Vỡ mộng nơi “đất hứa”
Những tưởng sẽ có cơ hội đổi đời khi đi xuất khẩu lao động tại Thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út, thế nhưng giấc mơ của 12 công nhân Việt Nam bỗng chốc tan thành mây khói khi bị “đày” tới một vùng hoang mạc xa xôi. Bị bỏ đói, bị đe dọa, đánh đập khi từ chối làm việc do điều kiện lao động không đúng như trong hợp đồng, những công nhân này hiện vẫn chưa có lối thoát.
Những gương mặt lo lắng của thân nhân các lao động đang bị bỏ đói tại Ả rập Xê út
Lời cầu cứu đến từ sa mạc
Cả 12 lao động nói trên đều xuất thân là những nông dân nghèo ở các tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh. Theo hợp đồng mà họ đã ký với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1) thì 5 trong tổng số 12 công nhân sẽ được làm việc theo đúng chuyên môn là lái máy xúc, thợ xây và hàn xì. Số còn lại sẽ được bố trí làm công nhân đóng gói sản phẩm trong nhà máy và tất cả số lao động này đều được làm việc tại Thủ đô của nước sở tại.
Ngày 25-10-2011, những công nhân này được HICC1 đưa lên máy bay và có mặt ở nước bạn. Thế nhưng oái oăm là thay vì được đưa tới Thủ đô Riyadh thì họ lại bị chuyển tới sa mạc cách đó hơn 800km. Công việc cũng hoàn toàn trái ngược với điều khoản trong hợp đồng, họ phải làm công việc của những nông dân với điều kiện vô cùng khắc nghiệt, đó là đi đào hố trồng cây chà là. Cả 12 lao động này cũng không có nơi ăn chốn ở. Hàng ngày họ chui rúc trong những chiếc lều bạt dựng ngoài trời, không chăn chiếu và tạm bợ giữa sa mạc hoang vu.
Quá bất ngờ vì thực tế khác xa với những lời hứa hẹn từ lúc ở Việt Nam của HICC1 nên chỉ sau đó 1 ngày tất cả các lao động đều gọi điện về nhà cho người thân cầu cứu. Trong lúc chờ đợi được giúp đỡ thì cả 12 lao động đều cố gắng làm việc để kiếm cái ăn. Tuy nhiên, sự cố gắng này cũng chỉ kéo dài được 2 tuần vì phải lao động quá vất vả. Sau đó thì tất cả đều đình công vì không thể chịu đựng nổi điều kiện sống tạm bợ, khắc nghiệt ở sa mạc, nơi mà nhiệt độ ban ngày lên tới hơn 40 độ C còn đêm thì tụt xuống âm 20 độ C.
Thêm một bi kịch nữa là do đình công nên chính họ lại phải chấp nhận tình trạng bị bỏ đói do chủ sử dụng lao động kiên quyết cắt nguồn lương thực. Không tiền, không quen biết, không có ngoại ngữ, đã nửa tháng nay, những lao động này chẳng biết bấu víu vào đâu ngoài những cuộc điện thoại khẩn thiết thúc giục người nhà tìm cách đưa họ trở về.
Video đang HOT
Lo cho con em mình, thân nhân của 12 lao động nói trên liên tục tới trụ sở của HICC1 đề nghị có biện pháp giải quyết cho người nhà của họ. Thế nhưng câu trả lời mà họ nhận được mãi vẫn chỉ là những lời hứa chung chung. Ông Nguyễn Văn Phú, ở Tứ Kỳ, Hải Dương có 2 người con cùng đang “mắc kẹt” tại Ả rập nói: “Nhà tôi có một con trai, một con rể đều đang lang thang đói khát ở bên đó. Mấy hôm nay, anh em nó gọi về liên tục. Nghe con nói qua điện thoại, tôi chỉ biết khóc. Bây giờ tôi chẳng cần tiền nong gì nữa, chỉ cần họ trả con về cho chúng tôi thôi”.
Anh Phí Mạnh Tiệp, cha của công nhân Phí Mạnh Vũ, trú tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất thì hết đứng lại ngồi: “Cháu nhà tôi điện về cho biết chúng nó bị bỏ đói mấy ngày nay. Ngôn ngữ bất đồng, tiền không có, lại ở nơi hẻo lánh xa xôi. Nếu HICC1 không có biện pháp can thiệp sớm thì không biết sẽ thế nào”.
Không biết phải làm gì, những công nhân Việt Nam này thậm chí đang phải tính đến nước liều cuối cùng là bảo nhau cố tình phạm pháp để “được” cảnh sát Ả rập Xê út bắt bỏ tù. Bởi theo họ, bị đi tù thì còn có cái mà ăn và có thể còn được trục xuất về nước chứ cứ lang thang thế này sớm muộn cũng chết. Không chết vì rắn rết cắn thì cũng chết vì lạnh, đói rũ xác ngoài sa mạc.
“Chúng tôi có sai sót”
Đó là sự thừa nhận của ông Trần Văn Bình, Giám đốc Trung tâm Xuất khẩu lao động HICC1. Trong cuộc trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô, ông Bình cho biết: “So với những điều khoản trong hợp đồng thì công ty có sai sót khi thực tế các lao động Việt Nam không được làm đúng công việc như đã ký kết”. Tuy nhiên theo ông Bình thì những sai sót đó chỉ mang tính “câu chữ” chứ bản chất công việc thì không có gì thay đổi vì hợp đồng ghi rõ là làm trong một công ty nông nghiệp. Ông Bình lập luận: “Lao động ký hợp đồng là sang đó làm công nhân đóng gói sản phẩm, nhưng chưa có thu hoạch thì lấy đâu ra sản phẩm để đóng gói. Do đó họ phải đi trồng cây trước thì mới có sản phẩm để thu hoạch và đóng gói như đã nói”.
Về lý do có 5 công nhân ký hợp đồng làm ngành nghề khác nhưng vẫn bị đưa ra sa mạc bắt trồng cây, ông Bình lý giải: “Đó là vì các lao động Việt Nam muốn ở tập trung với nhau nên họ tự nguyện bỏ công việc đã ký. Bởi nếu làm đúng công việc thì họ sẽ bị phân đi làm tại các công trình xây dựng rất xa nơi ở của cả đoàn”
Phản bác lại quan điểm này, ông Nguyễn Văn Thọ, cha của lao động Nguyễn Văn Trung nói thẳng: “HICC1 chỉ làm việc qua môi giới rồi ký hợp đồng lao động chứ không đi thực tế thị trường bên đó. Thế nên mới có chuyện hợp đồng ký một đằng, thực tế làm một nẻo. Nếu biết phải đi trồng cây ngoài sa mạc thế này chắc chắn không ai dại gì mà ký cả. Đã thế lúc xảy ra sự cố, lao động kêu cứu nhưng công ty vẫn hết sức thờ ơ bởi không có người đại diện bên đó. Chính vì vậy, lao động không biết bấu víu vào đâu”.
Hiện tại, số phận của 12 lao động này vẫn chưa biết sẽ được định đoạt như thế nào. Nguyện vọng của thân nhân họ là yêu cầu HICC1 đưa con em họ về càng sớm càng tốt. Nếu không được thì đề nghị công ty chuyển công việc cho lao động tới một nơi làm mới với điều kiện làm việc đúng như hợp đồng đã ký. Tuy nhiên, theo ông Bình thì việc đưa lao động về nước là không thể thực hiện được bởi: “Thủ tục rất phức tạp. Chi phí đưa lao động sang là do phía Ả rập Xê út bỏ ra. Nếu chưa hết hạn hợp đồng mà đòi về là họ không chi trả. Chúng tôi đang cố gắng thuyết phục anh em cố gắng khắc phục khó khăn. Trường hợp xấu nhất là tất cả số lao động này sẽ bị cảnh sát sở tại tống giam và trục xuất. Lúc đó thì họ sẽ mất tất cả không được thanh toán bất cứ khoản tiền gì”. Thế nhưng, trách nhiệm của công ty trong việc ký hợp đồng sai lệch cho người lao động sẽ thế nào thì ông Bình lại không hề nhắc tới.
