Vợ mê mua sắm – chồng ưa tiết kiệm: Miệt thị, cãi vã chỉ sớm ly hôn – nắm được 3 cách này mới ngày càng giàu!
Sự trái ngược về quan điểm tiêu tiền có thể giết chết bất cứ cuộc hôn nhân nào.
Cho những ai chưa biết, tiền bạc là lý do hàng đầu khiến hôn nhân tan vỡ. Nhất là khi những quan điểm về chuyện tiêu tiền hay tiết kiệm trái ngược nhau, lâu dần hai vợ chồng sẽ mất đi tiếng nói chung, cảm thấy không được tôn trọng và xa cách dần. Cũng vì lẽ đó, mới đây một câu chuyện của đôi vợ chồng với sở thích xài tiền khác biệt trên Business Insider đã khiến nhiều người chú ý.
Số là nếu cô vợ có niềm đam mê với việc vung tiền để sắm sanh cho thỏa mãn thì anh chàng lại ưa chuộng “ăn chắc mặc bền”, cố gắng tiết kiệm đến mức tối đa. Thoạt nhìn qua, hai vợ chồng này có quá nhiều những xung đột về quan điểm xài tiền và kế hoạch tài chính khi liên tục cãi vã, nói dối hay dùng từ ngữ nặng nề với nhau.
Thế nhưng sau nhiều năm chung sống, cặp đôi dần giữ được hòa khí, vợ chồng vui vẻ bên nhau và ngày càng giàu có nhờ 3 nguyên tắc sau.
1. Luôn trung thực về tình hình tài chính
Trung thực chính là nền tảng vững chắc nhất cho mọi mối quan hệ. Ở khía cạnh tiền bạc, nó lại càng quan trọng hơn khi cả hai đã về một nhà, dùng chung một quỹ tài chính.
Trước khi gia đình ấm êm như hiện tại, cô vợ trong câu chuyện cũng thường xuyên nói dối về những khoản tiêu hoang của mình để tránh cãi vã không đáng có vì chồng ưa thích tiết kiệm. Song, sự thiếu trung thực ấy lại vô tình làm xung đột của hai người bị đẩy lên cao.
Lời nói dối xuất phát vì bất cứ lý do nào cũng có thể khiến niềm tin không còn mà tiền bạc đi tong dễ dàng. Bởi lẽ nó khiến vợ chồng không nắm rõ tình hình tài chính của gia đình, đưa ra những quyết định sai lầm trong chi tiêu. Cô vợ cố giấu những khoản vung tay quá đà, anh chồng biết thì lại “drama hóa” tình hình tài chính khiến cả hai cùng lo lắng, stress. Lâu dần, tiết kiệm và đầu tư để tiền đẻ ra tiền bỗng dưng trở thành điều quá xa vời đối với họ.
Thế nên, để tránh những mâu thuẫn về tiền bạc ngày càng lớn dần, hãy luôn thành thật với đối tác. Nó sẽ giúp vợ chồng hiểu rõ hơn về số tiền mình có, số tiền đã chi tiêu. Từ đó đưa ra những lựa chọn tiếp theo cho các mục tiêu tài chính chung.
2. Tôn trọng quan điểm xài tiền của nhau
Có lần, trong khi cãi vã gay gắt, cô vợ đã mỉa mai chồng bằng những từ ngữ nặng nề về thói quen tiết kiệm “bủn xỉn” của anh. Ngược lại, anh chồng cũng không thuộc dạng vừa, chê trách ngay chuyện vợ suy nghĩ như đứa “trẻ ranh” khi lấy hết 100 đô chỉ để mua kẹo.
Có thể, lời nói và nhận định của hai vợ chồng về nhau không sai, ngược lại còn đúng ở một mức độ nhất định. Song, sự thiếu tôn trọng lẫn nhau khiến cho mâu thuẫn về tiền bạc của họ ngày càng gay gắt hơn rất nhiều.
