Vợ không chịu theo tôi về quê phụng dưỡng mẹ chồng
Vợ tôi không thích về quê, cô ấy nhất định sống ở phố thị, gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam vui vẻ hơn.
ảnh minh họa
Tôi 38 tuổi, ly thân với vợ được 2 năm, con gái 14 tuổi ở với mẹ, con trai 6 tuổi ở cùng tôi. Tôi là con trai trưởng của dòng họ, phải thờ cúng tổ tiên. Bố tôi mất sớm, mẹ đã già. Vợ chồng tôi làm ăn trong Nam cũng hơn 10 năm, kinh tế tạm ổn. Tôi muốn về quê sinh sống và phụng dưỡng mẹ lúc về già nhưng vợ tôi không chịu và không thích ở quê. Vậy là vợ chồng tôi ly thân, con mỗi đứa một nơi. Vì con, tôi khuyên vợ nhưng cô ấy nhất định sống ở phố thị và gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam vui vẻ hơn. Mong chuyên gia cho tôi lời khuyên, có nên tiếp tục với vợ nữa không, vì tôi đã nói hết lời rồi, chỉ vì thương con, mong con được lớn lên trong vòng tay bố mẹ.
Bách
GS.TS Vũ Gia Hiền gợi ý:
Chào bạn Bách,
Video đang HOT
Cuộc sống xưa phải rời quê người ta than “tha phương cầu thực”, nhưng ngày nay xa quê lập nghiệp, tạo danh và xây dựng quê hương trong đó có gia đình. Quan niệm phải ở quê thờ cúng cha mẹ… được hiểu rộng và đa dạng hơn xưa, thế mới là thời kỳ công nghiệp 4.0.
“Tôi là con trai trưởng của dòng họ, phải thờ cúng tổ tiên” là nhiệm vụ của người Việt Nam từ xưa đến nay khi theo đạo ông bà. Nhưng thực tế còn phụ thuộc vào cuộc đời người con trưởng có điều kiện kinh tế không. Vào năm 1945 nhiều người con trưởng cũng bỏ họ, bỏ làng ra đi kiếm sống. Không sống được sẽ không làm được gì cả. Rất tiếc bạn không cho biết kinh tế bạn hiện nay ra sao. Đây mới là điều tôi cần biết để với bạn từ góc độ tâm lý ứng xử. Theo bạn nói kinh tế tạm ổn, vậy về quê có còn ổn định không? Vì khi về quê bạn sẽ phải thay đổi cách làm việc, nơi làm việc và nếu bạn không có dự trữ thì ý tốt lại thành xấu, bởi ngày nay sống ở đâu cũng cần phải có kinh tế.
Việc nữa là vợ chồng bạn đang ở trong Nam, vợ bạn thích sống ở phố thị và gia đình bên ngoại cũng ở trong Nam. Nếu vợ theo bạn về quê, liệu bạn có làm cho cuộc sống cô ấy tốt hơn không? Không ai dại đến mức bỏ điều kiện sinh sống thuận lợi để đi đến nơi khó khăn hơn, trừ khi đó là nhiệm vụ và lý tưởng. Với bạn, nhiệm vụ thờ cúng tổ tiên và phụng dưỡng mẹ già là quan trọng, nhưng khi lấy vợ bạn có nói điều này không? Nếu khi yêu đã nói rõ thì người vợ không giữ lời hứa. Nhưng nếu lúc kết hôn mà không nói hoặc nói nhưng chưa thống nhất, bạn phải xem lại mình có lừa dối không. Con người biết trước việc mình làm mới có lời hứa. Điều này quan trọng lắm vì tâm lý là một quá trình. Nếu bạn làm theo trạng thái tự phát thì phải cẩn thận hậu quả về sau.
Hai bạn đã ly thân tức là thử xem ai thắng ai. Bây giờ bạn đã khuất phục được vợ chưa? Đây là thông tin quan trọng để đo lường cho quyết định của bạn. Bạn nói “Tôi đã nói hết lời” tức là không thể bắt vợ nghe theo mình, vậy thì bạn phải nghe theo vợ hoặc tìm đường khác. Bạn đo tâm lý xem giữa bạn và vợ, ai có thể khuất phục ai, ai yếu thế hơn rồi từ đó tìm ra quyết định. Nhưng bạn thương con, mong con được lớn lên trong vòng tay bố mẹ, phải chăng bạn đang yếu thế hơn? Nếu thực sự bạn thương con thì cần xem ở đây và ở quê, nơi nào các con bạn học tập tốt hơn. Đây là nút để bạn gỡ hoặc thắt. Hơn nữa, con bạn 14 tuổi và 6 tuổi, cháu lớn đã có quyền chọn nơi ở để chuẩn bị lập nghiệp. Con gái bạn chỉ còn 4 năm nữa là trưởng thành, vì thế bạn cần hỏi con gái và thăm dò con trai. Sống vì con thì ý kiến của các con là tiêu chuẩn để mình quyết định. Nếu bạn quyết định hết là độc đoán, gia trưởng. Bạn xem mình ở trạng thái nào.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo mẹ bạn, nói hết thực tế tình cảm và khó khăn để xin ý kiến mẹ xem thế nào. Bạn cũng nên liên hệ với các chú, các bác trong họ để mọi người tham gia cũng là đạo lý. Nếu các con bạn chọn về quê thì tham khảo hướng về cho thuận lợi để có sự giúp đỡ khi về quê. Còn nếu hướng của các con bạn muốn ở lại mà bạn phải theo, hãy nói khó để các chú, các bác thay mặt bạn lo việc dòng họ và chăm sóc mẹ bạn.
Mặt khác, bạn thử xem nếu có thể trở lại hòa thuận với vợ, liệu có đón mẹ vào ở trong này được không? Việc này phải đồng thuận với vợ bạn để có sự thống nhất. Nếu không bạn hãy lo tiền gửi về nuôi mẹ. Mẹ già yếu thì nhờ chú, bác, cô, dì và nhờ người giúp việc chăm mẹ. Bạn làm được như thế sẽ trọn vẹn hơn, còn đang làm như hiện tại là gia trưởng, áp đặt.
Chúc bạn tính toán hợp lý.
Theo VNE
Tôi sẽ bỏ mặc ba nếu ông còn tiếp tục phản bội má
Nếu ba vẫn cặp bồ thì tôi sẽ không lo cho ba nữa, cưới vợ thì tôi chỉ cần má và anh chị em, coi như ba chết rồi.
Ảnh minh họa
Thật sự mang chuyện gia đình lên mạng như thế này cũng chẳng nên chút nào, nhưng sắp tới tôi phải ra một quyết định khó khăn nên sự góp ý của mọi người sẽ giúp tôi rất nhiều, dù thế nào đi nữa cũng cám ơn mọi người trước. Thật sự tôi không hiểu nổi ba mình như thế nào nữa, không có bất kỳ điều gì về ba khiến tôi tự hào cả. Khi má sắp sinh tôi, ba ôm tiền đi theo gái. Má sinh tôi vài bữa là phải đi cấy lúa thuê để kiếm gạo nuôi tôi, đến khi tôi được 5 tuổi là ba quay về, má tha thứ và sống với nhau đến giờ.
Tuổi thơ của tôi là những tháng ngày phải chịu đựng những trận đòn do ba say xỉn ngày này qua ngày khác. Nhà tôi có 7 anh em nhưng mất đi một người vì nghèo quá không có tiền chữa bệnh. Trước khi sinh tôi ra, anh chị tôi từng chứng kiến không biết bao lần cả nhà đi tứ xứ làm thuê, cắt lúa mướn kiếm tiền xong ba lại ôm tiền theo gái. Má tôi thương con mà bấm bụng làm lụng vất vả nuôi anh chị em tôi khôn lớn. Khi máy cắt lúa ra đời, anh chị tôi thất nghiệp, cả nhà về quê cứ canh 12h khuya nước ròng là lên xuồng qua cồn mò hến, đi khuya là bởi vì ban ngày người ta không cho mò, sợ xói mòn đất của họ. Hôm sau vớt lấy ruột hến mang đi bán từ xã này qua xã khác, tất nhiên là đi bộ, sau này mới dám bỏ tiền mua xe đạp.
Rồi má đi xa hơn để bán bánh kiếm tiền nuôi tôi. Khi tôi bắt đầu đi học là anh chị lập gia đình tìm cách tháo chạy khỏi ngôi nhà đó. Ba vẫn say xỉn ngày này qua ngày khác và đánh đập con cái khi có điều gì không vừa lòng. Từ lúc đi học đến lúc ra trường tôi không nhớ mình bị đốt bao nhiêu sách vở, quần áo, xe đạp vì ba nhậu vô đánh mà dám bỏ chạy. Má tôi cũng không ngoại lệ, bị ba vứt quần áo, đồ đạc trong nhà đập tan nát, hôm sau không có một cái chén để ăn cơm, bếp lò củi cũng tan tành phải bắc 3 cục gạch lên nấu. Tôi nhớ có lần ba nhậu xỉn đánh má vì đi bán hàng về trễ. Má tôi bầm mặt rồi buông xuôi cho ba đánh. Tôi còn nhỏ, chỉ biết van xin năn nỉ, ôm ba lại để má không bị đánh.
Chưa dừng lại ở đó, ba còn đi tiểu lên đầu má vì cho rằng má tôi bị ma nhập, đánh mà chỉ im lặng. Chuyện đó đến giờ nhớ lại tôi còn rùng mình sợ hãi. Anh chị tôi cũng bị đánh nhiều lần. Chị tôi vì lỡ dại nên có bầu nhưng người ta vẫn vượt gần 300km về nhà tôi để xin lỗi và hứa sẽ cưới chị, thế mà vẫn bị ba dùng thùng tưới cây đánh đến chảy máu đầu. Hơn 20 năm như vậy, má làm bánh đi bán hết chợ này đến chợ khác kiếm tiền lo cho tôi vào đại học với nuôi ba tôi. Sau này tôi lớn hơn, ba đánh má là tôi can ngăn, xô ra chứ không đánh lại, dần dần sức khỏe yếu không nhậu được nhiều nên ba không còn đánh hay đập phá nữa.
Má phải đi buôn bán cả ngày nhưng việc nhà ba cũng chẳng hề phụ giúp gì, sau này ông ngoại mất, má đau buồn quá và ăn chay trường, cầu mong ông được siêu thoát. Má ăn chay nên ba phải tự nấu ăn, sau này mới phụ rửa được cái chén, nấu được nồi cơm. Cứ tưởng mọi thứ êm xuôi, ba cứ ở nhà với má mỗi tháng tôi về quê một lần biếu tiền ba má, chu cấp hàng tháng, cộng thêm rau quả ở quê là ông bà đủ sống, nào ngờ giờ ba mang bệnh nặng trong người nhưng sau Tết vừa rồi ba lại bỏ nhà đi cả tháng, bỏ má ở nhà một mình nói là đi chữa bệnh, thực chất là theo gái.
Đỉnh điểm tháng 4 vừa rồi má đi hành hương thì ba dẫn bồ về nhà, tôi chặn số ba, kể từ đó không nói chuyện, rước má lên Sài Gòn ở cùng. Má buồn nhiều lắm, tôi biết má thương ba quá nhiều nên ba năn nỉ lên rước về là má đòi về ngay. Ba suốt ngày cứ than đau, nằm chiếu đau nên má lại mua cho cái nệm. Được vài ngày cũng chẳng thấy nệm đâu, nghi là ba mang qua nhà cô bồ. Rồi dần dần cái gì dùng được từ chảo, chăn, bao gạo cũng tự nhiên mất tiêu, hóa ra ba mang qua nhà bồ thật, giờ cứ chạy tới chạy lui như vậy.
Tôi quen bạn gái cùng quê nhưng không dám dẫn về nhà, bạn gái tôi không có ba từ nhỏ, mẹ sinh em ra là ba theo bồ rồi mẹ cô ấy từ luôn, nuôi con một mình tới giờ. Ba tôi mà lăng nhăng thế này coi như thua, là tôi thì tôi cũng không chấp nhận bước chân vào gia đình như thế. Bệnh tình ba tôi ngày một nặng, bác sĩ bảo phải mổ, tôi chỉ ra một điều kiện cho ba là chấm dứt qua lại với cô kia thì toàn bộ chi phí bệnh tật tôi lo hết. Ông không chịu, cũng tránh mặt không gặp tôi. Má nói giờ tôi không lo thì má cũng chạy mượn đầu này đầu kia lo cho ba, rồi lại nai lưng ra đi làm trả nợ.
Vì không muốn má đi làm vất vả nữa tôi đã chuyển tiền về lo mọi thứ, anh chị em cũng chẳng lo được gì, chỉ có tôi thôi. Anh chị đã cực khổ nhiều, tôi cũng không phàn nàn gì, chỉ nhờ mỗi người bỏ ít thời gian ra nuôi bệnh ba, phụ má thôi. Tôi vẫn giữ quan điểm của mình không gặp, không nói chuyện với ba tới khi nào ba thật sự bỏ bồ mà quay về sống với gia đình, một gia đình thật sự. Ba tôi tồi tệ bao nhiêu thì má lại vĩ đại bấy nhiêu. Tình yêu thương của má dành cho con cái, hy sinh cho gia đình không thể đong đếm được, chỉ có yêu ba tôi một cách mù quáng. Nghĩ cũng ngược đời, ai lại đi phàn nàn về việc má yêu ba như thế nào chứ.
Nếu sắp tới khỏi bệnh mà ba vẫn qua lại với người đó thì sau này tôi sẽ bỏ mặc không lo nữa, có cưới vợ thì chỉ cần má và anh chị em là đủ, ba coi như chết rồi. Mọi người có cho tôi là đứa bất hiếu tôi cũng chịu, tôi phải bảo vệ vợ con mình sau này khỏi người cha tồi tệ nhất thế gian.
Theo VNE
Vợ cũ thường nói dối con ốm để lấy tiền của tôi Tôi và vợ cưới nhau được 3 năm thì ly hôn, nguyên nhân là do cô ấy ham chơi, không chí thú việc gì đình, con cái, thường xuyên bỏ con để đi chơi. Khuyên can không được nên tôi quyết định ly hôn. ảnh minh họa Lúc hai vợ chồng ly hôn, con tôi mới chưa tròn 1 tuổi, nên cô ấy...