Vợ mất, tôi không nói chuyện với con trai vì 1 lý do, ngoài 60 tuổi đi du lịch sau khi bán căn nhà thành phố trị giá 29 tỷ đồng
Vì 1 mâu thuẫn mà người đàn ông Trung Quốc “từ mặt” con trai duy nhất của mình. Câu chuyện này hiện đang nhận được sự chú ý trên diễn đàn Toutiao (Trung Quốc).
Khi nghỉ hưu, các bậc phụ huynh thường mong muốn có được 1 cuộc sống yên bình bên con cháu. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với chú Lý, 1 người đàn ông đã nghỉ hưu đến từ Trung Quốc. Cuộc sống của người này tưởng như yên bình nhưng lại xuất hiện nhiều mâu thuẫn khó hòa giải.
Dưới đây chính là chia sẻ của chú Lý về cuộc sống hưu trí của mình.
Sống cùng con khi về hưu nhưng bất hòa
Tôi năm nay đã ngoài 60 tuổi, vốn có cuộc sống vô cùng đủ đầy và hạnh phúc. Làm bác sĩ quân y hơn 30 năm, khi về hưu tôi có 1 khoản lương hưu không nhỏ. Sau nhiều thập kỷ cống hiến với ngành y, tôi cũng xây dựng 1 tổ ấm hạnh phúc, đủ đầy, nuôi con ăn học theo nguyện vọng của con.
Sau khi nghỉ hưu, tôi và vợ đã hứa hẹn rất nhiều điều. Chúng tôi chưa từng đi du lịch tận hưởng cuộc sống mà chủ yếu dành thời gian cho gia đình. Vì thế, đây là lúc thích hợp nhất để cả 2 bắt đầu sống 1 cuộc sống nhàn hạ, thú vị. Tôi hẹn vợ tới Hải Nam, Tây Tạng, Tân Cương… sau đó sẽ ra nước ngoài du lịch.
Thế nhưng, vào 1 ngày đi du lịch vợ tôi bất ngờ bị tai nạn. Dù là bác sĩ nhưng tôi cũng không thể cứu vợ vì tai nạn quá nghiêm trọng. Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, vợ tôi trở thành người thực vật. Thời gian ấy, tôi ở viện suốt ngày, suốt tháng. Con trai và con dâu vì bận công việc nên chỉ có thể vào thăm mẹ vào khung giờ nhất định. Tôi cũng không có ý bảo các con phải ở lại chăm mẹ vì biết chúng áp lực chuyện công việc và con cái.
Người đàn ông cô đơn sau khi vợ mất. Ảnh minh họa: Internet
Sau 1 thời gian ngắn, vợ tôi qua đời, cả nhà đều rất đau lòng. Con trai còn khuyên tôi về ở với con thay vì sống 1 mình. Thấy điều con nói hợp lý, tôi dọn đồ đạc về sống cùng con. Thường ngày tôi không phải làm gì nhiều, chủ yếu chơi với cháu nội, đưa cháu đi học và đón về. Vì các con không có nhà nên buổi trưa tôi phải tự nấu nướng và ăn 1 mình, tới tối cả nhà mới tụ họp đông đủ.
Chuyện sẽ không có gì xảy ra nếu như ngày hôm đó cháu nội tôi không mải chạy nhảy và gặp tai nạn. Trước đó dù tôi đã dặn cháu trai không được chạy ra đường nhưng đứa trẻ ngỗ nghịch vẫn làm trái ý. Dù không ảnh hưởng gì nhiều tới sức khỏe nhưng cháu tôi hoảng sợ và khóc lóc thảm thiết, khiến con trai vô cùng tức giận.
Chưa kịp hỏi han cho rõ câu chuyện, con trai đã lên tiếng trách móc tôi. Nó buông lời lẽ nặng nề, cho rằng tôi không có trách nhiệm với cháu khiến tôi suy nghĩ suốt mấy đêm liền không ngủ.
Sau chuyện đó, tôi nói với con trai và con dâu rằng mình muốn về nhà sống 1 mình vì không muốn dựa dẫm vào chúng. Tôi nghĩ rằng nếu như chung sống với con cái sẽ rất dễ phát sinh mâu thuẫn, nên tốt nhất là chọn ở riêng ngay từ đầu.
Video đang HOT
Quyết bán căn nhà với giá 29 tỷ đồng, không liên lạc với con
Khi về nhà sống, tôi tiếp tục đam mê du lịch, thăm thú những vùng đất mới. Những người từ 60 tuổi trở lên trong cùng khu phố tôi sống đã lập nhóm để cùng đi du lịch muôn nơi, để đảm bảo an toàn cho tất cả thành viên.