Lần cãi vã ấy khiến họ nhận ra thứ quan trọng nhất khi dùng chung một nguồn tiền là không phải tranh cãi cho bằng được ai thắng ai thua, ai xài tiền đúng hơn. Thay vào đó, họ có thể chọn cách khôn ngoan hơn là tìm ra điểm mạnh ở mỗi thói quen của từng người để áp dụng vào tài chính chung của gia đình.
Chẳng hạn như là một người ưa tiết kiệm, ông chồng luôn biết cảnh giác với những khó khăn tài chính tiềm ẩn. Điều đó giúp họ mua được nhà và dư dả một khoản cho tuổi già. Còn về phần cô vợ, nhờ thói quen sắm sanh điên cuồng, cô dư thừa khả năng chấp nhận những rủi ro tài chính mà ông chồng luôn quá sợ hãi như bán nhà đi để lời được 120k đô hay chấp nhận xài tiền đi du lịch, mua sắm đồ dùng đắt tiền nhưng tốt để cải thiện chất lượng cuộc sống, khiến họ có thể thoải mái hơn với mọi thứ.
Video đang HOT
3. Chấp nhận không phải lúc nào thói quen chi tiêu của mình cũng đúng
Sự tôn trọng và nhún nhường trong mối quan hệ khiến hai vợ chồng nhận ra không có thói quen tài chính nào ưu việt hơn cái kia cả. Đôi khi chỉ là do máu “hiếu thắng” khiến hai vợ chồng vô tình bỏ qua những khía cạnh tốt đẹp trong thói quen và quan điểm xài tiền của nhau. Điều này tất nhiên chẳng lợi lộc gì rồi.
Để giải quyết vấn đề trên, cặp vợ chồng chọn cách phải thừa nhận quan điểm xài tiền của bản thân không phải quan điểm duy nhất đúng. Nếu ông chồng chấp nhận nhượng bộ để vợ bán nhà, thì cô vợ cũng bắt đầu từ chối mua một số thứ, tiết kiệm 10% tiền lương như chồng hay làm. Nhờ chịu nhún nhường, tôn trọng đối phương, chỉ 5 năm họ đã gửi được vào quỹ tiết kiệm số tiền lên đến 60k đô.
3 nguyên tắc này không hề khó, bất cứ vợ chồng nào cũng có thể học hỏi và áp dụng. Chỉ cần trung thực xây dựng niềm tin tài chính cho nhau và quyết tâm thay đổi thói quen tiêu tiền cho phù hợp với những mục đích chung, chắc chắn vợ chồng bạn sẽ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, gia đình ngày càng giàu có.
Ảnh: Minh họa
Design: Mai Linh
Cách tiêu tiền khôn ngoan: 5 thói quen cần đặc biệt để ý
Điều chỉnh một vài thói quen và thiết lập kế hoạch tài chính sẽ khiến bạn trở thành một người tiêu tiền khôn ngoan hơn.
Tiêu tiền một cách khôn ngoan về cơ bản có nghĩa là tận dụng tối đa số tiền của bạn sao cho phù hợp nhất với những gì bạn cho là quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều hơn và đưa bạn đến con đường đạt được các mục tiêu tài chính sớm hơn. Điều chỉnh một vài thói quen và thiết lập mục tiêu tài chính có thể khiến bạn trở thành một người tiêu tiền khôn ngoan hơn.
1. Đi ăn hàng tất cả các ngày trong tuần
Bạn có thấy mình luôn ăn hàng trong các bữa trưa tại nơi làm việc hoặc đặt hàng vài lần một tuần không? Giả sử chi phí ăn trưa trung bình cho bạn là 50 nghìn đồng một ngày. Với 5 ngày mỗi tuần, một năm bạn đang chi 13 triệu đồng cho những bữa ăn trưa ở ngoài mỗi năm.