Theo ANTD
CÔN ĐỒ MIỆT VƯỜN (*): Giang hồ về phố mới
Từ khi tỉnh Bình Dương có thêm hai thị xã và TP mới, "miền đất hứa" này xuất hiện những băng nhóm thanh toán theo kiểu xã hội đen để cát cứ địa bàn
Cũng giống như ở Tiền Giang, chưa bao giờ trên địa bàn tỉnh Bình Dương lại dồn dập xảy ra những vụ "huyết chiến" như hiện nay. Hết đao kiếm rồi đến súng ngắn. Theo nhận định của đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương: "Những kẻ gây án trên địa bàn tỉnh gần đây là hết sức máu lạnh, tàn nhẫn!".
Hung khí của băng giang hồ từ TPHCM mang đến thị xã Thủ Dầu Một để đòi nợ đề bị công an tịch thu
Hàng nóng gặp máu lạnh
Đến nay, Dũng Ben, đối tượng bắn chết ông Phan Văn Lan, Giám đốc DNTN Lan Thảo (phường Định Hòa, thị xã Thủ Dầu Một), vào tối 6-5 vẫn đang lẩn khuất ngoài vòng pháp luật. "Chúng tôi đang ráo riết truy lùng Dũng Ben vì đối tượng đang có súng trong người, có thể gieo thêm tội ác"- thượng tá Trần Văn Chính, Trưởng Phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Bình Dương, nói. Đối tượng sai khiến sát thủ Dũng Ben bắn hạ giám đốc Phan Văn Lan là nghi can Phạm Tuấn Thành, quê Hải Phòng, cư ngụ Bình Dương. Chiều 9-5, Thành đầu thú thì chỉ vài giờ sau, thị xã Thủ Dầu Một lại rền vang tiếng súng của lực lượng cảnh sát khi vây bắt một băng giang hồ từ TPHCM mang nhiều mã tấu, đao... đến thị xã Thủ Dầu Một để đòi nợ đề.
Súng đang trở thành "vũ khí phổ biến" của những tay giang hồ ở Bình Dương. Ngay cả khi không tậu được súng thật thì cũng kiếm súng giả để ra oai. Ngày 11-4, lực lượng CSĐT Công an thị xã Thuận An (Binh Dương) đã bắt giữ Trần Văn Thạo (tức Thảo "ma", 28 tuổi), đối tượng chỉ huy vụ chém người khác rơi cánh tay. Thảo "ma" là tay giang hồ cộm cán ở khu vực Thuận An và địa bàn giáp ranh. Đối tượng này thường đứng ra dàn xếp mâu thuẫn giữa các băng nhóm, tuy nhiên, thu nhập chính là đòi nợ thuê. Thảo "ma" huy động dưới trướng mình nhiều đàn em rất hung hăng.
Tối 23-1-2011, do tranh giành địa bàn hoạt động với Lê Tuyến Thịnh (21 tuổi, quê Thanh Hóa), Thảo "ma" cùng hơn 20 đàn em dàn cảnh đụng xe với Thịnh tại khu phố Đồng An 2, phường Bình Hòa, Thuận An, sau đó bao vây chém Thịnh đứt lìa cánh tay. Sau hơn 2 tháng tập trung lực lượng truy xét, ngày 5-4, Công an thị xã Thuận An đã bắt giữ một đàn em của Thảo "ma". Đến rạng sáng 8-4, lực lượng trinh sát đã bất ngờ bao vây nhà Thảo "ma" ở phường Bình Chiểu, Thủ Đức (TPHCM). Bị động, Thảo "ma" cầm hai cây đao tử thủ trước cửa nhà. Tuy nhiên, ngay sau đó, đối tượng đã bị khống chế, tước vũ khí. Khám xét nhà Thảo "ma", cơ quan chức năng còn thu giữ nhiều hung khí và một cây súng giả.
Vì sao giang hồ quần hội?
Thượng tá Phạm Xuân Trường, quyền Chánh Văn phòng Công an tỉnh Bình Dương, khẳng định những băng nhóm thanh trừng lẫn nhau xảy ra liên tiếp ở thị xã Thủ Dầu Một trong những ngày qua chỉ là do mâu thuẫn trong làm ăn hay do lừa đảo kết quả đánh đề. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều người, hiện tượng giang hồ tranh hùng ở Bình Dương còn xuất phát từ nhiều lý do khác.
Phải nói rằng trong 5 năm gần đây, Bình Dương có sự phát triển vượt bậc về kinh tế-xã hội, nhất là công nghiệp. Số lượng công nhân lao động nhập cư liên tục tăng cao, quy mô dân số tăng. Đến nay, dân số Bình Dương gần 1,7 triệu người. Ngoài thị xã Thủ Dầu Một, đầu năm nay, Bình Dương có thêm hai thị xã là Thuận An và Dĩ An. Ngoài ra, TP mới cũng đang trong giai đoạn hoàn thành. Do đó, Bình Dương thực sự là "miền đất hứa" không chỉ cho những người làm ăn chân chính mà cả những băng nhóm bảo kê, đòi nợ thuê, giết người mướn... từ nơi khác tụ về. Điều dễ nhận thấy là lai lịch các tay máu lạnh cộm cán xuất hiện trong thời gian qua đều không phải là người gốc Bình Dương.
Trong khi Dũng Ben quê Tiền Giang, cư ngụ ở TPHCM thì Thảo "ma" đến từ Hưng Yên. Trong vụ lừa đề gây hỗn chiến ở thị xã Thủ Dầu Một, chiếc xe mang biển số TPHCM chở 15 giang hồ có "hộ khẩu" hỗn hợp: 5 đối tượng ở TPHCM, 2 Lâm Đồng, 2 Đồng Nai, 2 Bà Rịa - Vũng Tàu; còn lại mỗi tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Đắk Nông, Long An có một đối tượng tham gia băng nhóm này.
Tội phạm ngày càng phức tạp ở "miền đất hứa", để hỗ trợ lực lượng công an, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đang nhân rộng mô hình CLB phòng chống tội phạm, nơi tập hợp các "hiệp sĩ đường phố". Tuy nhiên, qua các vụ hiệp sĩ ở thị xã Thuận An bị côn đồ tấn công trọng thương rồi "hiệp sĩ" thị xã Thủ Dầu Một hy sinh khi truy đuổi tội phạm, gần đây ở huyện Bến Cát còn xuất hiện một nhóm giả danh CLB phòng chống tội phạm tấn công một dân phòng... cho thấy lực lượng này chưa đủ nghiệp vụ và không có công cụ hỗ trợ để giữ yên từng góc phố.
Sát thủ chưa sa lưới
Tình trạng xã hội đen tung hoành đang khiến không ít người dân thị xã Thủ Dầu Một lo sợ. Anh Lê Ngọc Hòa (44 tuổi) làm nghề sửa xe máy tại thị xã Thủ Dầu Một kể: Sáng 28-10-2010, anh đang sửa xe cho khách tại nhà mình, bất ngờ, một thanh niên xông vào cầm mã tấu xả thẳng xuống khiến cổ anh bị chém một nhát rất sâu, dài hơn một gang tay.
Chưa kịp đứng dậy, gã thanh niên đã chém nhát thứ hai vào đầu, anh Hòa đưa tay đỡ nên bị chém đứt bàn tay trái, sau đó "sát thủ" ung dung lên xe của đồng bọn bỏ đi, đến nay vẫn ung dung sống ngoài vòng pháp luật. "Kẻ thủ ác trên là một thanh niên lạ mặt có mâu thuẫn với tôi sau một vụ va quệt nhẹ trên đường phố cách đây hơn 1 năm"- anh Hòa khẳng định
Theo Người lao động
Những hình ảnh ấn tượng nhất tuần (30/10 - 5/11) Đánh bom đẫm máu ở Irac và Pakistan, núi lửa phun trào ở Indonesia, Nụ hôn qua hàng rào sắt ở biên giới Mỹ - Mexico... là những hình ảnh ấn tượng nhất tuần qua. Những nạn nhân sống sót sau trận động đất kinh hoàng ở Haiti hồi đầu năm 2010 đang "định cư" trong xác của một chiếc trực thăng ở...