Trong nhóm này, tôi có quen 1 người phụ nữ trạc tuổi mình. Sau nhiều lần trò chuyện, tôi phát hiện chồng cô ấy đã mất nhiều năm trước, giờ cũng đang sống 1 mình, tự lo cho bản thân. Xét thấy cô ấy có nhiều điểm tương đồng, bản thân cảm thấy có thể tin tưởng được. Tôi cũng nghĩ rằng mấy năm nữa sức khỏe mình cũng sẽ đến lúc suy giảm, xuống dốc. Lúc đó nếu như không có 1 người bên cạnh, chăm sóc lẫn nhau thì thật cô đơn và khổ sở. Nay con cái đã có cuộc sống riêng, tốt nhất mình nên lựa chọn hướng đi tốt nhất cho mình, phòng khi già yếu ốm đau.
Sau khi vợ mất 3 năm, tôi hẹn gặp con trai tại nhà và nói với con nghe về người phụ nữ mình đã quen biết, tìm hiểu. Tôi kể cho con nghe về người này và nói ra những suy nghĩ, mong muốn của mình. Thế nhưng lúc này con trai lại gạt phắt đi, nói rằng tôi không nên tiến tới với ai cả. Thay vào đó nếu chuyển đến ở cùng các con tôi sẽ được chăm sóc chu đáo, không cần lo gì cả.
Tôi khá bất ngờ khi nghe ý kiến của con trai. Trước đó, tôi đã phải về nhà sống 1 mình để tránh xảy ra mâu thuẫn, xích mích. Thế nhưng con trai vẫn nghĩ rằng các con có thể chăm sóc tốt cho tôi và gia đình không cần thêm người nào cả. Thậm chí, khi có mặt người phụ nữ kia, con trai cũng không hề nể mặt tôi, cứ ra sức phản đối. Hành động của con khiến tôi vô cùng thất vọng. Kể từ ngày đó, tôi không chủ động gọi điện cho con trai, dĩ nhiên tôi cũng không nhận về cuộc gọi nào cả.
Con trai không ủng hộ chú Lý tái hôn. Ảnh minh họa: Internet
Sau này, chúng tôi bàn bạc với nhau rằng sẽ bán ngôi nhà ở thành phố đi và tới nhiều nơi tận hưởng cuộc sống mới. Tôi rao bán trên nền tảng online và tiếp cận được khá nhiều khách hàng. Cuối cùng, căn nhà ở thành phố có 2 phòng ngủ, rộng gần 90m2 được bán với giá 8,9 triệu NDT (khoảng 29 tỷ đồng). Chúng tôi trích 1 khoản tiền để đi du lịch dài ngày, thậm chí có thể kéo dài nhiều năm. Số tiền còn lại tôi quyết định gửi vào ngân hàng để sau này dưỡng già, không phải sống phụ thuộc vào ai.
Hiện tại tôi vẫn thấy quyết định của mình là đúng đắn. Nếu như chúng ta không lo lắng cho cuộc đời của chính mình thì thực sự có lỗi với bản thân. Khi về già, tốt nhất mỗi người nên sống thật với lòng mình và có đủ tiền bạc để đảm bảo không sống cuộc đời khó khăn, trắc trở.
7 cách giúp trẻ bình tâm khi cha mẹ ly hôn
Ly hôn là chuyện buồn đối với cả cha mẹ và con cái. Sự chia rẽ khiến mọi thành viên trong gia đình đều cảm thấy mất mát, lo lắng tột cùng.
Trẻ em cũng cảm thấy rất lo lắng khi chung sống với sự bất hòa liên tục của cha mẹ. (Ảnh: ITN).
Để có thể bù đắp và hỗ trợ con cái một cách tốt nhất, cha mẹ cần phải giải quyết những cảm xúc của chính mình.
Cha mẹ nên nhận ra rằng, kết hôn là một trong những điều khó thực hiện nhất trên đời và 50% các cuộc hôn nhân dẫn đến... ly hôn. Dẫu vậy, ly hôn không có gì phải xấu hổ. Trong nhiều trường hợp, tốt hơn là người trong cuộc nên cắt đứt mối quan hệ gây đau buồn.
Trẻ em cũng cảm thấy rất lo lắng khi chung sống với sự bất hòa liên tục của cha mẹ. Trong nhiều tình huống, chúng còn phát triển tốt hơn khi mối quan hệ của cha mẹ, dù đã ly hôn, vẫn ở trong trạng thái lành mạnh.
Nếu cha mẹ chấp nhận cảm xúc và mong muốn của con và coi đó là một phần tự nhiên của cuộc sống, họ có thể giúp con vượt qua khó khăn.
Dưới đây là một số chiến lược nhằm xử lý những thách thức đối với con cái sau khi cha mẹ ly hôn:
Giải thích việc ly hôn một cách đơn giản và dễ hiểu
Khi có thể, cả cha và mẹ nên nói chuyện với nhau và tìm cách giải thích tình huống với con, sau đó cùng con thảo luận.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể giải thích: "Mẹ và bố suốt ngày cãi nhau và điều đó khiến tất cả chúng ta không vui. Bố mẹ đã quyết định sẽ tốt hơn cho tất cả chúng ta khi mỗi người đều có không gian riêng."
Cam kết yêu thương con
Hãy trấn an con rằng con sẽ luôn có tình yêu thương của cả cha và mẹ, đồng thời giải thích mọi việc sẽ diễn ra như thế nào.
Chẳng hạn, "Con sẽ dành cuối tuần với bố. Thời gian còn lại con sẽ ở với mẹ." Việc lên lịch sớm cũng giúp bọn trẻ yên tâm hơn rằng chúng sẽ có thời gian với cả bố và mẹ.
Nói về những cảm xúc mà trẻ cảm thấy một cách tự nhiên
Đôi khi những đứa trẻ giữ cảm xúc của chúng trong lòng vì chúng không muốn làm cha mẹ buồn. (Ảnh: ITN).
Bạn có thể giải thích: "Việc cảm thấy buồn và tức giận về việc bố mẹ ly hôn là điều bình thường. Những cảm giác này rất khó để giải quyết một mình. Khi con cảm thấy tức giận hay buồn bã, hãy nói với mẹ hoặc bố'.
Đôi khi những đứa trẻ giữ cảm xúc của chúng trong lòng vì chúng không muốn làm cha mẹ buồn. Thường xuyên kiểm tra với con bằng cách hỏi: "Con cảm thấy thế nào về việc bố mẹ ly hôn?"
Trấn an con rằng việc ly hôn không phải lỗi của chúng
Trẻ em có xu hướng "tự cho mình là trung tâm" và tin rằng hành vi hoặc suy nghĩ của chúng gây ra những sự việc tồi tệ. Chúng cần biết rằng người lớn đã đưa ra quyết định này dựa trên mối quan hệ của họ và điều đó không liên quan gì đến con trẻ.
Tránh nói xấu hoặc đổ lỗi cho người cũ
Trẻ em thương yêu và cần cả cha lẫn mẹ. Đối với chúng, cha và mẹ đều có giá trị, vì thế, nói xấu hoặc đổ lỗi cho nhau là điều cấm kị sau ly hôn.
Tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp
Trẻ em cũng thu được rất nhiều lợi ích khi tự nói chuyện với nhà trị liệu. (Ảnh: ITN)
Sẽ rất hữu ích nếu bạn làm việc với một chuyên gia nuôi dạy con cái, hoặc một nhà trị liệu gia đình có kinh nghiệm về ly hôn và có thể hướng dẫn bạn cách xử lý những tình huống khó khăn phát sinh.
Trẻ em cũng thu được rất nhiều lợi ích khi tự nói chuyện với nhà trị liệu. Chúng thường tự do bày tỏ cảm xúc mà chúng nghĩ sẽ làm tổn thương cha mẹ mình.
Cho con thấy cuộc sống vẫn sẽ ổn
Hãy ý thức rằng khi một gia đình sắp ly dị, con cái có thể nổi loạn hoặc có biểu hiện bất thường. Không có gì lạ khi trẻ tè dầm hoặc không chịu nghe lời. Chúng sẽ cần thêm thời gian để thích nghi, từ đó cha mẹ mới có thể hỗ trợ và giao tiếp cởi mở.
Theo thời gian, các triệu chứng này sẽ biến mất khi trẻ thích nghi với những thay đổi. Lập kế hoạch cho một số sự kiện gia đình yêu thích sẽ mang lại cho bọn trẻ cảm giác rằng cuộc sống sẽ diễn ra như bình thường.
Vợ chồng bất hòa hay xảy ra cãi vã, mẹ chồng đã hối hả đi tìm mối cho con trai lấy vợ mới Mẹ chồng không hàn gắn cho vợ chồng tôi thì thôi lại còn làm những việc thúc đẩy tôi và chồng sớm ly hôn. Tôi kết hôn được 8 năm, nhưng hôn nhân của tôi rạn nứt từ 2 năm nay, cả tôi và chồng ngày càng bộc lộ những điểm không hợp nhau, mỗi người mỗi kiểu. Sau nhiều ngày căng thẳng,...