Vợ muốn đưa cho mẹ 10 triệu/tháng khi sống chung với bố mẹ vợ
Nếu sống riêng ở ngoài có thể chúng tôi sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho căn nhà tương lai.
Tôi 29 tuổi, bố mẹ mất sớm nên bản thân cũng lăn lộn vất vả để ăn học cho xong. Học xong đại học, tôi làm việc cho một số nơi, đến giờ làm nhân viên văn phòng của một công ty tư nhân. Tôi xuất phát điểm thấp, cộng với việc bản thân cũng không có tài năng gì nổi trội nên công việc văn phòng là phù hợp. Lương tôi 11 triệu, vợ tôi lương khá hơn một chút, 14 triệu. Chúng tôi kết hôn được hơn một năm và có với nhau một bé trai. Trước lúc cưới, tôi ở trọ, có một khoản tiết kiệm nho nhỏ chỉ đủ để lo tiền cưới, chưa đủ lực để mua nhà. Tôi muốn vợ chồng cưới xong thuê căn hộ nho nhỏ để ở, vợ lại sợ ở ngoài vất vả, cộng thêm việc bố mẹ vợ muốn chúng tôi ở cùng ông bà cho ông bà đỡ buồn. Có câu: “Xa thơm, gần thối”, cộng thêm định kiến ở rể khiến tôi suy nghĩ rất nhiều. Nhưng nhìn vợ, nhìn tình cảm bố mẹ vợ dành cho mình, tôi gật đầu đồng ý.
Vợ tôi rất tốt, biết lo toan cho gia đình nhỏ, chu đáo với cả bên nội (tôi còn chú dì cô bác ở quê) và ngoại (nhà vợ). Tôi cũng quý bố mẹ vợ, ông bà đối xử tốt với tôi. Tuy nhiên có phát sinh vấn đề về tài chính khiến tôi đang đau đầu mấy ngày nay. Hàng tháng tôi và vợ thống nhất tiền lương của tôi sẽ dành cho ăn uống, còn tiền của vợ để chi tiêu một ít, còn lại tiết kiệm. Chúng tôi dự định khi đủ điều kiện sẽ mua nhà và ra ở riêng. Trước tôi đưa cho mẹ 5 triệu để mẹ chi trả tiền ăn uống hàng tháng cho hai đứa (vợ chồng tôi ăn sáng, ăn trưa ở công ty). 5 triệu tôi đưa vợ trang trải các chi phí khác như tiền điện, nước, internet… Tôi chỉ giữ lại một triệu để tiêu vặt và đổ xăng, cuộc sống vẫn thoải mái.
Cách đây 4 tháng vợ sinh con, muốn tôi đưa thêm 5 triệu tiền ăn nữa cho mẹ. Dù hơi lăn tăn bởi giờ đây tiền gửi tiết kiệm hàng tháng của vợ sẽ giảm xuống, áp lực sẽ lại tăng lên, tôi vẫn vui vẻ đồng ý với cô ấy. Mấy hôm trước, tôi nghe vợ nói lại là mẹ nói chuyện riêng với cô ấy, muốn chúng tôi đưa thêm 5 triệu nữa (tổng 15 triệu) để trang trải chi phí gia đình vì sắp tới bà sẽ đủ tuổi về hưu, lương thấp đi, rồi bế cháu để vợ tôi đi làm trở lại. Về cơ bản, vợ tôi đồng ý bởi cô ấy thoáng tính và không nghĩ ngợi nhiều. Nhưng tôi thì không thể ngăn mình không suy nghĩ, đắn đo. Khi tôi nói: “Em và anh cần phải tính toán thật kỹ cho trường hợp này”; với một giọng khá nặng nề, vợ cau mày cho rằng tôi tiếc tiền và tính toán: “Ý anh là anh sẽ tính toán với bố mẹ”?
