Vô kinh khi sử dụng que cấy tránh thai không phải là bệnh lý
Nhiều phụ nữ lo ngại sử dụng que cấy tránh thai gây ra những thay đổi về kinh nguyệt như rong kinh, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Thực tế, sự thay đổi này không nguy hiểm và không phải là bệnh lý.
Que cấy tránh thai được cấy vào dưới da phía mặt trong cánh tay không thuận.
Dự định kế hoạch 3 – 4 năm, chị Nguyễn Hoàng Yến (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) tính chuyện dùng biện pháp tránh thai dài hạn. Chị chia sẻ: “Ông xã chẳng chịu dùng bao cao su vì cảm giác không thoải mái, tôi lại hay quên uống thuốc nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì ngại phải khám định kỳ thường xuyên. Cứ hoang mang một thời gian dài vì chẳng biết lựa chọn phương pháp nào. Cuối cùng, nhờ chị đồng nghiệp cùng cơ quan mách, tôi đã cấy que tránh thai loại một que dưới da, có tác dụng 3 năm. Sau khi được tư vấn và kiểm tra sức khỏe, bác sĩ dùng thuốc gây tê một vùng nhỏ trên cánh tay. Que cấy tránh thai được cấy vào dưới da chỉ trong vòng vài phút thôi” .
Mặc dù đã được tư vấn về tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi cấy que tránh thai, chị vẫn không khỏi lo lắng khi kinh nguyệt ít dần rồi mất hẳn. Theo chị Yến, nhanh chóng khi cấy và tiện lợi khi sử dụng, nhưng kinh nguyệt cứ ít dần và rồi vô kinh như hiện nay khiến chị lo ngại. Chị trở lại phòng khám để khám lại và được bác sĩ tư vấn. Hóa ra, đây là một hiện tượng bình thường mà rất nhiều phụ nữ đã gặp khi sử dụng que cấy và không phải lo lắng.
Que cấy tránh thai là biện pháp tránh thai tạm thời có chứa nội tiết tố Progestine. Nội tiết tố này sẽ được giải phóng vào cơ thể với liều lượng thấp, vừa đủ để gây ức chế rụng trứng. Vì vậy, người sử dụng có thể thấy ít hoặc không thấy kinh nguyệt. Theo số liệu thống kê, khoảng 38% phụ nữ sử dụng que cấy tránh thai gặp hiện tượng này, chiếm hơn một phần ba số người sử dụng.
Video đang HOT
Que cấy tránh thai là một biện pháp tránh thai lâu dài, hiệu quả cao: đạt 99.95%. Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp đình sản nữ. Que cấy có thể gây ra tình trạng vô kinh, thường là một vài tháng đến một năm sau khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này.
Theo Bác sĩ Trần Đình Chiến (Cố vấn Y tế Cấp cao) với một số phụ nữ thì việc không ra máu kinh hàng tháng sau khi dùng que cấy tránh thai là chuyện bất thường, không hợp với tự nhiên. Nhưng giai đoạn vô kinh tạm thời này không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thậm chí ra ít hoặc không ra máu kinh còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ. Nhiều chị em còn cảm thấy thoải mái để tham gia các hoạt động xã hội khác hoặc chơi các môn thể thao ưa thích.
Ngoài ra, que cấy tránh thai cũng có thể tạo ra sự thay đổi về kinh nguyệt khác, thường trong khoảng 6 tháng đầu tiên, như kinh nguyệt ít hơn, chu kỳ ngắn hơn hoặc rong kinh. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ mất dần sau vài tháng sử dụng. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn… Những triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng có thể sử dụng que cấy tránh thai, bởi nội tiết tố có trong que không ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa mẹ.
Que cấy tránh thai có thời gian tránh thai tạm thời 3-5 năm (tùy theo từng loại). Trong thời gian này, người phụ nữ có thể tháo que cấy bất kỳ thời điểm nào và kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Chị em phụ nữ hoàn toàn có khả năng thụ thai trở lại ngay sau khi tháo que cấy.
Theo Giadinh.net
Vô kinh khi sử dụng que cấy tránh thai không phải bệnh lý
Nhiều phụ nữ lo ngại sử dụng que cấy tránh thai gây ra những thay đổi về kinh nguyệt như rong kinh, kinh nguyệt ít hoặc vô kinh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Thực tế, sự thay đổi này không nguy hiểm và không phải là bệnh lý.