Cách tiêu tiền khôn ngoan:
Hãy cắt giảm một phần ba hoặc một nửa số tiền bạn chi cho bữa trưa và dùng số tiền còn lại để tự chuẩn bị bữa trưa từ nhà. Số tiền tiết kiệm được bạn có thể đầu tư cho các khoản mục khác cần thiết hơn.
Việc tự chuẩn bị đồ ăn không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn giúp bạn kiểm soát tốt những gì mình đang nạp vào cơ thể. Cùng với việc lập kế hoạch bữa ăn, bạn sẽ tiết kiệm được không ít tiền.
2. Mua cà phê, đồ uống mỗi ngày
Các quán cà phê, trà sữa có phải là điểm đến quen thuộc của bạn? Bạn có thường xuyên gặp gỡ bạn bè ở các quán cà phê hay ghé qua mỗi sáng để gọi một ly khởi đầu ngày mới?
Tuỳ thuộc vào đồ uống bạn chọn song rất có thể bạn đang chi ra 30-50 nghìn đồng cho đồ uống mỗi ngày, số tiền này tương đương với hơn 10 triệu đồng trong 1 năm. Một con số hoàn toàn không hề nhỏ!
Cách tiêu tiền khôn ngoan:
Nếu bạn là tín đồ của cà phê hay trà sữa, hãy cân nhắc đến việc tự pha ở nhà. Sự thật là không tốn nhiều thời gian để bạn có thể tự chuẩn bị đồ uống cho mình mà số tiền tiết kiệm được lại không hề nhỏ. Bạn cũng có thể nghĩ đến việc đầu tư một chiếc máy pha cà phê nếu như cà phê là món đồ uống không thể thiếu mỗi ngày.
Sẽ tốt hơn khi bạn dần điều chỉnh thói quen của mình sang uống nước lọc hay các thức uống lành mạnh khác như trà xanh... Ban đầu bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu thiếu khi phải cắt giảm lượng đường từ đồ uống nhưng khi đã quen với thói quen mới, bạn sẽ nhận ra những thay đổi tích cực bên trong mình.
3. Mua quần áo bạn không mặc
Hãy tìm trong tủ quần áo của bạn ngay bây giờ xem có bao nhiêu bộ quần áo còn nguyên mác mà bạn chưa bao giờ mặc tới hay có bao nhiêu bộ bạn chỉ mặc đúng 1 lần và không còn ý định sử dụng nữa?
Mọi người thường chi rất nhiều tiền cho quần áo, giày dép và phụ kiện mà bản thân không hề mặc đến. Có thể bạn sẽ biện minh rằng chỗ tiền đó không đáng bao, chỉ vài trăm nghìn mỗi tháng nhưng khi dừng lại để suy nghĩ kỹ càng hơn, bạn sẽ nhận ra số tiền khổng lồ mà mình đã lãng phí vào tủ quần áo.
Lãng phí 500 nghìn cho quần áo (giày dép và phụ kiện) trong 1 tháng tương đương với 6 triệu đồng trong 1 năm. Đó có thể là một vấn đề lớn, khiến tài khoản tiết kiệm của bạn mãi vẫn khiêm tốn.
Cách tiêu tiền khôn ngoan:
Trước khi đi mua sắm, hãy dành chút thời gian để dọn dẹp lại tủ quần áo của bạn, xác định những thứ bạn không mặc đến hoặc không phù hợp. Đừng ngại cân nhắc việc bán những món đồ này đi để kiếm thêm tiền và sau đó sử dụng chúng một cách hữu ích hơn như đầu tư cho một chuyến đi hoặc khoá học nâng cao nghiệp vụ.
Tiếp theo, lập danh sách tất cả những thứ mà bạn cần có trong tủ quần áo của mình, như những món đồ cơ bản bạn cần có hay thứ bạn thường xuyên mặc nhưng đã sờn hoặc quá cũ. Danh sách đó sẽ là kim chỉ nam cho lần đi mua sắm tiếp theo của bạn thay vì mua mà không có kế hoạch trước.
Cuối cùng, hãy xây dựng ngân sách mua sắm của bạn và tạo một tủ quần áo con nhộng với các trang phục cơ bản có thể kết hợp dễ dàng với nhau. Một món đồ chất lượng cao sẽ xứng đáng để mua hơn một món đồ giá rẻ khi bạn có thể sử dụng chúng nhiều lần.
4. Mua sắm khi bạn thấy buồn chán
Một thói quen xấu phổ biến về tiền bạc là mua sắm khi bạn cảm thấy buồn chán. Đó là một giải pháp mà nhiều người đã chọn khi tâm trạng không ổn với suy nghĩ rằng việc tiêu tiền sẽ khiến mình cảm thấy tốt hơn.
Thực tế thì những món đồ vật chất có thể khiến bạn cải thiện tâm trạng lúc đó nhưng cảm giác có được đồ mới nhanh chóng qua đi còn tiền đã tiêu của bạn thì không thể lấy lại. Lựa chọn này đang thực sự gây ra nhiều vấn đề hơn vì bạn đang tiêu tốn ngân sách của mình hoặc tệ hơn là vay nợ để mua những thứ không thực sự cần thiết.
Cách tiêu tiền khôn ngoan:
Để ngăn bản thân khỏi việc chi tiêu một cách phù phiếm như vậy, hãy bắt đầu viết nhật ký chi tiêu. Ghi lại các giao dịch của bạn và cảm xúc bạn cảm thấy khi mua thứ gì đó có thể giúp bạn học cách quản lý tiền một cách khôn ngoan và giúp bạn nhận thức được thói quen của mình.
Khi cảm thấy tâm trạng không ổn, nhớ rằng bạn có nhiều cách để cải thiện tâm trạng mà không hề tốn kém. Bạn có thể đọc sách, nấu ăn, gọi điện cho người thân hay đi dạo cùng bạn bè... Tất cả các hoạt động này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và tốt cho cả ví của bạn.
5. Không có ngân sách hàng tháng
Nếu bạn luôn tự do trong việc tiêu xài, muốn là mua hoặc nghĩ mình có thể trả được là mua và không có ngân sách hàng tháng thì đã đến lúc bạn dừng lại và lập ngân sách cho riêng mình.
Việc chi tiêu nhiều hơn những gì mình kiếm được bởi không có kế hoạch cho những đồng tiền đó sẽ khiến bạn gặp phải gánh nặng tài chính sau này.
Cách tiêu tiền khôn ngoan:
Hãy lập ngân sách và theo dõi chi tiêu của bạn. Đó chính là cách để quản lý tiền bạc khôn ngoan. Có rất nhiều phương pháp lập ngân sách và chỉ với một chút thời gian, bạn có thể tìm ra phương pháp lập ngân sách phù hợp nhất với mình. Tình hình tài chính của mỗi người là khác nhau, hãy tìm một phương pháp lập ngân sách mà bạn thấy dễ gắn bó nhất để có thể trở nên hiểu biết hơn về tài chính.
Chi tiêu và quản lý tiền của bạn một cách khôn ngoan
Học cách quản lý tiền bạc khôn ngoan là điều cần thiết để bạn có thể đạt được thành công về mặt tài chính. Theo dõi chi tiêu, bám sát ngân sách và tiết kiệm tiền là những bước quan trọng để bạn quản lý tiền bạc.
Còn làm 8 điều này là bạn còn lãng phí tiền mỗi ngày mà không nhận ra Biết những điều này là cách để bạn có thể dễ dàng cắt giảm chi phí và tiết kiệm được nhiều hơn. Việc xem xét các khoản chi hàng tháng sẽ giúp bạn xác định đâu là chỗ mình nên cắt giảm chi tiêu. Sự thật là bạn có thể cắt giảm rất nhiều khoản chi mà không làm ảnh hưởng quá nhiều...