Tôi đã nghiêm giọng lại và chia sẻ ý kiến của mình với vợ: “Bố mẹ em cũng là bố mẹ anh, anh không tiếc tiền đối với bố mẹ, hơn nữa bố mẹ đối xử rất tốt với vợ chồng mình. Anh nỡ nào dám làm thế. Nhưng em nên nghĩ về việc gánh nặng bây giờ rất lớn, cho cả hai chúng ta. Với em, dù kiếm ra nhiều tiền hơn anh nhưng giờ đây khi kế hoạch tiết kiệm mua nhà không còn được duy trì đủ như trước, thêm vào đó, sắp tới con lớn hơn, chi phí cho con cũng tăng lên, chúng mình lấy đâu ra tiền để lo đây? Em sẽ đau đầu hơn, sẽ phải hạch toán tiền bạc cẩn thận hơn, sẽ phải tính toán nhiều hơn, tất nhiên áp lực sẽ nhiều hơn. Với anh, anh không muốn nhìn thấy em như vậy. Em sẽ buồn và lo lắng hơn mỗi khi nhìn thấy số tiền ít ỏi mà anh đưa về cho em. Rồi sẽ có lúc, áp lực đè nặng lên người giữ tài chính như em. Em sẽ cáu gắt và biết đâu một ngày sẽ giận anh vì anh chỉ là nhân viên văn phòng, sẽ không vui khi anh không thể kiếm thêm hỗ trợ cho em. Anh cần em hiểu suy nghĩ của anh và không được nghĩ như vậy về anh nữa”.
Video đang HOT
Thú thực, lòng tôi như lửa đốt. Tôi không có nhiều vốn và kiến thức để chơi chứng khoán, cũng không có thời gian để ra ngoài làm thêm bởi ở công sở 8 tiếng là giới hạn cần tuân thủ. Với năng lực có hạn, đã có lúc tôi nghĩ đến việc xin đi làm bưng bê thêm ở quán ăn vào buổi tối, hỗ trợ thêm cho vợ. Công việc văn phòng mà tôi đang gắn bó chính là tương lai của tôi, mục tiêu phát triển và thăng chức sau này cũng nằm ở đó cả. Cậu em duy nhất của vợ tôi sang năm cưới, tôi muốn nhân cơ hội đó để chuyển gia đình ra ngoài sống riêng dù vợ tôi và mẹ vợ không thích cho lắm.
Tôi hiểu rằng, nếu sống riêng ở ngoài có thể chúng tôi sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ cho căn nhà tương lai. Chúng tôi còn có kế hoạch dành riêng một số tiền nhỏ bỏ vào sổ tiết kiệm để sau này bố mẹ vợ về già có lúc cần đến. Thêm một cái sổ nữa với 500 nghìn đồng hàng tháng để phụ cho con chị gái tôi còn khó khăn ở quê, tôi muốn nó có tiền để được học đại học. Hôm nay, tôi sẽ đồng ý đưa cho mẹ thêm 5 triệu nữa. Có thể kế hoạch tiết kiệm sẽ phải tạm gác đi một thời gian chờ đến lúc chúng tôi ra ở riêng. Tôi muốn độc giả, những người có cái nhìn hợp lý và sáng suốt hơn, có thể tư vấn giúp, liệu tôi làm như thế có hợp lý hay không?
Theo Vnexpress
Trong buổi tiệc mừng mua xe ô tô 4 tỷ của nhà vợ, tôi cay đắng phát hiện ra sự thật...
Tôi cay đắng lấy xe bỏ về khi tiệc còn chưa tàn. Có lẽ, giờ tôi nên giải thoát cho vợ rồi.
Tôi là con nhà nghèo. Nhà tôi ở một vùng quê hẻo lánh. Bố mẹ tôi thuần nông nên chẳng có nổi một căn nhà vững chắc để ở. Lớn lên tôi tự nhủ phải kiếm một công việc thật tốt, mức lương cao để thoát nghèo, giúp bố mẹ.
Nhưng rồi tôi làm ở thành phố chưa được bao lâu thì mẹ tôi đổ bệnh, không ai chăm sóc. Chị gái tôi đã có chồng nên chỉ có thể chạy đi chạy về chứ không túc trực ngày đêm được. Bố tôi thì đau bệnh suốt. Bất đắc dĩ, tôi phải xin chuyển việc về một chi nhánh ở gần nhà với mức lương chỉ còn vài triệu bạc. Lúc đó chưa vợ mà tôi vẫn phải chi tiêu tiết kiệm vì phải dành tiền chữa bệnh cho mẹ tôi.