Dự định kế hoạch 3 - 4 năm, chị Nguyễn Hoàng Yến (Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) tính chuyện dùng biện pháp tránh thai dài hạn. Chị chia sẻ: "Ông xã chẳng chịu dùng bao cao su vì cảm giác không thoải mái, tôi lại hay quên uống thuốc nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì ngại phải khám định kỳ thường xuyên. Cứ hoang mang một thời gian dài vì chẳng biết lựa chọn phương pháp nào. Cuối cùng, nhờ chị đồng nghiệp cùng cơ quan mách, tôi đã cấy que tránh thai loại một que dưới da, có tác dụng 3 năm. Sau khi được tư vấn và kiêm tra sưc khoe, bac si dùng thuốc gây tê một vùng nhỏ trên cánh tay. Que cấy tránh thai được cây vào dưới da chỉ trong vòng vài phút thôi" .
Que cấy tránh thai được cấy vào dưới da phía mặt trong cánh tay không thuận.
Mặc dù đã được tư vấn về tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi cấy que tránh thai, chị vẫn không khỏi lo lắng khi kinh nguyệt ít dần rồi mất hẳn. Theo chị Yến, nhanh chóng khi cấy và tiện lợi khi sử dụng, nhưng kinh nguyệt cứ ít dần và rồi vô kinh như hiện nay khiến chị lo ngại. Chị trở lại phòng khám để khám lại và được bác sĩ tư vấn. Hóa ra, đây là một hiện tượng bình thường mà rất nhiều phụ nữ đã gặp khi sử dụng que cấy và không phải lo lắng.
Que cây tranh thai la biện pháp tránh thai tạm thời có chứa nội tiết tố Progestine. Nội tiết tố này sẽ được giải phóng vào cơ thể với liều lượng thấp, vừa đủ để gây ức chế rụng trứng. Vì vậy, người sử dụng có thể thấy ít hoặc không thấy kinh nguyệt. Theo số liệu thống kê, khoảng 38% phụ nữ sử dụng que cấy tránh thai gặp hiện tượng này, chiếm hơn một phần ba số người sử dụng.
Que cấy tránh thai là một biện phap tranh thai lâu dai, hiệu qua cao: đạt 99.95%. Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp đình sản nữ. Que cấy có thể gây ra tình trạng vô kinh, thường là một vài tháng đến một năm sau khi sử dụng. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này.
Theo Bác sĩ Trần Đình Chiến (Cố vấn Y tế Cấp cao, Phòng khám Marie Stopes) với một số phụ nữ thì việc không ra máu kinh hàng tháng sau khi dùng que cấy tránh thai là chuyện bất thường, không hợp với tự nhiên. Nhưng giai đoạn vô kinh tạm thời này không phải là bệnh lý và không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thậm chí ra ít hoặc không ra máu kinh còn giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ. Nhiều chị em còn cảm thấy thoải mái để tham gia các hoạt động xã hội khác hoặc chơi các môn thể thao ưa thích.
Ngoài ra, que cấy tránh thai cũng có thể tạo ra sự thay đổi về kinh nguyệt khác, thường trong khoảng 6 tháng đầu tiên, như kinh nguyệt ít hơn, chu kỳ ngắn hơn hoặc rong kinh. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ mất dần sau vài tháng sử dụng. Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn... Những triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian. Phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng có thể sử dụng que cấy tránh thai, bởi nội tiết tố có trong que không ảnh hưởng đến sự tiết sữa và chất lượng sữa mẹ.
Que cấy tránh thai có thời gian tránh thai tạm thời 3-5 năm (tùy theo từng loại). Trong thời gian này, người phụ nữ có thể tháo que cấy bất kỳ thời điểm nào và kinh nguyệt sẽ dần trở lại bình thường. Chị em phụ nữ hoàn toàn có khả năng thụ thai trở lại ngay sau khi tháo que cấy.
Phương Thảo
Theo VNE
Những bệnh dễ mắc ở bé gái dậy thì Dậy thì ở bé gái đánh dấu bằng hiện tượng thấy kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi thành người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ. Em gái ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ...