Vợ luôn gây cho tôi căng thẳng mỗi khi đi làm về
Vợ tôi thay đổi nhiều, cứ có chuyện gì là đến bữa không ăn cơm, chửi con trong lúc ăn cơm.
Tôi 30 tuổi, lập gia đình được 7 năm, vợ 26 tuổi. Tính vợ ít nói nhưng khi nói với người nhiều tuổi hay ít tuổi thì cô ấy đều nói trống không. Tôi đã nhắc nhở nhưng vợ vẫn chứng nào tật đó. Hồi mới cưới, chúng tôi thỉnh thoảng có va chạm cũng dễ hiểu vì chưa quen với cuộc sống gia đình và sự ràng buộc, hồi đó tôi chưa biết nghĩ và lo đến cuộc sống gia đình, ham vui với bạn bè. Nhiều khi tôi đi nhậu nhưng chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với vợ cũng như chưa qua đêm bên ngoài, muộn thì cũng 11 giờ đêm là tôi có mặt ở nhà. Vợ tôi kiểu gì cũng gây sự rồi giận mấy ngày không nói chuyện. Lúc chúng tôi có em bé đầu, tôi ít nhậu hơn, lo gia đình nhiều hơn. Đến khi có đứa thứ hai tôi càng ít nhậu, cùng lắm 2 tháng mới tu tập bạn bè một lần vì còn lo cho cuộc sống gia đình.
Trước giờ vợ và mẹ tôi không hợp tính nên chưa giờ nói chuyện với nhau quá một phút. Mới đây mẹ tôi có nhờ anh nhà bác chở đi khám, khi đó tôi đi làm xa, vợ phải bán hàng ngoài chợ. Tối hôm đó vợ gọi điện cho tôi nói: “Giờ mẹ anh có ốm như thế nào tôi cũng không hỏi đến”. Tôi im lặng. Tôi biết mẹ sai khi không nói với vợ tôi nhưng hôm trước khi tôi đi làm, mẹ có nói với tôi, cũng có mặt vợ tôi ở đó. Vợ tôi thay đổi nhiều, cứ có chuyện gì là đến bữa không ăn cơm, chửi con trong lúc ăn cơm. Tôi buồn chán, mỗi ngày đi làm về mệt, muốn ăn cơm cùng gia đình nhưng nghĩ tới việc đó lại chẳng muốn ăn. Tôi phải làm gì với vợ mình đây?
Theo vnexpress.net
Phụ nữ dù ăn cơm ngon, mặc áo đẹp chưa chắc đã hạnh phúc!
"Em cứ ở nhà chăm lo cho con cho gia đình, cả thế giới cứ để anh lo", nghe đến đây nhiều người cứ nghĩ tôi sướng, thế nhưng với tôi đó là một nỗi khổ "to đùng".
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng tôi sướng không biết đường mà hưởng khi có một anh chồng tài giỏi, thương vợ con và lại "điển trai" nữa. Thế nhưng tôi không muốn sống an phận trong một cái tổ kén vo tròn.
Chính vì lẽ đó mà từ khi sinh con tới giờ sự bất đồng quan điểm này của tôi và chồng vẫn chưa có hồi kết. Anh hết ngon ngọt rồi đến cáu gắt khi tôi không bao giờ đồng tình với quan điểm của anh: "Em cứ ở nhà chăm lo cho con cho gia đình, cả thế giới cứ để anh lo".
Tôi tin rằng với khả năng và sự cố gắng của mình, tôi không những không bỏ bê gia đình, con cái để lao đi làm mà có thể làm tốt cả hai. Vậy tại sao tôi lại phải ở nhà chăm con?
Hầu hết mọi cuộc cãi vã của vợ chồng tôi đều xuất phát từ nguyên nhân bất đồng quan điểm. Thực sự nhiều khi vợ chồng căng thẳng cũng chẳng vì lý do to tát. Chỉ là tôi nhận ra, tôi không thể sống mãi trong sự bao bọc của chồng được.
Nhiều người xung quanh, thậm chí bạn bè nhìn vào tôi đều dè bỉu cho rằng tôi ngu dại, không biết gì, sung sướng mà không biết hưởng lại còn làm màu,...
Thế nhưng mỗi người mỗi khác. Quan điểm của tôi là nếu không được vận động, chỉ ngồi im một chỗ sống trong sự bao bọc của của người khác, trong khi tôi có đủ khả năng làm việc thì đó là một nỗi khổ chứ chẳng phải sung sướng.
Cũng giống như con ngựa được tự do trong môi trường tự nhiên nhưng rồi lại bị xiềng xích kìm hãm vậy. Thế nên từ khi sinh con, tôi luôn phải đấu tranh để được đi làm. Vì việc này mà tôi không thấy mình sướng, còn thấy khổ là đằng khác.
Ngày tôi mang bầu, chồng vẫn khuyên vợ ở nhà để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhưng tôi vẫn đấu tranh để bảo vệ quan điểm của mình. Tôi vẫn đi làm đến tận sát ngày sinh. Tôi trân trọng sự yêu thương, quan tâm và muốn bảo vệ, chăm lo cho vợ con thật tốt của chồng. Nhưng đôi khi sự yêu thương, lo lắng không cùng chiều với quan niệm hạnh phúc của người khác thì lại trở nên vô nghĩa. Chính điều này tạo nên hiềm khích, xích mích trong cuộc sống vợ chồng tôi.
Tôi biết, dù tôi có nằm ôm con từ sáng đến đêm, rồi từ đêm đến sáng thì chồng tôi vẫn chăm lo tốt mọi việc. Đối với nhiều người thế là hạnh phúc, là cuộc sống viên mãn nhưng nếu cuộc sống có như vậy thì thật sự rất vô nghĩa, một nỗi khổ,... Mà tôi nhất định sẽ phải đấu tranh chứ không bao giờ chấp nhận.
Tôi cũng tốt nghiệp đại học như ai nên muốn cống hiến khả năng, trí óc của mình, để có một chỗ đứng trong xã hội, giá trị của tiếng nói trong gia đình cũng được đề cao hơn. Hạnh phúc của tôi muốn xây dựng viên mãn hơn bằng cách được làm việc thì có gì là sai cơ chứ. Đôi khi hạnh phúc của con người ta chỉ đơn giản mà sao khó để đạt tới vậy.
Tôi vẫn sẽ đấu tranh để ngày mai đây khi con lớn một chút tôi lại có thể ra ngoài để làm việc, để sống là chính mình. Tôi chắc chắn sẽ không khoan nhượng trong cuộc chiến được đi làm sau sinh. Và khi đó mới là lúc tôi sống đúng với con người mình, bằng tất cả nhiệt huyết của mình để đến khi chân mệt, gối mỏi không bao giờ ân hận vì đã đứng và đi bằng đôi chân của chính mình.
Theo Emdep