Rồi tôi gặp em. Em là y tá bệnh viện nơi mẹ tôi hay đến khám. Chúng tôi trao đổi số điện thoại để tiện nói về cách chăm sóc mẹ tôi. Sau đó, thấy em hiền lành, tôi tìm cách tán tỉnh và được em đồng ý.
Lúc đó, một thằng đàn ông như tôi cũng phải cay mắt trước những lời chân thành của em. (Ảnh minh họa)
Nhưng rồi khi đến nhà em chơi, tôi thật sự thấy choáng. Nhà em to rộng, tiện nghi đầy đủ. Bố mẹ em cũng là người có chức quyền chứ không như nhà tôi. Nói chung chúng tôi gần như không có bất cứ điểm nào chung cả. Mẹ em cũng tỏ thái độ không thích tôi ra mặt.
Chuyện tình của chúng tôi gặp trục trặc một thời gian. Tôi nhiều lần đòi chia tay nhưng em không chịu. Em còn nói muốn về phụ tôi chăm sóc mẹ, muốn được chia sẻ khổ cực cùng tôi. Lúc đó, một thằng đàn ông như tôi cũng phải cay mắt trước những lời chân thành của em.
Sau khi cưới, chúng tôi lại rơi vào cảnh cãi vã thường xuyên. Tất cả cũng vì vợ tôi không quen với nếp sống ở quê nghèo. Mỗi bữa cơm, em đều xăm xoi rồi chê bai. Sau đó em còn bảo tôi chở về nhà mình để ăn cơm cho ngon miệng. Tôi chiều vợ được vài lần thì đâm cáu nên nói em vài câu. Thế mà em giận dỗi, nói tôi không yêu thương vợ.
Còn chuyện chăm mẹ tôi thì em không làm được. Mẹ tôi dù không nằm liệt một chỗ nhưng đi lại hết sức khó khăn. Có hôm tôi đi làm về trễ, thấy mẹ ngồi tiểu trên giường, vợ thì lại nằm trong phòng bấm điện thoại. Tôi hỏi mẹ sao không gọi vợ tôi. Mẹ chỉ lắc đầu. Như thế có nghĩa là mẹ tôi có gọi nhưng vợ tôi không ra.
Có lẽ tôi nên trả tự do cho vợ rồi. (Ảnh minh họa)
Mới đây, nhà vợ tôi tổ chức tiệc mừng mua được xe ô tô hơn 4 tỷ. Vợ tôi bảo tôi chở đến sớm để phụ dọn dẹp, đón khách. Tôi không muốn đến nhà vợ nhiều vì ở đây tôi không được chào đón. Khi khách khứa đang hát hò thì tôi nhận được điện thoại của chị gái. Chị bảo tôi về trông mẹ để chị còn chở cháu về nhà.
Tôi đi tìm vợ thì nghe thấy tiếng mẹ vợ vọng từ trong phòng ra. Có lẽ họ nghĩ tôi vẫn đang ngồi nhậu bên ngoài, tiếng nhạc lại to nên họ nói rất to. "Mày ly dị nó đi. Đàn ông mà lương tháng vài triệu, còn thua thằng bảo vệ thì làm gì được? Về đây mẹ nuôi rồi mẹ tìm cho thằng khác tốt hơn". Vợ tôi thì giãy nảy: "Con không chịu đâu, con yêu anh ấy, con chỉ không thích ở cùng mẹ anh ấy và ở cái nhà chật chội thiếu thốn ấy thôi. Hay mẹ cho con tiền, con mua cái nhà khác ở cho sướng".
Nghe xong, tôi cay đắng dắt xe về khi chưa tan tiệc. Có lẽ tôi nên trả tự do cho vợ rồi. Tôi không thể chịu được cảnh bị khinh thường như thế này nữa.
Theo Afamily
Mẹ vợ bị tai nạn gãy chân, chồng nói một câu vợ quyết định ly hôn ngay lập tức Hoa quyết định dắt con ra bến xe ngay trong đêm, chỉ để lại cho chồng một tin nhắn đề nghị ly hôn. Trong 5 năm về làm dâu, Hoa luôn cố gắng làm tròn vẹn chữ hiếu với gia đình nhà Quân. Cô luôn hết lòng kính trọng bố mẹ chồng, chu toàn cúng đơm giỗ tết đâu ra đấy, cuối tuần...