sốc nặng khi biết nguyên nhân phía sau Càng nghĩ, My càng uất nghẹn, thương mình, thương các con. Nếu không có đợt nghỉ dịch này, không biết đến bao giờ, bộ mặt thật của chồng cô mới được lột bỏ... Vợ sốc khi phát hiện con người thật của chồng. (Ảnh minh họa) My và Hoàn yêu nhau từ thời sinh viên. Ra trường, đôi bạn trẻ quyết định tiến...