Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là gì?
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là hiện tượng khá phổ biến. Vậy vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là gì? Có nguy hiểm không và cần chữa trị như thế nào
Rất nhiều phụ huynh lo lắng khi các bác sĩ kết luận con mình mắc vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì. Vậy hiện tượng vô kinh thứ phát ở lứa tuổi này là gì và cách điều trị ra sao?
1. Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là gì?
Vô kinh thứ phát được định nghĩa là hiện tượng mất kinh từ 3 đến 6 chu kỳ liên tiếp với nữ giới đã có kinh nguyệt trước đó.
Vô kinh thứ phát có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau: Bé gái trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ dưới 25 tuổi, chị em thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, luyện tập thể thao quá mạnh, đối tượng phụ nữ ăn uống không khoa học…
Theo đó, vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là hiện tượng bé gái ở độ tuổi này dù đã hành kinh trước đó nhưng lại mất kinh từ 3 đến 6 tháng liên tiếp.
Các bác sĩ cho biết, vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe và chức năng sinh sản.
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là hiện tượng bé gái ở độ tuổi này dù đã hành kinh trước đó nhưng lại mất kinh từ 3 đến 6 tháng liên tiếp – Ảnh Internet.
2. Nguyên nhân gây vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì có thể do những nguyên nhân dưới đây:
- Rối loạn nội tiết, rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, sự phát triển bất thường của bộ phận sinh dục.
- Yếu tố thần kinh tâm lý: Nếu như trong độ tuổi dậy, các bé gái bị streess, mắc xúc động mạnh về tinh thần, vui buồn khá mức hay mắc những bệnh về tinh thần kinh, động kinh, tâm thần phân liệt…
Video đang HOT
- Yếu tố dinh dưỡng: Kinh nguyệt của bé gái có đều hay không cũng bị tác động vô cùng lớn bởi chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu các bé gái có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, chưa hợp lý, chán ăn, thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các khoáng chất như sắt, kẽm…thì rất dễ bị vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì (Ảnh: Internet)
- Tác dụng phụ của thuốc: Trong trường hợp các bé gái bị mắc nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính như thương hàn, phát ban, lao… nên sử dụng thuốc để trị, khi này mắc vô kinh thứ phát có thể là do tác dụng phụ của thuốc điều trị các loại bệnh này.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì cũng có thể là do các thủ thuật cắt tử cung, dò bàng quang âm đạo, buồng trứng giảm tiết estrogen, tăng tiết androgen, buồng trứng có khối u
3. Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều cha mẹ. Các bác sĩ cho biết, những người mắc vô kinh thứ phát thì chu kỳ rụng trứng sẽ bị rối loạn, từ đó ảnh hưởng tới việc thụ thai và chức năng sinh sản.
Các bác sĩ cho biết, vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là vấn đề vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe bé gái. Theo đó, trong trường hợp vô kinh thứ phát nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tình trạng mất kinh hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ vĩnh viễn mất đi khả năng làm mẹ.
Vì thế, ngay khi bị mất kinh, nghi ngờ vô kinh thứ phát, các bé gái cần được đưa đi thăm khám để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản của bé gái – Ảnh Internet.
4. Cách điều trị vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì
Để tránh những tác động tiêu cực, tới sức khỏe sinh sản của các bé, khi bé gái bị mất kinh liên tục trong vòng 3 – 6 chu kỳ, cha mẹ nên đưa bé đến khám ở các phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ xét nghiệm, chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Cần lưu ý, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé gái sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh xảy ra các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Thông thường, khi người bệnh được chẩn đoán vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để xử lý các vấn đề rối loạn hormone. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật.
Với những người bệnh mắc vô kinh thứ phát dạng nhẹ có thể tham khảo một số phương pháp điều trị tại nhà. Cụ thể:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống đủ chất, giữ cơ thể khỏe mạnh.
- Tránh muộn phiền, căng thẳng.
- Tập thể dục với cường độ vừa phải, phù hợp, không tập quá sức.
Kinh nguyệt là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe sinh sản của các bé gái. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm, tâm sự với các bé. Khi các bé vô kinh, cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để kiếm tra, tránh để lâu, ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.
Các bậc phụ huynh cần lưu ý, tất cả các vấn đề trục trặc về kinh nguyệt, nhất là vô kinh thứ phát ở tuổi dậy phải bắt buộc quan tâm hỏi han để các bé chia sẻ để từ đó đi thăm khám và điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó, việc tự ý cho trẻ sử dụng thuốc Tây y hoặc thuốc tránh thai để điều trị tình trạng vô kinh thứ phát là điều vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân là vì thuốc tránh thai hàng ngày cũng là thuốc nội tiết. Khi cho bé sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày, thời gian đầu trẻ sẽ thấy vòng kinh đều hơn nhưng đây chỉ là vòng kinh giả. Các bác sĩ cho biết, nếu uống nhiều loại thuốc này , các bé có thể bị vô sinh, cướp mất thiên chức làm mẹ khi tuổi đời còn rất trẻ.
Như vậy, vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì do nhiều nguyên nhân gây ra và tình trạng này đặc biệt nguy hiểm, tác động tiêu cực tới khả năng sinh sản của bé gái. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên quan sát, tâm sự với các bé, phát hiện ra những bất thường trong vấn đề kinh nguyệt của con để thăm khám và điều trị kịp thời.
Con trai tuổi teen ăn nói ỏn ẻn, nhắn tin mùi mẫn với người cùng giới, nên chỉnh thế nào?
Nhiều phụ huynh khi thấy con có bất thường về cách ăn mặc, giọng nói, tính cách là lo lắng có vấn đề về giới tính. TS.BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe Vị Thành niên (BV Nhi Trung ương) sẽ giải đáp thắc mắc này.
Chào bác sĩ!
Tôi có vấn đề này rất mong được bác sĩ tư vấn giúp ạ. Con trai tôi 15 tuổi, thời gian gần đây cháu có những biểu hiện tâm lý khá khác thường. Cụ thể, tôi phát hiện cháu nhắn tin cho bạn cùng giới với những câu từ rất mùi mẫn như: "Cậu có thích tớ không?", rồi còn hẹn hò đi công viên chơi...
Đặc biệt, cháu cũng thay đổi cách ăn mặc như mặc đồ lòe loẹt, để tóc dài, hay e thẹn, ăn nói ỏn ẻn như con gái. Tôi rất lo cháu bị lệch lạc về giới tính, rất mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.
TS.BS Đỗ Minh Loan
Trước hết, khi nói về giới có 4 khía cạnh cần phải bàn đến:
Thứ nhất là giới tính khi sinh ra như thế nào? Điều này sẽ dựa vào nhiễm sắc thể, cơ quan sinh dục trong và ngoài như nam thì có dương vật, tinh hoàn, còn nữ thì có âm đạo để xác định. Hay khoa học còn gọi là giới tính sinh học của mỗi người.
Thứ hai là bản dạng giới, đó chính là suy nghĩ của mỗi người là nam hay nữ. Có trường hợp giới tính sinh học là nam nhưng lại luôn suy nghĩ mình là nữ và đang mượn thể xác của một bạn nam để tồn tại mà thôi. Với nhóm này sau này thường sẽ hay chuyển giới.
Thứ ba đó là thể hiện giới, đó chính là những cái thể hiện ra bên ngoài như cách ăn mặc, đầu tóc, tác phong ra sao, cách nói năng thế nào?... Đó chỉ là cách thể hiện giới và chỉ thể hiện ra bên ngoài, chứ thực tế bên trong không thay đổi, điều này không quá đáng lo ngại. Nếu như miêu tả thì trường hợp con bạn đang ở nhóm này.
Thứ tư đó là tính dục, có nghĩa là khi thể hiện giới thì có thể là nam nhưng nói năng nhỏ nhẹ, ăn mặc lòe loẹt, còn nữ thì cá tính, thích mạo hiểm, mạnh mẽ... nhưng bên trong thì vẫn bình thường, xu hướng tình dục cũng bình thường theo đúng giới tính sinh học.
Về mặt y học và khoa học thì đây là chuyện rất bình thường, nhưng trong quan hệ xã hội, nhóm những bạn này khi ở độ tuổi vị thành niên sẽ hay bị bạn bè trêu chọc, xa lánh, nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời dễ gặp phải vấn đề về tâm lý.
Có nhiều trẻ vị thành niên được bố mẹ đưa đến khám vì lo ngại bị lệch lạc giới tính. Ảnh tư liệu/Lê Phương.
Thực tế, thời gian gần đây, chúng tôi tiếp nhận nhiều trường hợp cha mẹ phiền muộn về vấn đề giới tính của con và đưa tới khám, đặc biệt phụ huynh rất lo lắng con sẽ là người đồng tính và chuyển giới.
Với các trường hợp tới khám liên quan đến vấn đề này, về mặt y học, với chúng tôi không quá khó khăn để tiếp cận, bởi ngay cả những trường hợp đồng tính, chuyển giới thật thì đó cũng không phải là bệnh, mà chỉ khác về khuynh hướng tình dục hoặc phát triển giới mà thôi. Cái khó khăn nhất với đội ngũ bác sĩ chúng tôi đó là sao để bố mẹ hiểu ra vấn đề và nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Đây là điều không đơn giản.
Đa số các phụ huynh đều không chấp nhận khi con có vấn đề về giới tính, họ đưa con đến viện chỉ mong được khám, được cho thuốc điều trị để trẻ về với đúng giới tính sinh học của mình. Chính suy nghĩ của bố mẹ như vậy sẽ tạo áp lực cho trẻ rất lớn, đặc biệt là một số trường hợp có hành động thái quá như tịch thu điện thoại, ngăn cấm hoạt động... điều đó sẽ khiến trẻ ức chế, thậm chí hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Do vậy, thay đổi nhận thức của gia đình và xã hội về định dạng giới là rất quan trong trong giai đoạn hiện nay. Với phụ huynh, việc quan tâm, giám sát các con là nên làm khi trẻ tuổi vị thành niên, nhưng cũng cần cởi mở, tôn trọng quyền cá nhân (trong chừng mực, giới hạn) của trẻ, nhất là vấn đề liên quan đến giới tính.
Giải đáp 8 câu hỏi về 'vùng kín' của bạn gái tuổi dậy thì Cơ thể các bạn gái tuổi dậy thì có nhiều thay đổi và thắc mắc về vùng kín ở tuổi dậy thì luôn là những câu hỏi khó nói. Dưới đây là giải đáp của BS. Đào Ngọc, Viện Y học ứng dụng Việt Nam về một số câu hỏi mà nhiều bạn gái tuổi dậy thì băn khoăn. 1. Lông vùng kín...